Đề kiểm tra học kỳ I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

Câu 1. Muốn cân một vật cho kết quả đo chính xác ta cần làm gì?

 

A. Đặt cân ở vị trí không bằng phẳng

 

B. Để vật lệch một bên trên đĩa cân.

 

C. Đọc kết quả đo khi kim chỉ của đồng hồ đã ổn định.

 

D. Đặt cân ở mọi vị trí đều cho kết quả chính xác.

 

Câu 2. Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gần:

 

(1) Đặt mắt nhìn đúng cách.

 

(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp.

 

(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách.

 

(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.

 

(5) Thực hiện phép đo thời gian

 

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

 

A. (1), (2), (3), (4), (5)

 

B. (3), (2), (5), (4), (1)

 

C. (2), (3), (1), (5), (4)

 

D. (2), (1), (3), (5), (4)

 

Câu 3. Dụng cụ nào sau đây không phải dụng cụ đo?

 

A. Cân đồng hồ, thước mét, đồng hồ điện tử.

 

B. Thước kẹp, nhiệt kế y tế.

 

C. Đồng hồ treo tường, nhiệt kế rượu.

 

D. Lò xo, búa đinh

 

Câu 4. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

 

A. Sự giãn nở vì nhiệt của chất lỏng

 

B. Sự giãn nở vì nhiệt của chất rắn

 

C. Sự giãn nở vì nhiệt của chất khí

 

D. Sự giãn nở vì nhiệt của các chất

 

Câu 5. Nhận định nào sau đây là đúng về nhiên liệu?

 

A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.

 

B. Nhiên liệu là những chất oxi hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.

 

C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng cho quá trình xây dựng.

 

D. Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.

 

Câu 6. Vật liệu bằng kim loại không có tính chất nào sau đây?

 

A. Có tính dẫn điện.    B. Có tính dẫn nhiệt    C. Dễ bị ăn mòn, bị gỉ.  D. Cách điện tốt.

 

Câu 7. Chất tinh khiết được tạo ra từ

 

A. Một chất duy nhất. 

 

B. Một nguyên tố duy nhất.

 

C. Một nguyên tử. 

 

D. Hai chất khác nhau.

docx 19 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 03/07/2024 Lượt xem 133Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 CUỐI KÌ I
(Sách CTST)
1. Khung ma trận và đặc tả đề kiểm tra cuối kì I môn Khoa học tự nhiên, lớp 6
a) Khung ma trận
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì 1 khi kết thúc nội dung: Bài 27: Nguyên sinh vật (Chủ đề 8)
- Thời gian làm bài: 90 phút.
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).
- Cấu trúc:
- Mức độ đề:40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; 
- Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
- Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (2,5 điểm)
- Nội dung nửa sau học kì 1: 75% (7,5 điểm)
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Tổng số câuTN/ Số ý tự luận
Điểm số

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1. Chủ đề 1: Các phép đo (10 tiết)

4







4
1
2. Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm; Tính chất và ứng dụng của chúng (8 tiết)
 
1

1 
1ý
 
 
 
1ý
2
1,5
3. Chủ đề 5: Chất tinh khiết – Hỗn hợp. Phương pháp tách chất (6 tiết)
 
1
1ý


 

 
1ý
1
1,25
4. Chủ đề 6: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống (8 tiết) .
 
2
1ý
1 
 
 
 
 
1ý
3
1,75
5. Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể (7 tiết).
1ý
2
 
1

 

 
1ý
3
1,75
6. Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống (13 tiết).

2

1
2ý
 
1ý 
 
2(3ý)
3
2,75
Số câu TN/ Số ý tự luận – số yêu cầu cần đạt
1ý
12
2ý
4
3ý
0
1ý
0
3 (7ý)
16
10,00
Điểm số
1,0
3,0
2,0
1,0
2,0
0
1,0
0
6,0
4,0
10 
Tổng số điểm
4,0 điểm
3,0 điểm
2,0 điểm
1,0 điểm
10 điểm
10 điểm

b) Bản đặc tả
Nội dung
Mức độ
Yêu cầu cần đạt
Số ý TL/số câu hỏi TN
Câu hỏi
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
TL
(Số ý)
TN
(Số câu)
1. Các phép đo (10 tiết)
0
4


Đo chiều dài, khối lượng và thời gian
Nhận biết
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.




- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian.

3

C1-C3
Thông hiểu
- Dùng thước, cân, đồng hồ để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.




- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian trong một số trường hợp đơn giản.




Vận dụng bậc thấp
Đo được chiều dài, khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).




Thang nhiệt độ Celsius, đo nhiệt độ
Nhận biết
- Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.




- Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.




- Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.

1

C4

Thông hiểu
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo; ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.




Vận dụng thấp
- Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).




2. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm; Tính chất và ứng dụng của chúng (8 tiết)
1ý
2


- Một số vật liệu
- Một số nhiên liệu
- Một số nguyên liệu
- Một số lương thực – thực phẩm
Nhận biết
- Nêu được khái niệm vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm.

1

C5
- Kể tên một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất




Thông hiểu
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất

1

C6
- Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.




Vận dụng 
Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm
1

C17-1

Vận dụng cao
- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, ...) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng.




3. Chất tinh khiết – Hỗn hợp. Phương pháp tách chất (6 tiết)
1ý
1


Chất tinh khiết, hỗn hợp, dung dịch 

Nhận biết
- Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết, dung dịch

1

C7
- Kể tên một số hỗn hợp, chất tinh khiết thường gặp.




- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước.




Thông hiểu
- Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất.




- Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch; các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước.




Vận dụng
- Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch.




- Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương.




n 4Tách chất ra khỏi hỗn hợp 
Thông hiểu
- Chỉ ra được sự cấn thiết việc tách chất ra khỏi hỗn hợp




- Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.
1ý

C17-2

Vận dụng
- Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết.




- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và 
ứng dụng của các chất trong thực tiễn.




Vận dụng cao
- Đề xuất cách tách riêng từng chất ra khỏi một số hỗn hợp trong đời sống.




4. Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống (8 tiết)
1ý
3


- Khái niệm tế bào
- Hình dạng và kích thước tế bào
- Cấu tạo và chức năng tế bào 
- Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
- Tế bào là đơn vị cơ sở của sự sống
Nhận biết
- Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.

1

C8
- Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.




- Nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.

1

C9
- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.




Thông hiểu
- Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần (ba thành phần chính: màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào)
1ý

C18-1

- Phân biệt được tế bào động vật, tế bào thực vật; tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ thông qua quan sát hình ảnh.

1

C10
- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào → 2 tế bào → 4 tế bào... → n tế bào).




- Trình bày được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào.




Vận dụng
- Thực hành quan sát được tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học.




Vận dụng cao
Giải thích được hiện tượng tái sinh một số bộ phận cơ thể ở động vật.




5. Từ tế bào đến cơ thể (7 tiết).
1ý
3


- Từ tế bào đến mô
- Từ mô đến cơ quan
- Từ cơ quan đến hệ cơ quan
- Từ hệ cơ quan đến cơ thể

Nhận biết
- Nhận biết được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào thông qua hình ảnh. Lấy được ví dụ minh hoạ (cơ thể đơn bào: vi khuẩn, tảo đơn bào, ...; cơ thể đa bào: thực vật, động vật,...).

2

C11-C12
- Nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được ví dụ minh họa
1ý

C18-2

Thông hiểu
- Thông qua hình ảnh, nêu được quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể (từ tế bào đến mô, từ mô đến cơ quan, từ cơ quan đến hệ cơ quan, từ hệ cơ quan đến cơ thể). Từ đó, nêu được các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được các ví dụ minh hoạ.

1

C13
Vận dụng 
- Thực hành:
+ Quan sát và vẽ được hình cơ thể đơn bào (tảo, trùng roi, ...);
+ Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh;
+ Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người.




Vận dụng cao
Giải thích mối liên hệ hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cùng một cơ thể (động vật, thực vật).




6. Đa dạng thế giới sống (13 tiết).
3 ý
3


– Phân loại thế giới sống
Nhận biết
- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.




- Thông qua ví dụ nhận biết được cách xây dựng khoá lưỡng phân




- Dựa vào sơ đồ, nhận biết được năm giới sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ cho mỗi giới.

1

C14
- Nhận biết được sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.

1

C15
Thông hiểu
- Dựa vào sơ đồ, phân biệt được các nhóm phân loại từ nhỏ tới lớn theo trật tự: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.




- Lấy được ví dụ chứng minh thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống.




Vận dụng
Thực hành xây dựng được khoá lưỡng phân với đối tượng sinh vật.
 1ý

C19-1

Vận dụng cao
Liên hệ việc sắp xếp các sinh vật của thế giới tự nhiên vào các nhóm phân loại với việc sắp xếp sách vở, các đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân trong cuộc sống hàng ngày.




–Virus và vi khuẩn:
+ Khái niệm
+ Cấu tạo sơ lược
+ Sự đa dạng
+ Một số bệnh gây ra bởi virus và vi khuẩn
Nhận biết 
- Quan sát hình ảnh và mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus (gồm vật chất di truyền và lớp vỏ protein) và vi khuẩn.




- Dựa vào hình thái, nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn.




- Nêu được một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra.




- Nêu được một số vai trò và ứng dụng virus và vi khuẩn trong thực tiễn.




Thông hiểu
- Phân biệt được virus và vi khuẩn (chưa có cấu tạo tế bào và đã có cấu tạo tế bào).




- Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn gây ra.




Vận dụng
- Vận dụng được hiểu biết về virus và vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: vì sao thức ăn để lâu bị ôi thiu và không nên ăn thức ăn ôi thiu; biết cách làm sữa chua, ...).
1ý

C19-2

- Thực hành quan sát và vẽ được hình vi khuẩn quan sát được dưới kính hiển vi quang học.




Vận dụng cao
Vì sao virus không được xếp vào hệ thống giới?





Tại sao nói virus là tác nhân gây bệnh đáng sợ của loài người?
1ý

C19-3

- Đa dạng nguyên sinh vật:
+ Sự đa dạng của nguyên sinh vật
+ Một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên
Nhận biết
- Nhận biết được một số đối tượng nguyên sinh vật thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (ví dụ: trùng roi, trùng đế giày, trùng biến hình, tảo silic, tảo lục đơn bào, ...).




- Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật.




- Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên.




Thông hiểu
- Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

1

C16
Vận dụng
Thực hành quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi.





c) Đề kiểm tra
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút
A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm). Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau, mỗi đáp án đúng 0,25 điểm.
Câu 1. Muốn cân một vật cho kết quả đo chính xác ta cần làm gì?
A. Đặt cân ở vị trí không bằng phẳng
B. Để vật lệch một bên trên đĩa cân.
C. Đọc kết quả đo khi kim chỉ của đồng hồ đã ổn định.
D. Đặt cân ở mọi vị trí đều cho kết quả chính xác.
Câu 2. Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gần:
(1) Đặt mắt nhìn đúng cách.
(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp.
(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách.
(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
(5) Thực hiện phép đo thời gian
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:
A. (1), (2), (3), (4), (5)
B. (3), (2), (5), (4), (1)
C. (2), (3), (1), (5), (4)
D. (2), (1), (3), (5), (4)
Câu 3. Dụng cụ nào sau đây không phải dụng cụ đo?
A. Cân đồng hồ, thước mét, đồng hồ điện tử.
B. Thước kẹp, nhiệt kế y tế.
C. Đồng hồ treo tường, nhiệt kế rượu.
D. Lò xo, búa đinh
Câu 4. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
A. Sự giãn nở vì nhiệt của chất lỏng
B. Sự giãn nở vì nhiệt của chất rắn
C. Sự giãn nở vì nhiệt của chất khí
D. Sự giãn nở vì nhiệt của các chất
Câu 5. Nhận định nào sau đây là đúng về nhiên liệu?
A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.
B. Nhiên liệu là những chất oxi hóa để cung cấp năng lượng cho cơ thể sống.
C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng cho quá trình xây dựng.
D. Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.
Câu 6. Vật liệu bằng kim loại không có tính chất nào sau đây?
A. Có tính dẫn điện. B. Có tính dẫn nhiệt C. Dễ bị ăn mòn, bị gỉ. D. Cách điện tốt.
Câu 7. Chất tinh khiết được tạo ra từ 
A. Một chất duy nhất.                         
B. Một nguyên tố duy nhất.
C. Một nguyên tử.                    
D. Hai chất khác nhau.
Câu 8. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
A. Con lật đật      B. Cây thước kẻ           C. Chiếc bút chì             D. Quả dưa hấu
Câu 9. Lục lạp ở tế bào thực vật có chức năng gì?
A. Tổng hợp protein
B. Lưu trữ thông tin di truyền
C. Kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào
D. Tiến hành quang hợp
Câu 10. Đặc điểm nào dưới đây không có ở tế bào nhân sơ?
A. Có nhân chưa hoàn chỉnh
B. Có roi hoặc lông giúp hỗ trợ di chuyển
C. Có các bào quan có màng
D. Có ribosome
Câu 11. Cơ thể nào dưới đây không phải là cơ thể đơn bào?
A. Trùng giày  B. Con dơi                C. Vi khuẩn lam D. Trùng roi  
Câu 12. Cho các sinh vật sau:
(1) Trùng roi (2) Vi khuẩn lam (3) Cây lúa (4) Con muỗi (5) Vi khuẩn lao (6) Chim cánh cụt
Sinh vật nào vừa là sinh vật nhân thực, vừa có cơ thể đa bào? 
A. (1), (2), (5)    B. (2), (4), (5)             C. (3), (4), (6) D. (1), (4), (6) 
Câu 13. Khi sắp xếp các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, trật tự nào dưới đây là đúng?
A. Tế bào - cơ quan - mô - hệ cơ quan - cơ thể
B. Tế bào - mô - cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể
C. Cơ thể - hệ cơ quan - mô - tế bào - cơ quan
D. Hệ cơ quan - cơ quan - cơ thể - mô - tế bào
Câu 14. Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Động vật?
A. Đa bào  B. Dị dưỡng           C. Nhân sơ   D. Có khả năng di chuyển
Câu 15. Tên khoa học của một loài được hiểu là:
A. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)
B. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu
C. Cách gọi truyền thống của dân ản địa theo vùng miền, quốc gia
D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố).
Câu 16.  Biện pháp nào dưới đây không giúp chúng ta phòng tránh bệnh sốt rét?
A. Ngủ màn                   
B. Diệt bọ gậy
C. Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên                 
D. Phát quang bụi rậm 
B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm).
Câu 17 (2,0 điểm)
1. Vật dụng nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường: pin máy tính, túi ni lông, ống hút làm từ bột gạo? Vì sao?
2. Trình bày một số phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp và cho biết trường hợp nào sử dụng phương pháp đó?
Câu 18 (2,0 điểm) 
1. Tế bào được cấu tạo từ những thành phần chính nào? Trình bày chức năng của các thành phần đó?
2. Nêu khái niệm cơ quan và lấy ví dụ minh họa một số cơ quan trong cơ thể người. Kể tên các cơ quan tạo nên hệ hô hấp, nêu chức năng hệ hô hấp?
Câu 19 (2,0 điểm)
1. Xây dựng khóa lưỡng phân cho nhóm sinh vật sau: tôm, rau muống, lợn, gà.
2. Vì sao thức ăn để lâu sẽ bị ôi thiu và không nên ăn thức ăn ôi thiu?
3. Tại sao nói virus là tác nhân gây bệnh đáng sợ của loài người?
---------- Hết ----------
d) Hướng dẫn chấm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 
A. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
C
D
A
D
D
A
D
Câu
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
D
A
B
C
B
C
A
C

B. TỰ LUẬN: 6,0 điểm
Câu 
Đáp án
Điểm
Câu 17 (2,0 điểm)
1. Vật dụng được xem là thân thiện với môi trường là ống hút làm từ bột gạo.
Vì: - Pin máy tính được cấu tạo từ kim loại nặng. Khi không còn sử dụng mà không được xử lí đúng cách các kim loại nặng sẽ tan ra làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
- Túi nilon được làm từ các chất khó phân hủy gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khi đốt sẽ thải ra một số loại khí độc gây ô nhiễm không khí, có hại cho sức khỏe.
- Ống hút làm từ bột gạo làm từ nguyên liệu tự nhiên là gạo, dễ phân hủy, thân thiện với môi trường.
0,25
0,25
0,25
0,25
2. Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp: Lọc, cô cạn và chiết.
- Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.
- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng.
- Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 18 (2,0 điểm)
1. Tế bào được cấu tạo từ các thành phần chính: Màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào (vùng nhân)
- Màng thế bào: Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào, đi ra khỏi tế bào.
- Chất tế bào: Chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
- Nhân tế bào (vùng nhân): Chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
0,25
0,25
0,25
0,25
2. 
- Khái niệm: Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.
- Một số cơ quan trong cơ thể người: miệng, mắt, mũi, tai, tim, gan, phổi, ruột, ....
- Hệ hô hấp gồm các cơ quan: mũi, hầu, phổi, cơ hoành, giúp cơ thể hô hấp trao đổi khí.

0.25
0,25
0,5
Câu 19 (2,0 điểm)
1.
- Đặc điểm đặc trưng của các sinh vật:
+ Rau muống không có khả năng di chuyển
+ Tôm có khả năng di chuyển, không sống trên cạn.
+ Lợn có khả năng di chuyển, sống trên cạn, không có cánh.
+ Gà có khả năng di chuyển, sống trên cạn, có cánh.
- Sơ đồ khóa lưỡng phân: 
 Không Cây rau muống
 Khả năng Không Tôm
 di chuyển
 Có Sống trên cạn Không Lợn
 Có Có cánh
 Có Gà 
0,25
0,25
2. Thức ăn để lâu nếu không được bảo quản đúng cách sẽ tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn có trong không khí xâm nhập, phân hủy thức ăn, làm thức ăn bị ôi thiu, biến đổi mùi vị. Trong quá trình hoạt động vi khuẩn sẽ sản sinh ra một số chất có hại cho sức khỏe. Vì vậy không nên ăn thức ăn ôi thiu.
0,5
3. 
- Virus không phải là tế bào sống, chúng không thực hiện các hoạt động sống, cũng không thể tự sinh sản được. Vì thế chúng chỉ có thể tồn tại khi kí sinh vào tế bào sống, sử dụng nguồn acid amin, năng lượng, enzym, của tế bào chủ để tổng hợp virus mới. 
- Virus có khả năng sinh sản và lây lan rất nhanh chóng với con đường lây truyền đa dạng (có thể lây truyền từ mẹ sang con, từ người sang người qua tiếp xúc gần trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp từ nguồn nước/thực phẩm ô nhiễm.)
- Virus sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.
- Virus có thể tự thay đổi cấu trúc gen để tạo ra một loại virus mới tiến hóa hơn.
- Không điều trị được bằng thuốc kháng sinh.

0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_chan_troi_s.docx