Đề kiểm tra học kỳ I môn Tiếng việt (Bài đọc) - Năm học: 2018-2019 - Trường TH Tân Hòa 2

doc 4 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 1749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Tiếng việt (Bài đọc) - Năm học: 2018-2019 - Trường TH Tân Hòa 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn Tiếng việt (Bài đọc) - Năm học: 2018-2019 - Trường TH Tân Hòa 2
Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn : Tiếng việt (bài đọc)
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2018 – 2019
Phòng GD&ĐT .
Trường TH TÂN HÒA 2
Họ và Tên:.
Lớp : 5
. 
Điểm
Lời phê của giáo viên
ĐỀ BÀI
A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: 
a. Đọc thầm bài văn sau:
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới : 
Cao Nguyên Mộc Châu
Đã trưa rồi mà cao nguyên Mộc Châu mát lạnh như đầu một mùa xuân nào. Dưới chân tôi và sau tôi một ngày đường là Hà Nội đang nhễ nhại trong tiếng ve sầu và đường nhựa bốc hơi. Mây trắng Mộc Châu là là trên những ngọn cỏ mát rờn, một thứ cỏ cơm bữa của dê, bò, ngựa nông trường. Ngay chỗ đỗ xe là căng tin. Những cái bóng linh lợi của người lính hòa bình kiến thiết Tây Bắc. Bát phở nóng căng tin, năm sáu năm tới hẳn là ngậy lên cái mùi thịt chín, thịt tái của chính bò nông trường đây. Tách cà phê nóng gợi lên cái hương vị cà phê tương lai của nông trường Tây Bắc. Chẳng bù với quang cảnh năm nào, bộ đội ta vào Tây Bắc mở rộng căn cứ, đất ở đây chỉ một màu trúc và cỏ cháy, nồng lên cái mùi hổ đói. Hàng ngày đường không có tiếng nói của người đi. Toàn là cỏ dại và củ riềng, cái vị gừng cay muối mặn nhớ đời của bữa cơm đơn vị chủ lực quân vào mở đất Sơn La. Bây giờ thì khác quá đi rồi. Cuộc đời mới đang bén rễ đâm chồi mạnh và nơi đây đang kết tinh nhiều giống hoa say nồng chưa nở một lần nào trên lũng đồi Thái Mèo.
(Theo Nguyễn Tuân)
1. Cao nguyên Mộc Châu nằm ở vùng nào của nước ta ?
A. Tây Bắc.
B. Việt Bắc.
C. Tây Nguyên.
D. Hà Nội
2. Tác giả miêu tả cảnh cao nguyên Mộc Châu vào mùa nào ?
 A. Mùa xuân. B. Mùa hè 	 C. Mùa thu D. Đông
3. Cảnh vật và cuộc sống được miêu tả trong bài thuộc vào thời gian nào ?
A. Thời thực dân Pháp thống trị.
B. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Sau hòa bình lập lại trên miền bắc.
D.Sau Giải phóng Miền Nam
4. Tác giả tả cảnh nghèo đói trước ngày giải phóng nhằm mục đích gì ?
A. Cho thấy đây là một vùng đất nghèo.
B. Ôn lại những ngày kháng chiến gian khổ.
C. Làm nổi bật sự thay đổi của cảnh vật và con người sau đây.
D. Cho thấy đây là một vùng đất có tiềm năng
5. Thành ngữ bén rễ đâm chồi trong bài nghĩa là gì ?
A. Hạt gieo xuống đang mọc thành cây.
B. Cây trồng xuống đang bén rễ.
C. Cuộc sống đang hồi sinh trở lại sau những năm chiến tranh.
D. Hạt đang lú mầm
6. Câu sau thuộc kiểu câu nào? Mây trắng Mộc Châu là là trên những ngọn cỏ mát rờn, một thứ cỏ cơm bữa của dê, bò, ngựa nông trường.
 	A. Ai làm gì ? 
B. Ai thế nào ?
C. Ai là gì ? 
D. Ai là ai
7. Dòng nào sau đây chỉ toàn từ láy ?
A. là là, nhanh nhẹn , lanh lợi. 
B. năm nào, là là, nhễ nhại, linh lợi.
C. là là, nhễ nhại, lanh lợi, căn cứ.
D. nhanh nhẹn, dỗ dành, căn cứ
8. Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì ?
 Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn viết văn, làm thơ. 
A. Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
B. Quan hệ tương phản.
C. Quan hệ tăng tiến.
D. Quan hệ Giả thiết – kết quả
9. Câu: Mây trắng Mộc Châu là là trên những ngọn cỏ mát rờn, một thứ cỏ cơm bữa của dê, bò, ngựa nông trường. Diễn tả mây như thế nào?
A. Mây sà xuống thấp một cách nhẹ nhàng, sát với ngọn cỏ.
B. Mây đậu trên những ngọn cỏ.
C. Mây bay cao phía trên ngọn cỏ.
D. Mây sát với ngọn cỏ
10. Gạch chân các quan hệ từ có trong câu sau :
Dưới chân tôi và sau tôi một ngày đường là Hà Nội đang nhễ nhại trong tiếng ve sầu và đường nhựa bốc hơi. 
 B /PHẦN 2 : Đọc thành tiếng ( 3 điểm)
 Học sinh bốc thăm đọc một trong các bài sau:
Bài: Trồng rừng ngập mặn - Trang128 (từ nhờ phục hồi rừng......... vững chắc đê điều)
H: Nêu tác dụng của việc phục hồi rừng ngập mặn?
Bài: Chuỗi ngọc lam - Trang 134 (Đọc từ đầu đến người anh yêu quý)
H: Tại sao cô bé Gioan lại dốc hết số tiền tiết kiệm để mua tặng chị chuỗi ngọc lam?
Bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo - Trang144 (Đọc từ đầu đến một nhát thật sâu vào cột)
H: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư lênh để làm gì?
Thứ., ngày  tháng  năm 20
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Môn : Tiếng việt (bài viết)
Thời gian : 40 Phút
Năm học : 2017 – 2018
Phòng GD&ĐT ..
Trường TH TAN HOA 2
Họ và Tên:.
Lớp : 5
. 
Điểm
Lời phê của giáo viên
ĐỀ BÀI
B – Kiểm tra viết: (10 điểm) 
 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút) 	
viên kẹo can đảm
	Một cậu bé khoảng tám tuổi dắt cô em gái vào cửa hàng.	
	– Cô bán cho cháu viên kẹo can đảm ạ.
	Tôi nhón người nhìn kĩ cậu bé để xem mình có nghe nhầm không. Cậu bé nhìn tôi với đôi mắt trong sáng, nghiêm túc, ánh mắt như ra hiệu điều gì đó.
	Bên cạnh, bé gái hết nhìn tôi rồi nhìn anh nó, nét mặt hơi căng thẳng.
	– Tất nhiên là cô có viên kẹo đó rồi. Nhưng cháu mua nó để làm gì?
	–  Cháu mua cho em cháu
	–  Cậu bé nhìn em nó rồi nhìn tôi
	–  Mẹ cháu phải trực trong bệnh viện, bố cháu làm ở công trình xa. Chỉ có hai anh em cháu ở nhà. Em cháu sợ ma. Cháu dỗ dành thế nào em cháu cũng vẫn sợ. Cháu nói ăn kẹo can đảm vào là hết sợ liền. Nghe thế, em đòi đi mua liền ạ.
2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)
Tả một người trong gia đình em mà em yêu quý nhất.
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_bai_doc_nam_hoc_2018_201.doc