Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường TH &THCS Phương Ninh (Có đáp án)

docx 3 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 428Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường TH &THCS Phương Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường TH &THCS Phương Ninh (Có đáp án)
Phòng GD-ĐT huyện Phụng Hiệp 
Trường TH &THCS Phương Ninh ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 Năm học: 2021-2022
 Môn: Ngữ văn 9
 Thời gian: 90 phút
 (Đề chính thức)
Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Tết
 Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu.
Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: "Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về".
 Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc.
 Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi.
 Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!".
(Trần Hoàng Trúc).
a. (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
b. (1,5 điểm): Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản? Dấu hiệu nào để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp?
c. (2 điểm): Tìm thông điệp được tác giả gửi gắm trong văn bản trên, từ đó nêu suy nghĩ của em về tình cảm gia đình. 
Câu 2: (6 ĐIỂM)
 Em hãy đóng vai nhân vật Ông Hai để kể lại đoạn trích “Làng” (Kim Lân). Trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại.
 HẾT 
ĐÁP ÁN
Câu 1: (4 ĐIỂM)
 a. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là tự sự (0,5 điểm)
 b. Lời dẫn trực tiếp
“Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về” (0,5 điểm)
“Năm nay có tết rồi!” (0,5 điểm)
Dấu hiệu: Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép và trước đó là dấu hai chấm. (0,5 điểm)
 c. Thông điệp được tác giả gửi gắm trong văn bản, suy nghĩ (2 điểm)
Tết là dịp để những đứa con trở về bên gia đình, người thân, về với cội nguồn, nơi đấng sinh thành đang chờ đợi sau một năm xa nhà. 
Đối với người Việt Nam, những phút giây cả nhà quây quần bên mâm cơm chiều cuối năm, cùng ngồi trò chuyện bên nồi bánh chưng, bánh tét, cùng háo hức đón giây phút giao thừa là những khoảnh khắc thiêng liêng và được mong chờ nhất.
Ngày nay, cuộc sống bận rộn đã khiến ý nghĩa tết dành cho gia đình dần bị lãng quên. Người ta lựa chọn du lịch thay cho những chuyến trở về sum họp bên gia đình. Những phong tục mang đầy ý nghĩa gắn kết gia đình như gói bánh chưng, bánh tét, cúng cơm tất niên, chúc tết đầu năm dần được thay bằng những thứ tiện lợi, nhanh chóng hơn. Nhất là đối với người trẻ, cuộc sống năng động với nhiều lựa chọn đã khiến họ không còn mấy mặn mà với sự đoàn tụ gia đình mỗi dịp tết đến.
Mọi người về bên gia đình với thông điệp vô cùng giản dị nhưng chạm sâu đến trái tim của mỗi người: “Về nhà đón tết - Gia đình trên hết”.
Câu 2: (6 ĐIỂM)
Mở bài: (1 điểm)
 Giới thiệu ngắn gọn về bản thân: mọi người thường gọi tôi là ông Hai, tôi ở cái làng chợ Dầu từ lúc sinh ra.
Thân bài: 4 điểm
Kể lại tâm trạng của bản thân khi ở nơi tản cư: nhớ làng, phấn chấn khi ở phòng thông tin bước ra. (1 điểm)
Kể lại tâm trạng của bản thân từ khi nghe được tin dữ: làng Chợ Dầu là Việt gian (Miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, nghị luận...) (2 điểm)
Kể lại tâm trạng của bản thân khi nghe được tin cải chính. (1 điểm)
 3. Kết bài: (1 điểm)
 Khẳng định lại tình cảm của bản thân đối với làng, với kháng chiến, với Cụ Hồ.
	 GV ra đề
	Nguyễn Văn Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022_tru.docx