Đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 7 thời gian làm bài: 90 phút

pdf 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 960Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 7 thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 7 thời gian làm bài: 90 phút
PHÒNG GD&ĐT 
THÁI THỤY 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016 
Môn: NGỮ VĂN 7 
Thời gian làm bài: 90 phút 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU 3 điểm 
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. 
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết 
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó 
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. 
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của 
dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, 
Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao 
của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” 
 Hồ Chí Minh 
 Sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 
Em hãy đọc kỹ đoạn văn trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 
1) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong Sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà 
xuất bản Giáo dục Việt Nam ? 
2) Đoạn văn nghị luận về vấn đề gì ? Tìm câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề 
nghị luận đó. 
3) Để chứng minh cho nhận định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là 
một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào, các dẫn 
chứng ấy được sắp xếp theo trình tự nào ? 
4) Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh nào, nhận xét về tác 
dụng của hình ảnh so sánh ấy ? 
5) Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam đã học 
trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 
II. PHẦN LÀM VĂN 7 điểm 
Một trong 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG là: 
“Học tập tốt, lao động tốt” 
Em hãy làm rõ lời dạy trên bằng một bài văn giải thích. 
--- HẾT --- 
Họ và tên học sinh: ....... Số báo danh:  
PHÒNG GD & ĐT 
THÁI THỤY 
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016 
Môn : NGỮ VĂN 7 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 3 điểm 
Câu Nội dung Điểm 
1 
Đoạn văn trên được trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân 
dân ta (Sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) 
0,5 
2 
Câu 2 
- Đoạn văn nghị luận về vấn đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
- Câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận là: “Dân ta có một 
lòng nồng nàn yêu nước.” 
0,5 
0,25 
0,25 
3 
Câu 3 
- Để chứng minh cho nhận định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu 
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra 
những dẫn chứng tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh cho độc lập dân 
tộc trong lịch sử. 
- Các dẫn chứng ấy được sắp xếp theo trình tự thời gian. 
0,5 
0,25 
0,25 
4 
Câu 4 
- Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: Tinh thần 
yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ... 
- Nhận xét về tác dụng của hình ảnh so sánh: Làm cho người đọc có 
thể hình dung được cụ thể và sinh động về sức mạnh tinh thần yêu 
nước của nhân dân ta. 
1,0 
0,5 
0,5 
5 
Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam 
đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt 
Nam: Sự giàu đẹp của Tiếng Viêt; Đức tính giải dị của Bác Hồ; Ý 
nghĩa văn chương. 
0,5 
Phần II. Tự luận: 7 điểm 
Nội dung Điểm 
 Điều thứ hai trong 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG là: 
 “Học tập tốt, lao động tốt” 
 Em hãy làm rõ lời dạy trên bằng một bài văn giải thích. 
Yêu cầu chung: 
 - HS biết vận dụng văn giải thích làm rõ ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ; so 
sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra được giá trị lời dạy của Bác với mọi 
người nói chung, với học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng nói riêng. 
 - Biết cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng 
Nội dung Điểm 
định và làm rõ vấn đề vừa giải thích. 
 - Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng. 
1. Mở bài: 
 - Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu lời dạy của Bác: “ Học tập tốt, lao động tốt” 
(Đây là lời dạy thứ hai trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng). 
 (Khuyến khích sự sáng tạo trong phần mở bài của hs) 
1,0 
2. Thân bài: 
 HS phải giải thích được các ý cơ bản sau: 
+ Thế nào là học tập tốt ? Lao động tốt ? Mối quan hệ giữa học tập tốt và 
lao động tốt như thế nào ? 
 (Chữ “tốt” nói lên chất lượng của học tập và lao động, nó gần nghĩa với từ 
giỏi). Học sinh giải thích được 6 ý sau (Mỗi ý 0,5 điểm) 
 - Học tập tốt là học tập có động cơ, mục đích đúng đắn, cao đẹp. 
 - Học tập tốt được thể hiện ở tinh thần, thái độ học tập. 
 - Học tập tốt là có phương pháp học tập khoa học, tiên tiến. 
 - Lao động tốt là tự giác trong lao động, lao động có hiệu quả. 
 - Lao động tốt là hoàn thành tốt công việc được gia đình, nhà trường, 
được đoàn thể giao... 
 - Học tập tốt thì sẽ lao động tốt do vậy 2 hoạt động này có quan hệ chặt 
chẽ với nhau, giúp con người sống tốt. 
+ Tại sao thiếu niên nhi đồng phải học tập tốt, lao động tốt ? 
 - Học tập tốt, lao động tốt để tự phục vụ bản thân, gia đình, để trở thành 
người có ích cho xã hội 
 - Học tập tốt, lao động tốt không những là trách nhiệm mà còn là nghĩa 
vụ, nhiệm vụ của mỗi học sinh - công dân tương lai của đất nước... 
+ Muốn học tập tốt, lao động tốt, thiếu niên, nhi đồng phải làm như thế nào 
trong tu dưỡng, rèn luyện ? 
 - Phê phán những biểu hiện chưa tốt trong học tập, trong lao động ở một 
bộ phận học sinh hiện nay... 
 - Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu, khuyến khích tính sáng tạo gắn 
với thực tế của học sinh... 
5,0 
3,0 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
1,0 
0,5 
0,5 
1,0 
0,5 
0,5 
3. Kết bài: 
 - Khẳng định lại ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ. 
 - HS có thể liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ quyết tâm 
của em trong học tập và lao động. 
1,0 
0,5 
0,5 
VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN 
Điểm 6 - 7: 
- HS vận dụng tốt văn giải thích để làm rõ ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ; có so 
sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra được giá trị lời dạy của Bác với thiếu niên, 
nhi đồng, biết gắn nội dung giải thích với thực tế... 
- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định và làm rõ 
vấn đề vừa giải thích; diễn đạt tốt. 
Điểm 4 - 5: 
- HS biết vận dụng văn giải thích để làm rõ ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ; có so 
sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra được giá trị lời dạy của Bác Hồ với thiếu 
niên, nhi đồng... làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ lời dạy của Bác. 
- Biết cách lập luận tương đối chặt chẽ, mạch lạc, có dẫn chứng tiêu biểu để 
khẳng định và làm rõ vấn đề vừa giải thích. Diễn đạt tương đối tốt, có thể còn mắc 
một số lỗi về chính tả, diễn đạt. 
Điểm 2 - 3: 
- HS chưa biết vận dụng văn giải thích để làm rõ ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ; 
chưa biết so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra giá trị lời dạy của Bác với thiếu 
niên, nhi đồng nhiều đoạn còn lan man, chưa làm cho người đọc, người nghe hiểu 
rõ lời dạy của Bác. 
- Lập luận chưa chặt chẽ, mạch lạc, chưa có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định 
và làm rõ vấn đề vừa giải thích, có chỗ còn lan man. Còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn 
đạt lủng củng 
Điểm 1: 
- HS không biết vận dụng văn giải thích để làm rõ ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ; 
chưa biết so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra giá trị lời dạy của Bác với thiếu 
niên, nhi đồng. 
- Nhiều đoạn còn lan man, chưa làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ lời dạy 
của Bác. Lập luận chưa chặt chẽ, mạch lạc, chưa có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng 
định và làm rõ vấn đề vừa giải thích. Còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt lủng 
củng 
Điểm 0 : Bỏ giấy trắng. 
Một số điểm lưu ý: 
- Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình 
bày của học sinh. 
- Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả ...) là 
một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. Khi cho điểm toàn bài, cần 
chú ý các yêu cầu này. 
- Nội dung lời dạy của Bác là một vấn đề lớn và khó, có nhiều khía cạnh cần 
giải thích và chứng minh thấu đáo. Tuy nhiên, với đối tượng là học sinh lớp 7 nên 
không yêu cầu cao, chỉ yêu cầu học sinh biết vận dụng văn giải thích để làm rõ ý 
nghĩa lời dạy của Bác với thiếu niên, nhi đồng (như đã nêu ở trên). 
- Giáo viên cần trân trọng những bài làm có sáng tạo và gắn với thực tế gần gũi 
của học sinh. 
- Với bài sao chép lại văn mẫu, không thể cho điểm cao. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDeHD_cham_Van_7HK21516.pdf