Đề kiểm tra học kỳ I môn vật lý lớp 8 ( thời gian 45 phút, không kể thời gian phát đề ) năm học: 2014 - 2015

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1059Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn vật lý lớp 8 ( thời gian 45 phút, không kể thời gian phát đề ) năm học: 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn vật lý lớp 8 ( thời gian 45 phút, không kể thời gian phát đề ) năm học: 2014 - 2015
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN PHÚ NHUẬN
TRƯỜNG THCS ĐỘC LẬP 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN VẬT LÝ LỚP 8
( Thời gian 45 phút, không kể thời gian phát đề )
Năm học: 2014 - 2015
Câu 1: (1 điểm)
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào ?
- Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào ?
Câu 2: (2 điểm)
Áp suất là gì? Viết công thức, nêu tên và dơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Một vật có trọng lượng 200 N được đặt trên mặt sàn, diện tích tiếp xúc của vật và mặt sàn là 0,02 m2. Tính áp suất của vật tác dụng lên mặt sàn.
Câu 3: (1 điểm) Vật thứ nhất chuyển động với tốc độ 50 km/h, vật thứ hai chuyển động với tốc độ 23 m/s. Hỏi vật nào đi nhanh hơn?
Câu 4: (1 điểm) Hãy biểu diễn lực có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, có độ lớn F1 = 200 N. Vẽ thêm lực F2 cân bằng với lực F1.
Câu 5: (1 điểm) Ô tô đang chạy, bất ngờ thắng gấp để dừng lại thì hành khách đang ngồi trên ô tô sẽ như thế nào? Giải thích.
Câu 6: (1 điểm) Áp suất của nước biển tác dụng vào một người thơ lặn là 370800 N/m2. hãy tính độ sâu của người thợ lặn so với mặt nước biển. Biết trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300 N/m3.
Câu 7: (3 điểm) Một quả cầu đặc được móc vào lực kế theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 2,5 N. Khi vật nhúng ngập trong nước thì lực kế chỉ 1,5 N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
Tính lực đẩy Acsimet của nước tác dụng lên quả cầu.
Tính thể tích của quả cầu.
Tính trọng lượng riêng của quả cầu.
Đáp án đề thi học kì I LÝ 8 NĂM 2014-2015
Câu 1 : (1 điểm)
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác. (0,5đ)
- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác (0,5đ)
Câu 2 : (2 điểm)
Ap suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép 	(0,25đ)
Công thức áp suất : 
 	(0,25đ)
 F là áp lực ( N ) ; S là diện tích bị ép ( m2 ) ; p là áp suất Pa hay N/m2 (0,5đ)
Áp suất của người lên mặt sàn :
 = 	(1 đ)
Câu 3 : (1điểm)
Vì 23 m/s = 82,8 km/h > 50 km/h nên vật thứ hai chuyển động nhanh hơn.
Câu 4 : (1 điểm)
 100 N
F1
F2
Câu 5: (1 điểm)
Hành khách đang ngồi trên ô tô ngã về phía trước.	(0,5đ)	
Vì khi thắng gấp, xe dừng lại đột ngột phần thân, đầu của hành khách vẫn chuyển động do quán tính nên ngã về phía trước.	(0,5đ)	
Câu 6 : (1 điểm)
Độ sâu của người thợ lặn so với mặt nước biển là :
	h = p :d
	 = 370800 : 10300 = 36 m.
 Câu 7 : (3 điểm)
Lực đẩy Acsimet của nước tác dụng lên quả cầu
	FA = 2,5 – 1,5 = 1 N.	(1đ)
Thể tích của quả cầu
	V = FA :d	
	 = 1 : 10000 = 0,0001 m3.	(1đ)
Trọng lượng riêng của quả cầu
	d’ = P :V
	 = 2,5 :0,0001 = 25000 N/m3.	(1đ)
Có ma trận đề trang 3
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1, MÔN VẬT LÍ LỚP 8.
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TL
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TL
TL
PHẦN I
CƠ HỌC
1.Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ
2.Nêu được ý nghĩa của tốc độ. Nêu được đơn vị đo của tốc độ.
3. Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
4. Nêu được khái niệm lực. Biểu diễn được véc tơ lực.
5. Nêu được hai lực cân bằng là gì. Tác dụng của hai lực cân bằng khi vật đứng yên và khi vật đang chuyển động.
6. Nêu được khái niệm quán tính.
7. Khi nào có lực ma sát. 
20. Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất .
21.Nêu được công thức tính lực đẩy Acsimet và đơn vị đo.
8.Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
9.Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
10.Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều .
11. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực. Nêu được lực là một đại lượng vectơ
12.Nêu được ví dụ về lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ.
23.Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.
24.Nêu được nguyên lí bình thông nhau.
25.Mô tả được cấu tạo của máy nén thủy lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này. 
26.Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển
13.Vận dụng được công thức tính tốc độ .
14.Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
15. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
16.Biểu diễn được vec tơ lực.
17. Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật
27.Vận dụng công thức 
.Vận dụng được công thức 
p = d.h đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
28.Vận dụng được công thức về lực ẩy Ác-si-mét F = V.d
18. Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
19. Vận dụng quán tính để giải thích các hiện tượng trong thực tế.
Số câu hỏi
2
2
2
1
7
Số điểm
2.5
3.5
2.5
1.5
10.0
TS câu hỏi
2
2
3
7
TS điểm
2,5
3.5
4.0
10,0 (100%)

Tài liệu đính kèm:

  • docly8.DL.doc