Họ và tên: Kiểm Tra Học Kì II Môn: Vật lí 7----Đề 1 Điểm Lời phê của giáo viên I. Phần trắc nghiệm khách quan ( 5 điểm ) Chọn chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất rồi viết vào giấy kiểm tra: Câu 1. Có thể làm cho các vật nhiễm điện bằng cách nào ? A. Hơ nóng vật. B. Bỏ vật vào nước nóng . C. Cọ xát. D. Làm cách khác. Câu 2. Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau thì giữa chúng có loại lực nào? A. Lực căng dây. B. Lực kéo. C. Lực đẩy. D. Lực hút. Câu 3. Trong các thiết bị dưới đây thiết bị nào có khả năng tạo ra dòng điện? A. Ấm điện. B. Nồi cơm điện. C. Bàn là. D. Máy phát điện. Câu 4. Tác dụng phát sáng của dòng điện không thể hiện ở hiện tượng nào sao đây: A. Khi có dòng điện chạy qua thì bóng đèn nóng lên. B. Khi có dòng điện chạy qua thì đèn bút thử điện sáng lên. C. Khi có dòng điện chạy qua thì bóng đèn sáng lên. D. Khi có dòng điện chạy qua thì quạt điện nóng lên. Câu 5. Tác dụng từ của dòng điện được ứng dụng để chế tạo ra thiết bị nào: A. Tủ lạnh. B. Máy bơm. C. Nam châm điện. D. Tivi. Câu 6. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây: A. Tác dụng sinh lý. B. Tác dụng phát ra âm thanh. C. Tác dụng hóa học. D. Tác dụng phát ra hình ảnh. Câu 7. Trong các vật dưới dây, vật dẫn điện là: A. Thanh sắt khô. B. Một đoạn ruột bút chì. C. Một đoạn dây nhựa. D. Thanh thuỷ tinh. Câu 8. Vật bị nhiễm điện là vật: A. Có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác. B. Có khả năng hút các vật nhẹ khác. C. Có khả năng đẩy các vật nhẹ khác. D. Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác. Câu 9. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các hạt: A. Êlectron tự do. B. Hạt nhân C. Hạt nhân và êlectron. D. Không có loại hạt nào cả. Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin? A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin. B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin. C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại. D. Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào. II. Phần tự luận (5 điểm). Câu 11. Cho các thiết bị sau: 1 acquy, 1 bóng đèn, 1 công tắc đóng, dây dẫn. Em hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm các thiết bị trên. Xác định chiều dòng điện trong mạch? Câu 12. Nếu sơ ý để dòng điện đi qua cơ thể người sẽ gây ra tác hại gì? Câu 13. a.Tại sao cánh quạt điện hoạt động liên tục mà lại dính rất nhiều bụi bám vào? b. Giải thích sự hình thành sấm sét mỗi khi có trời mưa? Câu 14.Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 3 pin mắc nối tiếp, ba bóng đèn (Đ1, Đ2, Đ3), hai khóa K1, K2 và một số dây nối, sao cho thỏa mãn các yêu cầu sau: K1 đóng, K2 mở: chỉ có đèn Đ2 và Đ3 sáng. K1 mở, K2 đóng: chỉ có đèn Đ1 sáng. K1, K2 đóng: cả ba đèn đều không sáng. Họ và tên: Kiểm Tra Học Kì II Môn: Vật lí 7----Đề 2 Điểm Lời phê của giáo viên TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (mỗi câu đúng 0,25đ) Câu 1.Trong các cách nào sau đây làm thước nhựa nhiễm điện. A. Đập nhẹ thước nhựa nhiều lần lên bàn. B. Cọ xát mạnh thước nhựa lên mảnh vải khô nhiều lần C. Chiếu ánh sáng đèn vào thước nhựa D. Đưa thước lại gần nam châm. Câu 2. Một vật trung hòa về điện sau khi bị cọ xát trở thành nhiểm điện âm vì: A. Vật đó mất bớt điện tích dương B. Vật đó nhận thêm điện tích dương C. Vật đó mất bớt electron D.Vật đó nhận thêm electron Câu 3. Dòng điện là: A. Dòng dịch chuyển có hướng B. Dòng electron dịch chuyển C. Dòng các điện tích dịch chuyển không có hướng D. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng Câu 4. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện: A. Ly thủy tinh B. Ruột bút chì C. Thanh gỗ khô D. Cục sứ Câu 5. Chất dẫn điện tốt nhất, chất cách điện tốt nhất là: A. Đồng và nhựa B. Nhôm và sứ C. Bạc và sứ D. Bạc và nước nguyên chất Câu 6. Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là : A . Hạt nhân mang điện tích dương, êlectrôn mang điện tích âm . B. Êlectrôn âm và êlectrôn dương . C. Hạt nhân âm và hạt nhân dương . D. Iôn âm và iôn dương . Câu 7. Tác dụng hoá học của dòng điện được ứng dụng để: A. Chế tạo bóng đèn. B. Chế tạo nam châm. C. Mạ điện. D. Chế tạo quạt điện. Câu 8. Dòng điện chạy qua dụng cụ nào sau đây gây ra tác dụng nhiệt vô ích ? A. Quạt điện . B. Bàn là điện . C. Bếp điện . D. Nồi cơm điện . Câu 9. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây : A. Làm nóng dây dẫn B. Hút các vụn giấy C. Làm quay kim nam châm D. Làm tê liệt thần kinh . Câu 10. Hoạt động của máy sấy tóc dựa trên tác dụng nào của dòng điện ? A .Tác dụng nhiệt và tác dụng từ. B. Tác dụng nhiệt . C. Tác dụng nhiệt và tác dụng hoá học. D. Tác dụng sinh lí và tác dụng từ. Câu 11. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi A. mạch điện bị nối tắt giữa hai cực nguồn điện. B. mạch điện có dây dẫn ngắn. C. mạch điện không có cầu chì . D. mạch điện dùng acquy để thắp sáng. Câu 12. Việc làm không đảm bảo an toàn về điện là A. sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện. B. lắp rơle tự ngắt nối tiếp với các dụng cụ dùng điện. C. ngắt cầu dao điện khi cần lắp đặt các thiết bị dùng điện. D. sử dụng dây chì có tiết diện lớn để tránh bị đứt cầu chì. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 1: (1đ) Có một vật đã nhiễm điện, làm thế nào để biết được nó nhiễm điện âm hay dương? Câu 2: (2đ)Có ba bóng đèn giống hệt nhau được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế định mức của mỗi đèn bằng hiệu điện thế của nguồn, đèn nào sẽ sáng và độ sáng ra sao khi: a- Cả hai khóa cùng mở. b- Cả hai khóa cùng đóng. c- K1 đóng, K2 mở. d- K1 mở, K2 đóng. Câu 3: (1đ) Đại lượng cho biết độ mạnh yếu của dòng điện có tên là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của đại lượng này? Câu 4: (3đ) Cho trước : nguồn điện (1 pin), 2 bóng đèn Đ1và Đ2 mắc nối tiếp, công tắc đóng, dây dẫn. a) Vẽ sơ đồ mạch điện trên ? (1 điểm) b) So sánh cường độ dòng điện chạy qua các bóng đèn Đ1và Đ2? (1 điểm) c) Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ1 là U1 = 2,3 V; hiệu điện thế trong mạch chính U = 4,8 V. Tính hiệu điện thế U2 giữa hai đầu bóng đèn Đ2? (1 điểm) Họ và tên: Kiểm Tra Học Kì II Môn: Vật lí 7----Đề 3 Điểm Lời phê của giáo viên A. TRẮC NGHIỆM. (5 điểm) Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước một phương án trả lời đúng: Câu 1. Câu khẳng định nào dưới đây là đúng ? A. Thanh nam châm luôn bị nhiễm điện do nó hút được các vụn sắt. B. Thanh sắt luôn bị nhiễm điện vì nó hút được các mảnh nam châm. C. Khi bị cọ sát thanh thủy tinh bị nhiễm điện vì khi đó nó hút được các vụn giấy. D. Mặt đất luôn bị nhiễm điện vì nó hút mọi vật gần nó. Câu 2. Nếu A đẩy B, B đẩy C thì: A. A và C có điện tích trái dấu. C. A, B, C có điện tích cùng dấu. B. Chỉ A và B có điện tích cùng dấu. D. A, B, C không nhiễm điện. Câu 3. Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây? A. Thước nhựa đang bị nhiễm điện. C. Quạt điện đang chạy liên tục. B. Bóng đèn điện đang phát sang. D. Rađiô đang nói. Câu 4 . Êlectrôn tự do có trong vật nào dưới đây? A. Mảnh nilông. B. Mảnh nhôm. C. Mảnh giấy khô. D. Mảnh nhựa. Câu 5. Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào? A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín. B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín. C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch. D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. Câu 6. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện ? A. Bàn là điện. B. Máy sấy tóc. C. Ấm điện đang đun nước. D. Đèn LED. Câu 7. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây ? A.Tác dụng nhiệt. C. Tác dụng từ. B. Tác dụng phát ra âm thanh. D. Tác dụng hóa học. Câu 8. Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây? A. Dòng điện đi qua đèn điốt phát quang có cường độ là 28mA. B. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35A. C. Dòng điện đo qua nam châm điện có cường độ là 0,8A. D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5A Câu 9. Trong trường hợp nào dưới đây có một hiệu điện thế khác 0 ? A. Giữa hai cực Bắc, Nam của một thanh nam châm. B. Giữa hai đầu một cuộn dây dẫn để riêng trên bàn. C. Giữa hai đầu của bóng đèn pin khi chưa mắc vào mạch. D. Giữa hai cực của pin còn mới. Câu 10. Đối với một bóng đèn nhất định, nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn này mà giảm dần thì xảy ra điều nào dưới đây ? A. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn giảm dần. B. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng dần. C. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn lúc đầu tăng, sau đó giảm dần. D. Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn không thay đổi. II. TỰ LUẬN (5 điểm). Câu 11. (1 điểm): Dòng điện là gì? Nêu các tác dụng của dòng điện? Đ1 Câu 12. (2 điểm): Sơ đồ mạch điện là gì? Hãy cho biết Ampe kế sơ đồ ở hình 1 mắc đúng hay sai? Tại sao? I1 I2 I Hình 2 K - + Đ K + - - + A Hình 1 Đ2 Câu 13. (2 điểm) Cho mạch điện có sơ đồ như hình 2. a. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là U1 = 2,8V, hãy cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2. b. Biết cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện là I=0,45A và chạy qua đèn Đ2 là I2 = 0,22A. Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua đèn Đ1. Họ và tên: Kiểm Tra Học Kì II Môn: Vật lí 7----Đề 4 Điểm Lời phê của giáo viên Câu 1: (1,5 điểm) Nêu biểu hiện tác dụng từ của dòng điện ? Nêu ví dụ cụ thể về tác dụng từ của dòng điện ? Câu 2: (2 điểm) Đổi đơn vị sau: 0,321V = ......................mV 0,75kV = ...............................V 12mV = .........................V 220V = .............................kV 1,045V = .......................mV 12,7kV = ............................V 3mV = ............................V 220mV = ............................V 0,02mV = .........................V 0,03kV = ............................V 15mA = ...........................A 1,2A = ...............................mA 600mA = ........................A 0,1A = ..............................mA Câu 3: (2 điểm) a) Nêu kí hiệu và đơn vị của hiệu điện thế ? b) Giữa hiệu điện thế và dòng điện trong bóng đèn có mối liên hệ như thế nào ? Câu 4: (2 điểm) a) Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặt biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra ? b) Tại sao xe chở xăng, dầu thường có một sợi dây xích nối từ thùng chứa xuống đường ? Câu 5: (2,5 điểm). Cho hai bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp vào một nguồn điện mắc nối tiếp (2 cục pin). Khi công tắc K đóng thì vôn kế V chỉ hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 6V, vôn kế V2 chỉ hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2 là U2 = 2V và ampe kế A chỉ cường độ dòng điện trong đoạn mạch là I = 10,5mA a) Vẽ sơ đồ mạch điện. b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi bóng đèn. c) Tính hiệu điện thế U1 giữa hai đầu bóng đèn Đ1. Họ và tên: Kiểm Tra Học Kì II Môn: Vật lí 7----Đề 5 Điểm Lời phê của giáo viên I.TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1. Cường độ dòng điện cho biết điều gì sau đây? A. Độ mạnh hay yếu của dòng điện trong mạch. B. Vật bị nhiễm điện hay không. C. Khả năng tạo ra dòng điện của một nguồn điện. D. Độ sáng của bóng đèn. 2. Bóng đèn pin sáng bình thường với cường độ dòng điện bằng 0,4A. Dùng ampe kế nào sau đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn pin? A. Apme kế có GHĐ là 50mA. B. Ampe kế có GHĐ là 500mA. C. Ampe kế có GHĐ là 1A. D. Ampe kế có GHĐ là 4A. 3. Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc song song thì cường độ dòng điện mạch chính và các mạch rẽ có mối quan hệ nào dưới đây? A. Cường độ dòng điện mạch chính nhỏ hơn tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ. B. Cường độ dòng điện mạch chính bằng cường độ dòng điện qua mỗi mạch rẽ. C. Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ. D. Cường độ dòng điện mạch chính lớn hơn tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ. 4. Số vôn ghi trên mỗi bóng đèn hoặc trên mỗi dụng cụ dùng điện có ý nghĩa gì? A. Là giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ đó khi có dòng điện chạy qua chúng. B. Là giá trị hiệu điện thế nhỏ nhất được phép đặt vào hai đầu dụng cụ đó. C. Là giá trị hiệu điện thế cao nhất không được phép đặt vào hai đầu dụng cụ đó. D. Là giá trị của hiệu điện thế định mức cần phải đặt vào đầu dụng cụ đó để nó hoạt động bình thường. 5. Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch phải mắc vôn kế theo cách nào dưới đây? A. Mắc vôn kế song song với đoạn mạch sao cho chốt âm của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện. B. Mắc vôn kế nối tiếp với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện. C. Mắc vôn kế song song với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực dương của nguồn điện. D. Mắc vôn kế nối tiếp với đoạn mạch sao cho chốt dương của nó được mắc về phía cực âm của nguồn điện. 6. Trường hợp nào dưới đây không có hiệu điện thế (Hiệu điện thế bằng 0)? A. Giữa hai đầu chuông điện đang reo. B. Giữa hai đầu bóng đèn đang để trong tiệm bán đồ điện. C. Giữa hai đầu đèn Led đang sáng. D. Giữa hai cực của pin còn mới khi chưa mắc vào mạch. 7. Trong các phép đổi sau đây, phép đổi nào sai? A. 0,48V = 48mV. B. 8,5V = 8500mV. C. 430mV = 0,43V. D. 120V = 0,12kV. 8. Trên một bóng đèn có ghi 6V – 3W. Bóng đèn này có thể sử dụng tốt nhất với hiệu điện thế là bao nhiêu? A. 3V. B. 6V. C. 18V. D. Bất kì hiệu điện thế nào. 9. Có hai bóng đèn như nhau, cùng loại 3V được mắc song song và nối với hai cực của một nguồn điện. Nguồn điện nào là hợp lí nhất khi đó? A. Loại 1,5V. B. Loại 12V. C. Loại 3V. D. Loại 6V 10. Khi thấy người bị điện giật em sẽ chọn phương án nào trong các phương án sau đây: A. Chạy đến kéo người bị điện giật ra khỏi dây điện. B. Gọi điện thoại cho bệnh viện. C. Bỏ chạy ra xa người bị điện giật. D. Ngắt công tắc điện và gọi người cấp cứu. II:ĐIỀN KHUYẾT: (1 điểm) Tìm từ (cụm từ) thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: 11. a/ Khi hiệu điện thế bằng 0 thì ............................. dòng điện chạy qua bóng đèn. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ ......................... b/ Đối với đoạn mạch mắc hai đèn song song thì cường động dòng điện mạch chính bằng................... các cường độ dòng điện mạch rẽ: I..............I1..................I2 III.TỰ LUẬN: (4 điểm) 12. Nêu các qui tắc an toàn khi sử dụng điện. (1 điểm) 13. Đổi các giá trị cường độ dòng điện và hiệu điện thế sau: (1 điểm) a) 0,35A = ...................mA. b) 2500mA = ................A. c) 500kV = ........................V. d) 50mV = ...................V. 14: Có bốn bóng đèn giống hệt nhau được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức của đèn. a- Độ sáng của đèn ra sao khi K1 và K2 cùng đóng. b- Nếu một trong hai đèn bị hư, các đèn còn lại sẽ ra sao? c- Nếu bị đoản mạch một trong các đèn, các đèn còn lại sẽ ra sao? Họ và tên: Kiểm Tra Học Kì II Môn: Vật lí 7----Đề 6 Điểm Lời phê của giáo viên I.Trắcnghiệm: (2điểm). Câu 1: (0,5 điểm). Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện ? A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển. B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích. C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích. D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích. Câu 2: (0,5 điểm). Trong các vật dưới dây, vật dẫn điện là ? A. Thanh gỗ khô B. Một đoạn ruột bút chì C. Một đoạn dây nhựa D. Thanh thuỷ tinh Câu 3: (0,5 điểm). Trường hợp nào dưới đây hiệu điện thế tạo ra dòng điện khác 0 ? A. Giữa hai cực của một pin còn mới. B. Giữa hai cực của một pin còn mới trong mạch hở. C. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 2,5 V khi chưa mắc vào mạch. D. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng. Câu 4: (0,5 điểm). Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người là ? A. 30V và 100mA. B. 40V và 100mA. C. 50V và 70mA. D. 40V và 70mA. II.Tự luận: (8 điểm). Câu 5: (3 điểm). Các điện tích tương tác với nhau như thế nào ? Có mấy loại điện tích là những loại nào ? Lấy ví dụ minh hoạ ? Câu 6: (4 điểm). Một mạch điện gồm: Một nguồn điện 12V, một công tắc chung cho hai bóng đèn mắc song song. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2 là UĐ2 = 12V. a, Vẽ sơ đồ của mạch điện, xác định chiều dòng điện ? b, Tính hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ1 ? b, Biết I1 = 0,75 A và I2 = 0,5A. Tính cường độ dòng điện I ? Câu 7: (1 điểm). Vẽ sơ đồ thiết kế mạch điện gồm một công tắc điều khiển hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 3V vào nguồn điện 6V ? Họ và tên: Kiểm Tra Học Kì II Môn: Vật lí 7----Đề 7 Điểm Lời phê của giáo viên Câu 1 (2,5 điểm): Một nguồn điện, ba bóng đèn giống nhau, một khóa K, một động cơ và dây nối. Vẽ sơ đồ mạch điện trong đó tất cả các thiết bị nối tiếp với nhau và vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu động cơ, am pe kế đo cường độ dòng điện trong mạch. Hiệu điện thế ở hai đầu động cơ là 3V và ở hai đầu mỗi đèn là 1,5V. Xách định hiệu điện thế của nguồn điện. Một đèn bị cháy, các đèn còn lại có sáng không? Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi đèn, động cơ và pin khi đó bằng bao nhiêu? Câu 2: ( 2 điểm) Hai quả cầu được treo vào hai sợi chỉ tơ rồi đưa lại gần nhau ( không chạm vào nhau ) thì thấy chúng hút nhau. có nhận xét gì về sự mang điện của hai quả cầu? Trong tay em chỉ có 1 đũa thuỷ tinh và một mảnh lụa. Bằng cánh nào có thể xác định được các quả cầu ở trên có nhiễm điện hay không và nhiễm điện gì ? trình bày cách làm của em. Đ1 Đ3 (H2) Đ2 Đ4 Câu 3. ( 2 điểm) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ (H.2) a) Biết ampe kế A chỉ 5A, cường độ dòng điện chạy qua đèn 1 và đèn 2 bằng nhau và bằng 1,5A. Xác định cường độ dòng điện qua đèn Đ3 và cường độ dòng điện qua đèn Đ4. b) Mạch điện trên được mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2 bằng 4,5V. Tìm hiệu điện thế giữa hai đầu các bóng đèn còn lại. Câu 4. ( 2 điểm ) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm cã bộ 1 pin, hai đèn Đ1, Đ2 và khãa K với yêu cầu: K mở cả hai đèn đều s¸ng, K đóng cả hai đèn đều tắt. Hãy giải thích cho từng trường hợp? Bài 5 (1,5 điểm): Có hai bóng đèn Đ1 và Đ2; ba công tắc K1, K2, K3; một nguồn điện. Hãy mắc một mạch điện thỏa mãn đủ các yêu cầu sau: Khi muốn đèn Đ1 sáng, chỉ bật công tắc K1. Khi muốn đèn Đ2 sáng, chỉ bật công tắc K2. Khi Muốn đèn Đ1 và đèn Đ2 cùng sáng, chỉ bật công tắc K3.
Tài liệu đính kèm: