Đề kiểm tra học kì II, năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn, lớp 6 thời gian: 90 phút (không kể phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II, năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn, lớp 6 thời gian: 90 phút (không kể phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II, năm học 2015 - 2016 môn ngữ văn, lớp 6 thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2015-2016
Môn NGỮ VĂN, Lớp 6
Đề chính thức
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 2,0đ ) - Thời gian làm bài 10 phút 
Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.
Câu1: Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào được viết bằng thể loại kí ?
A. Dế Mèn phiêu lưu kí B. Cô Tô 
C. Buổi học cuối cùng D. Bức tranh của em gái tôi
Câu 2: Văn bản nào sau đây được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp?
 A. Đêm nay Bác không ngủ B. Cây tre Việt Nam
 C. Cô Tô D. Bức tranh của em gái tôi
Câu 3: Trong các tác giả sau, tác giả nào đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật ?
 A. Nguyễn Tuân B. Đoàn Giỏi 
 C. Thép Mới D. Minh Huệ 
Câu 4: Ý nghĩa của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Tô Hoài) là:
 A. Tình yêu nước được biểu hiện qua tình yêu tiếng nói dân tộc.
 B. Ngợi ca thiên nhiên, đất nước, lao động.
 C. Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. 
 D. Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.
Câu 5: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì ?
 A. Quan hệ thời gian B. Sự tiếp diễn tương tự
 C. Sự phủ định D. Kết quả và hướng
Câu 6. Trường hợp nào sau đây không sử dụng phép hoán dụ ?
 A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
 B. Miền Nam đi trước về sau
 C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy 
 D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim của Bác.
Câu 7: Dòng nào nêu chính xác lỗi của câu “Trải qua bao thế kỉ với biết bao sự kiện đã diễn ra trên mảnh đất của chúng tôi.”?
 A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ
 C. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ D. Sử dụng từ không hợp nghĩa
Câu 8: Khi làm bài văn miêu tả, người viết không cần đến kĩ năng nào?
 A. Quan sát, nhìn nhận B. Nhận xét, đánh giá 
 C. Liên tưởng, so sánh D. Xây dựng cốt truyện
- Hết -
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2015-2016
Môn NGỮ VĂN, Lớp 6
Đề chính thức
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám khảo 1
Lời phê
STT
Số tờ
Giám khảo 2
Số phách
II - PHẦN TỰ LUẬN: (8,0đ) - Thời gian làm bài 80 phút 
Câu 1: (1,5đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi a,b,c cho bên dưới
“Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.”
 (Trích Cây tre Việt Nam - Thép Mới) 
a.Trình bày hiểu biết của em về tác giả Thép Mới. 
b. Khái quát nội dung biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên bằng một câu trần thuật đơn.
c. Xác định các thành phần chính và thành phần phụ trong câu văn sau:
“Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát.”
Câu 2: (1,5đ) Viết một đoạn văn miêu tả ngắn với nội dung tự chọn, trong đó có dùng phép nhân hóa. Xác định kiểu nhân hóa được sử dụng trong đoạn văn vừa viết.
Câu 3: (5,0đ) Hãy viết bài văn tả người thân yêu của em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...) vào một ngày chủ nhật gần nhất.
BÀI LÀM
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Kết quả
II - PHẦN TỰ LUẬN:
HƯỚNG DẪN CHẤM
Ðề kiểm tra HỌC KÌ II, Năm học 2015-2016 - Môn NGỮ VĂN, Lớp 6
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 đ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Kết quả
B
A
A
C
D
A
C
D
II - PHẦN TỰ LUẬN : (8 đ) 
Câu 1: (1,5đ)
a. (0,5đ) Trình bày hiểu biết về tác giả Thép Mới 
+ Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở Hà Nội.
+ Ngoài viết báo ông còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.
(0,5đ) Khái quát nội dung biểu đạt chủ yếu của đoạn văn bằng một câu trần thuật đơn. Chẳng hạn: Đoạn văn diễn tả mối quan hệ gắn bó giữa tre với con người Việt Nam trên con đường đi tới tương lai. 
(0,5đ) Xác định:
- Các thành phần chính ( 0,25đ)
+ Chủ ngữ: tre xanh
+ Vị ngữ: vẫn là bóng mát
-Thành phần phụ: trên đường trường ta dấn bước (0,25đ)
Câu 2: (1,5đ) - Viết đoạn văn theo yêu cầu có sử dụng nhân hóa (1,0đ)
 	- Xác định đúng kiểu nhân hóa (0,5đ) 
Câu 3: (5,0 đ)
Viết bài văn miêu tả
 *-Yêu cầu về kĩ năng:
-Biết viết bài văn tả người;
-Bố cục đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài;
-Biết tách đoạn phần thân bài;
-Lời văn trong sáng, mạch lạc.
 *-Yêu cầu về kiến thức
Tả người thân yêu vào một ngày chủ nhật.
 * Sau đây là gợi ý về một cách làm bài và biểu điểm:
Mở bài: Giới thiệu người thân yêu được tả trong một ngày chủ nhật gần nhất. (0,5đ)
Thân bài: Miêu tả chi tiết về người thân yêu trong ngày chủ nhật ấy. (4,0đ)
 - Ngoại hình. (1,0đ)
 - Cử chỉ, lời nói gắn với một số công việc làm cụ thể. (2,0đ)
 - Thái độ, tình cảm của người thân yêu đối với em và đối với mọi người trong gia đình. (1,0đ) Kết bài: Nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về người thân yêu được tả qua ngày chủ nhật đó. (0,5đ)	
* Lưu ý: Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm; nên khuyến khích những bài làm sáng tạo.
- Hết -

Tài liệu đính kèm:

  • docDeHDCVan_6HK220152016Chau_ThanhBen_Tre.doc