MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- MÔN VẬT LÍ 6 – NĂM HỌC 2014- 2015 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL Sự nở vì nhiệt của các chất. Nhiệt độ - nhiệt kế. Thang nhiệt độ. (6 tiết) - Biết các chất nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi - Biết các chất lỏng, rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. - Biết nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ - Hiểu được khi thể tích tăng thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng giảm. - Hiểu được nguyên lý của các loại nhiệt kế thông thường. - Vận dụng kiến thức về sự nở vi nhiệt để giải thích một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. - Sử dụng được nhiệt kế đo nhiệt độ. Số câu 5 câu(C2, 8, 9, 11) 1câu (C1) 2 câu(C1, 13) 1 câu (C2) 9 câu Số điểm 1,25 2,0 0,5 1,5 5,25 đ Sự chuyển thể. (6 tiết) - Biết các khái niệm về sự chuyển thể. - Nêu được đặc điểm về nhiệt độ của quá trình nóng chảy, đông đặc. - Nêu đặc điểm về nhiệt độ sôi. - Dựa vào biểu đồ xác định được quá trình chuyển thể của vật và nhiệt độ của vật trong quá trinh chuyển thể đó. - Hiểu được quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng của các chất. - Hiểu được quá trình chuyển thể trong sự ngưng tụ của chất lỏng. - Giải thích được 1 số hiện tượng tự nhiên. - Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. Số câu hỏi 6 câu(3, 7, 10, 12, 14) 2 câu (4, 5) 2 câu( 3b,c) 1 câu ( C6) 1 câu (3a) 12 câu Số điểm 1,5 0,5 1,0 0,25 1,5 4,75 đ Tổng câu 11câu 1 câu 4 câu 2 câu 1 câu 1 câu 20 Tổng diểm 4,75 đ 2,0 đ 3,25 10 Tỉ lệ % 47,5% 20 % 32,5% 100% TRƯỜNG: ---------------------------- LỚP: --------- HỌ VÀ TÊN:------------------------------ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015 PHẦN TRẮC NGHIỆM (Thời gian: 15 phút) Điểm Lời phê của giáo viên: A/ TRẮC NGHIỆM (4 điểm) I/Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn. Khối lượng của vật tăng b. Khối lượng của vật giảm Khối lượng riêng của vật giảm d. Khối lượng riêng của vật tăng Câu 2: Nhiệt kế nào dưới đây dùng để đo nhiệt độ cơ thể? a. Nhiệt kế rượu b. Nhiệt kế thủy ngân. c. Nhiệt kế y tế. d. Cả ba nhiệt kế trên đều không dùng được. Câu 3:Trong thời gian vật đang nóng chảy, nhiệt độ của vật như thế nào? a. Luôn tăng b. Luôn giảm c. Không đổi d. Lúc đầu tăng sau đó giảm. Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không xảy ra sự nóng chảy: Đốt một ngọn đèn dầu. Đốt một ngọn nến. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. Đúc một cái chuông đồng. Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ: a. Sương đọng trên lá cây. b. Sự tạo thành sương mù. c. Sự tạo thành hơi nước. d. Sự tạo thành mây. Câu 6: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc đồng ? a. Sự nóng chảy và sự đông đặc. b. Sự nóng chảy và sự bay hơi. c. Sự bay hơi và sự ngưng tụ. d. Sự bay hơi và sự đông đặc. Câu 7: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: a. Nước trong cốc càng ít. b. Nước trong cốc càng nhiều. c. Nước trong cốc càng nóng. d. Nước trong cốc càng lạnh. Câu 8: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng ? a. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc. b. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông dặc. c. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thấp hơn nhiệt độ đông đặc. d. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc. II. Điền từ (cụm từ) thích hợp vào ô trống trong các câu sau: Câu 9: Băng kép khi bị ........................ hay ....................... đều bị cong lại. Câu 10: Nước sôi ở nhiệt độ ..................... Nhiệt độ này gọi là ......................... của nước. III. Điền chữ “Đ” nếu nhận định đúng, chữ “S” nếu nhận định sai vào ô vuông ở các câu sau: Câu 11: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Câu 12: Trong thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. Câu 13: Để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi dùng nhiệt kế rượu. Câu 14: Sự ngưng tụ là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi. TRƯỜNG: ---------------------------- LỚP: --------- HỌ VÀ TÊN:---------------------------------- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015 PHẦN TỰ LUẬN (Thời gian 30 phút) Điểm Lời phê của giáo viên: B. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. (2,0 điểm): a. Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. b. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất; chất nào nở vì nhiệt ít nhất? Câu 2. (1,5điểm): Tại sao người ta làm đường bêtông không đổ liền thành một dải mà đổ thành các tấm tách biệt với nhau bằng những khe để trống ? Câu 3. (2,5 điểm): Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng khi được đun nóng: Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Nhiệt độ (0C) 20 30 40 50 60 70 80 80 80 a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. b. Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất lỏng từ phút thứ 12 đến phút thứ 16 ? c. Chất lỏng này có phải là nước không ? HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM MÔN VẬT LÍ 6 (HỌC KÌ II) NĂM HỌC 2014- 2015 A. TRẮC NGHIỆM (4 đ): Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án b c c a c a c d đốt nóng- làm lạnh 1000C- nhiệt độ sôi S Đ S S Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 B. TỰ LUẬN (6đ): Câu Đáp án Điểm 1 a) Các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn: - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. b) Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. 0,5 0,5 1,0 2 Đường đi bằng bêtông thường đổ thành từng tấm và đặt cách nhau bởi những khe trống để khi nhiêt độ thay đổi thì chúng nở ra hay co lại mà không làm hỏng đường. 1,5 3 a) Vẽ đúng đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. b) Từ phút thứ 12 đến phút thứ 16 chất lỏng đang sôi. c) Không. Chất lỏng này là rượu.Vì nhiệt độ sôi của rượu là 800C. 1,5 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm: