Đề kiểm tra học kì II năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 7 thời gian: 90 phút

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 7 thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II năm học 2015 – 2016 môn: Ngữ văn 7 thời gian: 90 phút
PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS TT VŨNG LIÊM Môn: NGỮ VĂN 7
 Thời gian: 90’
ĐỀ 1:
* MA TRẬN ĐỀ:
Mức độ
 Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
TN 
TL
TN 
TL
TN 
TL
TN 
TL
TRẮC NGHIỆM
Nhận biết tác giả, tác phẩm, thể thơ, định nghĩa.
Chỉ ra đúng sai, tìm câu ứng với nội dung.
Số câu
Số điểm
2 câu
0.5 đ
2 câu
0.5 đ
4 câu
1 đ
TỰ LUẬN
Văn nghị luận chứng minh, giải thích. 
Nêu ý nghĩa, Cách làm bài, bố cục, nêu định nghĩa.
- Cho ví dụ
Viết bài nghị luận chứng minh, giải thích.
Số câu
Số điểm
1 câu
1 đ
1 câu
1 đ
1 câu
1 đ
1 câu 
6 đ
4 câu
9 đ
Tổng hợp
3 câu
(1.5 điểm)
3 câu
(1.5 điểm)
1 câu
(1 điểm)
1 câu
(6 điểm)
8 câu
(10 điểm)
 I/ Phần trắc nghiệm: (1 điểm)
 Câu 1: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả nào?
 a. Hoài Thanh. b. Phạm Văn Đồng. 
 c. Hồ Chí Minh. d. Đặng Thai Mai.
 Câu 2: Khái niệm sau đây đúng hay sai?
 “Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ”
 a. Đúng. b. Sai. 
 Câu 3: Yếu tố nào không có trong bài văn nghị luận?
 a. Luận điểm. b. Luận cứ. c. Cốt truyện. d. Lập luận.
 Câu 4: Câu tục ngữ nào sau đây nói về lòng biết ơn?
 a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. b. Lá lành đùm lá rách. 
 c. Có công mài sắt, có ngày nên kim. d. Cái răng cái tóc là gốc con người.
 II/ Phần tự luận: (9 điểm) 
 Câu 1: Nêu ý nghĩa văn bản “Ca Huế trên sông Hương”? (1 điểm)
 Câu 2: Thế nào là liệt kê? Cho ví dụ? (1 điểm)
 Câu 3: Dàn bài của bài văn lập luận chứng minh gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? (1 điểm)
 Câu 4: Làm văn: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. (6 điểm)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
 I/ Phần trắc nghiệm: (1 điểm)
 Câu 1: b Câu 2: a Câu 3: c Câu 4: a
 II/ Phần tự luận: (9 điểm) 
 Câu 1: Nêu đúng ý nghĩa. (1 điểm). 
 Câu 2: Nêu đúng khái niệm liệt kê. (0.5 điểm)
 Cho đúng ví dụ. (0.5 điểm)
 Câu 3: Nêu đúng dàn bài 3 phần. Nội dung từng phần. (mỗi ý đúng 0.25 điểm)
 Câu 4: (6 điểm)
 Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau :
 * Mở bài: (1 điểm)
 - Giới thiệu vấn đề.
 - Dẫn đề bài.
 - Biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc. 
 * Thân bài: (4 điểm) 
 - Giải thích câu tục ngữ.
 - Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 + Từ xưa: có các lễ hội, cúng tổ tiên, . . .
 + Ngày nay: có ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo, chính sách đền ơn đáp nghĩa, . . .
 Kết bài: (1 điểm)
 - Tự hào về truyền thống của dân tộc.
 - Bảo vệ truyền thống bằng cách biết ơn cha mẹ, thầy cô, những người đi trước.
 * Chú ý:
 - Hình thức:
 + Bài làm có bố cục rõ ràng, từ ngữ câu chính xác, bài viết sạch, chữ viết đẹp.
 + Mức tối đa đáp ứng đủ các yêu cầu trên (6 điểm)
 + Mức chưa đạt còn nhiều ý lủng củng, còn sai chính tả (1 - 5 điểm)
 + Mức không đạt (0 điểm)
Đề nghị: Câu hỏi trắc nghiệm A, B, C, D ghi chữ in hoa.
Đề đã thẩm định
PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS TT VŨNG LIÊM Môn: NGỮ VĂN 7
 Thời gian: 90’
ĐỀ 2:
 I/ Phần trắc nghiệm: (1 điểm)
 Câu 1: Văn bản “Sống chết mặc bay” của tác giả nào?
 a. Phạm Duy Tốn. b. Hoài Thanh. 
 c. Phạm Văn Đồng. d. Đặng Thai Mai.
 Câu 2: “Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian” đúng hay sai?
 a. Đúng. b. Sai. 
 Câu 3: Văn chương có những công dụng gì?
 a. Văn chương là hình dung của sự sống. b. Văn chương sáng tạo ra sự sống. 
 c. Cả a, b đúng. d. Cả a, b sai.
 Câu 4: Câu tục ngữ nào sau đây nói về kinh nghiệm thời tiết? 
 a. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. b. Tấc đất tấc vàng. 
 c. Một mặt người bằng mười mặt của. d. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
 II/ Phần tự luận: (9 điểm) 
 Câu 1: Nêu ý nghĩa văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”? (1 điểm)
 Câu 2: Thế nào là rút gọn câu? Cho ví dụ? (1 điểm)
 Câu 3: Dàn bài của bài văn lập luận giải thích gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? (1 điểm)
 Câu 4: Làm văn: Chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống chúng ta”. (6 điểm)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
 I/ Phần trắc nghiệm: (1 điểm)
 Câu 1: a Câu 2: a Câu 3: d Câu 4: a
 II/ Phần tự luận: (9 điểm) 
 Câu 1: Nêu đúng ý nghĩa. (1 điểm). 
 Câu 2: Nêu đúng khái niệm liệt kê. (0.5 điểm)
 Cho đúng ví dụ. (0.5 điểm)
 Câu 3: Nêu đúng dàn bài 3 phần. Nội dung từng phần. (mỗi ý đúng 0.25 điểm)
 Câu 4: (6 điểm)
 Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau :
 * Mở bài: (1 điểm)
 - Giới thiệu vấn đề.
 - Dẫn đề bài.
 - Nêu luận điểm cần chứng minh. 
 * Thân bài: (4 điểm) 
 - Vai trò của rừng đối với đời sống con người.
 + Rừng cung cấp các loài gỗ quý.
 + Rừng cung cấp các loài động thực vật.
 + Rừng chống hạn hán, lũ lụt, . . .
 + Rừng cung cấp oxi, hút khí bụi.
 - Ảnh hưởng của việc không bảo vệ rừng.
 - Biện pháp bảo vệ rừng.
 Kết bài: (1 điểm)
 - Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.
 - Bài học bản thân.
 * Chú ý:
 - Hình thức:
 + Bài làm có bố cục rõ ràng, từ ngữ câu chính xác, bài viết sạch, chữ viết đẹp.
 + Mức tối đa đáp ứng đủ các yêu cầu trên (6 điểm)
 + Mức chưa đạt còn nhiều ý lủng củng, còn sai chính tả (1 - 5 điểm)
 + Mức không đạt (0 điểm)
PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS TT VŨNG LIÊM Môn: NGỮ VĂN 7
 Thời gian: 90’
ĐỀ 3:
 I/ Phần trắc nghiệm: (1 điểm)
 Câu 1: Văn bản nào sau đây của Phạm Văn Đồng?
 a. Ý nghĩa văn chương. b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 
 c. Đức tính giản dị của Bác Hồ. d. Sống chết mặc bay.
 Câu 2: Thế nào là câu rút gọn?
 a. Là câu lược bỏ một số thành phần câu. 
 b. Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. 
 c. Cấu tạo bằng một cụm chủ vị.
 d. Là câu lược bỏ chủ ngữ.
 Câu 3: Trong văn nghị luận yếu tố nào bắt buộc phải có mặt?
 a. Luận điểm. b. Lập luận. 
 c. Luận cứ. d. Cả 3 ý trên.
 Câu 4: Câu nào sau đây không phải là câu tục ngữ? 
 a. Tấc đất, tấc vàng. b. Một mặt người bằng mười mặt của. 
 c. Khỏe như voi. d. Không thầy đố mày làm nên.
 II/ Phần tự luận: (9 điểm) 
 Câu 1: Nêu ý nghĩa văn bản “Sống chết mặc bay”? (1 điểm)
 Câu 2: Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Kể ra? (1 điểm)
 Câu 3: Thế nào là văn nghị luận chứng minh? (1 điểm)
 Lớp 7.1: Viết đoạn văn khoảng 10 dòng nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta có dùng ít nhất một trạng ngữ chỉ thời gian.
 Câu 4: Làm văn: Chứng minh rằng: “Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường”. (6 điểm)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
 I/ Phần trắc nghiệm: (1 điểm)
 Câu 1: b Câu 2: a Câu 3: d Câu 4: c
 II/ Phần tự luận: (9 điểm) 
 Câu 1: Nêu đúng ý nghĩa. (1 điểm). 
 Câu 2: Nêu đúng có 2 cách. (0.5 điểm)
 Kể đúng mỗi cách. (0.5 điểm)
 Câu 3: Nêu đúng khái niệm. (1 điểm)
 Lớp 7.1: Viết đoạn văn theo yêu cầu. (1 điểm)
 Câu 4: (6 điểm)
 Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau :
 * Mở bài: (1 điểm)
 - Giới thiệu vấn đề.
 - Dẫn đề bài.
 - Nêu luận điểm cần chứng minh. 
 * Thân bài: (4 điểm) 
 - Giải thích ngắn môi trường là gì?
 - Nêu lợi ích của môi trường đối với đời sống con người.
 - Nêu hậu quả của việc hủy hoại môi trường.
 - Biện pháp hành động bảo vệ môi trường.
 Kết bài: (1 điểm)
 - Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường đối với cuộc sống con người.
 - Bài học về bảo vệ môi trường.
 * Chú ý:
 - Hình thức:
 + Bài làm có bố cục rõ ràng, từ ngữ câu chính xác, bài viết sạch, chữ viết đẹp.
 + Mức tối đa đáp ứng đủ các yêu cầu trên (6 điểm)
 + Mức chưa đạt còn nhiều ý lủng củng, còn sai chính tả (1 - 5 điểm)
 + Mức không đạt (0 điểm)
PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 2015 – 2016
TRƯỜNG THCS TT VŨNG LIÊM Môn: NGỮ VĂN 7
 Thời gian: 90’
ĐỀ 4:
 I/ Phần trắc nghiệm: (1 điểm)
 Câu 1: Văn bản “Sống chết mặc bay” của tác giả nào? ?
 a. Hồ Chí Minh. b. Phạm Văn Đồng. 
 c. Phạm Duy Tốn. d. Hà Ánh Minh.
 Câu 2: Theo Hoài Thanh nguồn gốc của văn chương là:
 a. Từ sách vở mà có. 
 b. Từ trong câu chuyện hoang đường. 
 c. Từ sự sống.
 d. Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.
 Câu 3: Văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” thuộc phương thức biểu đạt?
 a. Tự sự. b. Miêu tả. 
 c. Biểu cảm. d. Nghị luận.
 Câu 4: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” rút gọn thành phần nào? 
 a. Chủ ngữ. b. Vị ngữ. 
 c. Cả câu. d. Cả 3 đều đúng.
 II/ Phần tự luận: (9 điểm) 
 Câu 1: Nêu ý nghĩa văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”? (1 điểm)
 Câu 2: Thế nào là câu đặc biệt? Xác định câu đặc biệt trong đoạn trích sau: (1 điểm)
 Mùa xuân! Họa Mi cất tiếng hót. Mọi vật như bừng tỉnh giấc.
 Câu 3: Dàn bài của bài văn lập luận giải thích gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần? (1 điểm)
 Câu 4: Làm văn: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có chí thì nên”. (6 điểm)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
 I/ Phần trắc nghiệm: (1 điểm)
 Câu 1: c Câu 2: d Câu 3: d Câu 4: a
 II/ Phần tự luận: (9 điểm) 
 Câu 1: Nêu đúng ý nghĩa. (1 điểm). 
 Câu 2: Nêu đúng khái niệm. (0.5 điểm)
 Xác định đúng câu đặc biệt: Mùa xuân! (0.5 điểm)
 Câu 3: Nêu đúng dàn bài 3 phần. Nội dung từng phần. (mỗi ý đúng 0.25 điểm)
 Câu 4: (6 điểm)
 Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau :
 * Mở bài: (1 điểm)
 - Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết.
 - Dẫn câu tục ngữ. 
 * Thân bài: (4 điểm) 
 - Giải thích nghĩa đen nghĩa bóng của câu tục ngữ.
 - Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
 + Ý chí, nghị lực là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
 + Không có lí tưởng, ý chí, nghị lực sẽ không làm được gì cả.
 + Những người có ý chí, có nghị lực vươn lên trong cuộc sống đều thành công.
 + Ý chí, sự cầu tiến, tinh thần vượt khó giúp ta vượt qua mọi trở ngại, thử thách để đạt được những gì ta mong muốn.
 Kết bài: (1 điểm)
 - Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của câu tục ngữ.
 * Chú ý:
 - Hình thức:
 + Bài làm có bố cục rõ ràng, từ ngữ câu chính xác, bài viết sạch, chữ viết đẹp.
 + Mức tối đa đáp ứng đủ các yêu cầu trên (6 điểm)
 + Mức chưa đạt còn nhiều ý lủng củng, còn sai chính tả (1 - 5 điểm)
 + Mức không đạt (0 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI THAM KHAO VAN 7 HKII 15 - 16.doc