Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn – khối 8 năm học: 2014 – 2015 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn – khối 8 năm học: 2014 – 2015 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn – khối 8 năm học: 2014 – 2015 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 Môn: Ngữ văn – Khối 8
	 Năm học: 2014 – 2015
	Thời gian: 90 phút(không kể thời gian phát đề)
 ĐỀ CHÍNH THỨC
Phần I: (6 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời thực hiện các yêu cầu dưới đây:
 “ Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đêu thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
 Câu 1:(2 điểm)
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?(0,5 điểm) Tác giả của văn bản là ai?(0,5 điểm)
Nêu nội dung của đoạn trích. 
 Câu 2: 
 a.Tìm một từ tượng hình có trong đoạn trích.(0,5 điểm)
 b.Nêu tác dụng của từ tuợng hình tìm đuợc.(0,5 điểm )
 Câu 3:(3 điểm):
 Hình ảnh “mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ” trong đoạn trích, chắc chắn sẽ gợi lên trong lòng em hình ảnh thân quen của chiếc nón lá mà các bà, các mẹ, các chị vẫn đội. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 8 – 10 câu ) thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
Phần II: 4 điểm
Kể lại một câu chuyện mà qua đó, em thấy mình trưởng thành hơn.
(Chú ý kết hợp giữa tự sự với yếu tố biểu cảm và miêu tả)
HẾT
	UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I
 Môn: Ngữ văn 8 – Năm học 2014-2015
Phần I:(6 điểm)
 Câu 1: ( 2 điểm )
 a.	Học sinh trả lời đúng các ý sau:
 -	Đoạn văn trên trích từ văn bản: “Tôi đi học” (0,5 đ)
 -	Tác giả: Thanh Tịnh (0,5 đ)
 b.	Học sinh trả lời đúng các ý sau và diễn đạt thành câu hoàn chỉnh: 1 điểm
 - Tâm trạng hồi hộp, nôn nao, rộn rã.
 - Sự bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến trường.
 + Nếu học sinh trả lời bằng cách gạch đầu dòng, mỗi ý đúng: 0,25 điểm.
 	 Câu 2: ( 1 điểm ) Học sinh chỉ ra được:
 -	Một từ tượng hình: rụt rè (0,5 điểm)
 -	Tác dụng: gợi lên hình ảnh e dè, không mạnh dạn của nhân vật được miêu tả; làm tăng giá trị biểu cảm khi diễn tả tâm trạng bỡ ngỡ,hồi hộp của nhân vật. (0,5 điểm)
 Câu 3: ( 3 điểm )
	 a.Yêu cầu về kĩ năng: HS biết làm bài văn thuyết minh, biết kết hợp những phương pháp thuyết minh thật hiệu quả. Bài viết không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.	
	 b.Yêu cầu về kiến thức: HS biết vận dụng kiến thức và sự hiểu biết về chiếc nón lá của Việt nam để thuyết minh.	
	 - Giới thiệu đối tượng thuyết minh:	 Hoàn cảnh tiếp xúc chiếc nón lá: trong dịp nào, ở đâu
	 -Trình bày những hiểu biết về chiếc nón lá:
	 + Xuất xứ.
	+ Đặc điểm: cấu tạo bên ngoài, bên trong, làm từ chất liệu gì.
	+ Cách làm, công dụng
	+ Cách bảo quản	
 - Khẳng định vai trò của chiếc nón lá trong đời sống của các mẹ, các chị nói riêng và của mọi người nói chung.	
	* Cho điểm: 
 - Mức tối đa: bài làm đạt cả 2 yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. (2,5 – 3 điểm)
 - Mức độ đạt: bài làm đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng. (1,5- 2 điểm)
 - Mức không đạt: Học sinh lạc sang kiểu bài miêu tả, tự sự hoặc biểu cảm ( tối đa 1 điểm)
 Phần II: ( 4 điểm )
Yêu cầu về kỹ năng:
 - Xác đinh được đây là bài văn kể chuyện đời thường (Từ những sự việc xảy ra với chính mình trong cuộc sống).
	- Xác định được ngôi kể là ngôi thú nhất: xưng “tôi”.
	- Xây dựng được một bài văn theo bố cục 3 phần.
	- Lời kể chân thực,có tình tiết diễn biến - cao trào - kết thúc.
 2. Yêu cầu về nội dung:
 - Giới thiệu được hoàn cảnh dẫn đến câu chuyện để thấy mình trưởng thành.
 - Kể lại diễn biến câu chuyện từ đầu đến kết thúc (có kết hợp miêu tả, biểu cảm) với tình tiết, sự việc hợp lí, có cao trào.
 - Cảm nghĩ của em khi thấy mình trưởng thành qua câu chuyện đó.
 * Cho điểm:
 - Mức tối đa: Học sinh đảm bảo các gợi ý về kỹ năng và nội dung từ mức độ khá trở lên, chữ viết sạch sẽ, lời kể lưu loát , trôi chảy, bố cục rõ ràng, mạch lạc: 3-4 điểm
 - Mức độ đạt: Học sinh đảm bảo cơ bản các gợi ý về kỹ năng và nội dung (50%); đáp ứng đúng yêu cầu thể loại tự sự, có bố cục: 2- 2,5 điểm.
 - Mức độ chưa đạt: học sinh có được một số ý cơ bản nhưng không có bố cục rõ ràng, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi chính tả: 1- 1,5 điểm.
 - Học sinh để giấy trắng: 0 điểm.
 *Lưu ý: 
 - Hướng dẫn chấm là những gợi ý trả lời. Khi chấm bài giáo viên linh hoạt, không nhất thiết theo trình tự các ý trong hướng dẫn; chú ý các bài làm mang tính sáng tạo dựa trên nội dung cơ bản được giáo viên truyền thụ trong quá trình giảng dạy.
 - Giáo viên chú ý kỹ năng phân tích đề, vận dụng kiến thức đã học của học sinh thể hiện qua cách diễn đạt; tránh khuôn mẫu.
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8.doc