TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA HOC KI II NĂM HỌC 2015-2016 TRƯƠNG VĂN CHỈ MÔN: TOÁN KHỐI 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I/ PHẦN TỰ CHỌN: (2 điểm) Học sinh chọn một trong hai câu sau để làm bài: Câu 1: (2 điểm) a) Nêu quy tắc nhân hai đơn thức (Thông hiểu) b) Áp dụng tính: (Vận dụng thấp) Câu 2: (2 điểm) a) Nêu mối quan giữa góc đối diện với cạnh lớn hơn. (Nhận biết) b) Áp dụng: So sánh các góc của tam giác ABC, biết: AB=3cm; AC=4cm, BC=6cm. (Vận dụng thấp) II/ PHẦN BẮT BUỘC: (8 điểm) Bài 1: (2 điểm) Cho hai đa thức P(x) = 2x2 – 3x + 1 Q(x) = x2 – 2x – 2 a/ Tính tổng P(x) + Q(x) (Vận dụng thấp) b/ Tính hiệu P(x) – Q(x) (Vận dụng thấp) Bài 2: (2 điểm) Số cân nặng của 30 học sinh trong một lớp được ghi lại như sau: 28 30 31 30 32 30 32 30 31 31 29 29 30 28 30 31 31 33 30 30 30 29 31 30 33 30 30 32 32 32 a. Dấu hiệu ở đây là gì? (Vận dụng thấp) b. Lập bảng “tần số”. (Vận dụng thấp) c. Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu. (Vận dụng thấp) Bài 3: (2 điểm) a. Tính giá trị biểu thức: tại x=1; y=2 (Vận dụng thấp) b. Tìm nghiệm của đa thức f(x) = 3x – 9 (Vận dụng thấp) Bài 4: (2 điểm) Cho tam giác ABC cân tại A, AM là đường trung tuyến. a. Chứng minh tam giác ABM bằng tam giác ACM. (Vận dụng thấp) b. Chứng minh AM vuông góc với BC. (Vận dụng thấp) c. Cho AB = 5cm, BC = 6cm. Tính độ dài AM. (Vận dụng cao) -------------------- Hết -------------------- Hiếu Nghĩa ngày 29, tháng 02, năm 2016 GVBM Lâm Văn Bổng TRƯỜNG THCS HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HKII TRƯƠNG VĂN CHỈ NĂM 2015-2016 MÔN: TOÁN KHỐI 7 Câu Nội dung Điểm I/ PHẦN TỰ CHỌN: 1a Muốn nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau. 1 1b 0,5 0,5 2a Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn. 1 2b Ta có AB<AC<BC 0,5 0,5 II/ PHẦN BẮT BUỘC: 1a P(x)+Q(x)=(2x2 –3x+1)+(x2 –2x–2) =2x2 –3x+1+x2 –2x–2 = (2x2+x2)+(–3x–2x)+(1–2) = 3x2–5x-1 0,5 0,5 1b P(x)-Q(x)=(2x2 –3x+1)-(x2 –2x–2) =2x2 –3x+1-x2+2x+2 = (2x2-x2)+(–3x+2x)+(1+2) = x2–x+3 0,5 0,5 2a Dấu hiệu ở đây là số cân nặng của mỗi học sinh trong một lớp. 0,5 2b Giá trị (x) 28 29 30 31 32 33 Tần số (n) 2 3 12 6 5 2 N = 30 0,5 2c 0,5 0,5 3a 0.5 0,5 3b 3x – 9 = 0 x = 3 Vậy x = 3 là nghiệm của đa thức f(x) 0.5 0,5 4a Chứng minh tam giác ABM bằng tam giác ACM 1 4b Chứng minh AM vuông góc BC 0,5 4c Tính AM = 4cm 0,5 *Học sinh làm cách khác cho điểm tương đương* Hiếu Nghĩa ngày 29, tháng 02, năm 2016 GVBM Lâm Văn Bổng
Tài liệu đính kèm: