Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2015 - 2016 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

docx 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1115Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2015 - 2016 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2015 - 2016 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD ĐT NHA TRANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2015-2016
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Thời gian làm bài: 15 phút (không kể thời gian phát đề)
Học sinh chọn đáp án đúng nhất và ghi trên giấy làm bài
Câu 1: “Ở đây, người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cử theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên”. Câu văn trên trích từ văn bản:
A .Cô Tô
B .Vượt thác
C . Sông nước cà mau
D . Cây tre Việt Nam
Câu 2: Trong văn bản “Vượt thác”, hình ảnh dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn lúc ở nhà với đặc điểm:
A .Nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì
C .Hiền lành, ít nói
B .Quả cảm, đầy kinh nghiệm
D .Mạnh mẽ mà cũng rất dịu dàng
Câu 3: Đọc đoạn văn: “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.”
Đoạn văn cho ta cảm nhận cảnh mặt trời mọc trên biển:
A .Rực rỡ và tráng lệ
C .Êm dịu và thơ mộng
B .Đông vui và thanh bình
D . Hiểm trờ và hùng vĩ
Câu 4: Trong bài thơ “Lượm”, dòng thơ “Lượm ơi, còn không?” đã thể hiện:
A . Tình cảm yêu thương chân thành của tác giả dành cho chú bé Lượm.
B . Tình cảm vừa trìu mến, vừa yêu thương của tác giả dành cho người đồng đội tuổi còn nhỏ.
C . Niềm đau xót, thương tiếc của tác giả trước sự hy sinh anh dũng của chú bé liên lạc.
D . Tình yêu mến của mọi người dành cho chú bé Lượm.
Câu 5: “Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng  không ai đáp lại  .Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm.” ( Tô Hoài)
Đoạn văn trên cho em biết nhân vật Dế Mèn có điểm chưa tốt đó là:
A .Dũng cảm, tự tin.
C .Ham chơi, đua đòi.
B .Kiêu căng, sống ích kỉ.
D .Hung hăng, xốc nổi.
Câu 6: Đặc điểm về ngôi kể và người kể chuyện trong văn bản “Buổi học cuối cùng” đó là:
A . Kể chuyện theo ngôi kể thứ ba, người kể chuyện là tác giả.
B . Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người kể chuyên là cậu bé Phrăng.
C . Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện là tác giả.
D . Kể chuyên theo ngôi thứ ba, người kể chuyện là thầy Ha-Men
Câu 7: Câu văn “Cái giếng nước ngọt ở rìa một hòn đảo giữa bể, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn cái chợ trong đât liền”(Nguyễn Tuân) có sử dụng:
A . Một phép so sánh.
C . Phép so sánh và phép nhân hóa.
B . Hai phép so sánh.
D . Phép nhân hóa.
Câu 8: Câu có đầy đủ các thành phần chính và thành phần phụ là câu:
A . Sương treo đầu ngọn cỏ.
C . Mỗi chiếc là rụng có một linh hồn riêng.
B . Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
D . Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
Câu 9: Câu tồn tại là câu:
A . Buồng chuối đốm quả chín vàng.
C . Giữa biển lúa vàng, nhấp nhô những chiếc nón trắng.
B . Suốt năm, tre xanh rờn đầy sức sống.
D . Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại.
Câu 10: Câu văn “Rặng râm bụt cũng sắp có nụ” có các phó từ:
A . Chỉ sự tiếp diễn tương tự và chỉ thời gian
C . Chỉ thời gian
B . Chỉ sự phủ định và chỉ mức độ
D . Chỉ mức độ
Câu 11: Các phó từ có ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn tương tự đó là:
A. Vẫn, cũng, lại.
C. Sẽ, sắp, mới
B. Đang, đã, vừa.
D. Không, rất, lắm.
Câu 12: Khi làm văn miêu tả, người viết không cần phải:
A . Quan sát, so sánh.
C . Nhận xét, đánh giá.
B . Liên tưởng, tưởng tượng.
D. Xây dựng cốt truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_THI_HKII_20152016_NHA_TRANG.docx