PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ – LỚP 8 NĂM HỌC 2014 - 2015 Thời gian làm bài: 45phút (không kể thời gian phát đề) 1/Tình hình nước Mỹ trong những năm 1929-1939 như thế nào? Với “Chính sách mới” của Tổng thống Ru-dơ-ven là nước Mỹ đã chọn con đường nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế ? (3điểm) 2/Tình hình Nhật Bản trong những năm 1929-1939 như thế nào? Chính quyền Nhật Bản gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài để làm gì? (3điểm) 3/Vào đầu thế kỉ XX, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á có những nét chung như thế nào? Qua những nét chung đó, hãy rút ra những con đường đấu tranh (hay xu hướng cách mạng) của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. (4điểm) ..Hết.. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 NĂM HỌC 2014– 2015 1/Tình hình nước Mỹ trong những năm 1929-1939 như thế nào? Với “Chính sách mới” của Tổng thống Ru-dơ-ven là nước Mỹ đã chọn con đường nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế ? (3điểm) Nội dung Điểm - Tình hình nước Mỹ trong những năm 1929-1939: +10/1929 nước Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy về tài chính, công nghiệp và nông nghiệp. + Hàng chục triệu người thất nghiệp, các cuộc biểu tình trong cả nước +Để thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Ru-dơ-ven đã đưa ra “Chính sách mới” , ban hành các đạo luật với nội dung: ®Phục hưng các ngành công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng ®Giải quyết nạn thất nghiệp ®Nhà nước tăng cường sự kiểm soát về kinh tế - tài chính + Tác dụng: đã giải quyết các khó khăn về kinh tế và đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. 2,5 - Chọn con đường cải cách kinh tế - xã hội 0,5 2/Tình hình Nhật Bản trong những năm 1929-1939 như thế nào? Chính quyền Nhật Bản gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài để làm gì? (3điểm) Nội dung Điểm - Tình hình Nhật Bản trong những năm 1929-1939 + Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã làm kinh tế suy thoái nặng nề + Chính quyền Nhật đã quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược + 9/1931 đánh chiếm vùng Đông bắc Trung Quốc. + Trong thập niên 30 Nhật đã tăng cường bộ máy quân sự và cảnh sát, chế độ phát xít được thiết lập + Công nhân, binh lính và nhân dân đã đấu tranh mạnh mẽ, góp phần làm chậm quá trình phát xít hóa tại Nhật Bản. 2,5 - Để: + Thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế + Giải quyết khó khăn về nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. 0,5 3/Vào đầu thế kỉ XX, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á có những nét chung như thế nào? Qua những nét chung đó, hãy rút ra những con đường đấu tranh (hay xu hướng cách mạng) của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (4điểm) Nội dung Điểm - Hầu hết các nước là thuộc địa của các đế quốc (trừ Xiêm) - Phong trào Cần vương thất bại, các nước chuyển sang đấu tranh theo con đường dân chủ tư sản. - Do giai cấp công nhân trưởng thành và ảnh hưởng cách mạng Tháng Mười Nga nên các đảng cộng sản ra đời và tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh, tiêu biểu như: + 1920 Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời, sau đó lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Gia-va, Xu-ma-tra + 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh - Các chính đảng dân chủ tư sản ra đời, có tổ chức và có ảnh hưởng lớn trong xã hội, tiêu biểu như: Đảng Dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến Điện 3,5 - Các con đường đấu tranh: + Con đường Cần vương (phong kiến) + Con đường dân chủ tư sản + Con đường vô sản (cộng sản) 0,5
Tài liệu đính kèm: