Đề kiểm tra học kì II, năm học 2014 - 2015 môn ngữ văn, lớp 8 thời gian: 120 phút (không kể phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 879Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II, năm học 2014 - 2015 môn ngữ văn, lớp 8 thời gian: 120 phút (không kể phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II, năm học 2014 - 2015 môn ngữ văn, lớp 8 thời gian: 120 phút (không kể phát đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2014-2015
Môn NGỮ VĂN, Lớp 8
Đề chính thức
Thời gian: 120 phút (không kể phát đề)
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 2.0đ ) - Thời gian làm bài 10 phút 
Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Lời đề từ của bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ) là gì? 
Lời tâm sự của tôi 
Lời con hổ ở vườn bách thú 
Lời con hổ bị nhốt
Lời con hổ nhớ rừng 
Câu 2: Nhận xét nào sau đây chưa đúng về bài thơ Tức cảnh Pác Bó?
 A. Bài thơ như một áng thơ Đường nhưng ngôn ngữ, hình ảnh và cảm xúc thật giản dị, gần gũi.
 B. Bài thơ chứng tỏ Bác là chiến sĩ mang tâm hồn thi sĩ.
 C. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, niềm lạc quan trong cuộc sống của Bác.
 D. Bài thơ muốn nhấn mạnh những gian khổ, thiếu thốn mà Bác phải chịu đựng ở Việt Bắc.
Câu 3: Bài Chiếu dời đô ( Lý Công Uẩn) thuộc kiểu văn bản nào?
 A. Văn tự sự 
 B. Văn nghị luận 
 C. Văn miêu tả 
 D. Văn biểu cảm
Câu 4: Dòng nào không phải là luận điểm được tác giả đặt tên trong văn bản Thuế máu (Hồ Chí Minh)?
 A. Chế độ lính tình nguyện 
 B. Chiến tranh và ‘‘người bản xứ’’ 
 C. Các quan cai trị nhà ta
 D. Kết quả của sự hi sinh
 Câu 5: Phần trích sau là kiểu câu nào?
 ‘‘Ta nghe hè dậy bên lòng
 Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!’’ 
 A. Câu trần thuật 
 B. Câu cảm thán 
 C. Câu nghi vấn 
 D. Câu cầu khiến
 Câu 6:Những phụ từ nào thường đứng trước động từ trong câu cầu khiến?
 A. hãy, đừng, chớ 
 B. hãy, đi, thôi 
 C. thôi, chớ, đi 
 D. đừng, đi, chớ 
 Câu 7:Các kiểu hành động nói như trình bày ( kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét...) thường dùng kiểu câu nào?
 A. Câu trần thuật B. Câu cảm thán C. Câu nghi vấn D. Câu cầu khiến 
 Câu 8: Lời văn trong bài văn thuyết minh về phương pháp (cách làm) cần đạt những yêu cầu nào?
Ngắn gọn, giàu hình ảnh
Giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp tu từ
Ngắn gọn, rõ ràng, chính xác
Giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng triệt để từ tượng hình, tượng thanh
 - Hết -
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2014-2015
Môn NGỮ VĂN Lớp 8
Đề chính thức
Thời gian: 120 phút(Không kể phát đề)
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám khảo 1
Lời phê
STT
Số tờ
Giám khảo 2
Số phách
II - PHẦN TỰ LUẬN : (8 đ) - Thời gian làm bài 110 phút
Câu 1: (1,5 đ) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
 Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơn đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du thì cần phải đi bộ.
 ( Trích Ngữ văn 8, tập 2, trang 100)
Nêu xuất xứ của văn bản chứa đoạn văn trên.
Trình bày nội dung chính của đoạn văn bằng một câu có cấu tạo hoàn chỉnh.
Chỉ ra các yếu tố biểu cảm được sử dụng trong đoạn văn nghị luận trên.
 Câu 2: (1,5 đ) Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu), nói về tham quan, du lịch, trong đó có dùng 2 lượt lời.
a) Xác định hành động nói của từng lượt lời.
b) Xác định vai xã hội và quan hệ xã hội của các nhân vật trong đoạn văn.
 Câu 3: (5,0 đ) Hiện nay ở địa phương em vẫn còn hiện tượng vi phạm Luật an toàn giao thông. Hãy viết bài văn nghị luận bàn về tác hại của hiện tượng trên (Trong bài văn có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm).
BÀI LÀM
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Kết quả
II - PHẦN TỰ LUẬN:
HƯỚNG DẪN CHẤM
Ðề kiểm tra HỌC KÌ II, Năm học 2014-2015 - Môn NGỮ VĂN, Lớp 8
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 2 đ) Mỗi câu đúng đạt 0,25 đ 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Kết quả
B
D
B
C
B
A
A
C
II - PHẦN TỰ LUẬN : ( 8,0 đ) 
Câu 1(1,5đ): 
 a) Xuất xứ của văn bản chứa đoạn trích trên: Trích trong quyển V- quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục ( ra đời năm 1762) của tác giả Ru-xô. (0,5đ)
 b) Đi bộ ngao du sẽ được tăng cường về sức khỏe, tinh thần thoải mái.( 0,5đ)
 c) Chỉ ra các yếu tố biểu cảm (0,5đ) gồm:
 + Các từ ngữ biểu cảm
 + Các câu văn biểu cảm 
Câu 2 (1.5đ): Viết đoạn văn ngắn ( 5 – 7 câu) nói về việc tham quan du lịch có dùng 2 lượt lời:
Xác định đúng hành động nói của từng lượt lời (0.5đ)
Xác định đúng vai xã hội và quan hệ xã hội ( trên - dưới, ngang hàng; thân - sơ) của các nhân vật trong đoạn văn (0.5đ)
* Đoạn văn đúng qui ước, đủ dung lượng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (0.5đ)
Câu 3: (5,0 đ) 
Yêu cầu:
Hình thức: Học sinh viết được một văn bản nghị luận (có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm) với bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả ...
Nội dung: Bàn về tác hại của việc vi phạm Luật an toàn giao thông ở địa phương.
Tiêu chuẩn cho điểm: 
* Nội dung: (4,0đ)
Mở bài (0,5 đ ): Nêu được vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng vi phạm Luật an toàn giao thông ở địa phương để lại những tác hại vô cùng to lớn.
Thân bài (3,0 đ ): Học sinh lần lượt trình bày các ý sau (triển khai bằng lí lẽ và dẫn chứng) .
 -Trình bày cụ thể những tác hại của việc vi phạm Luật an toàn giao thông ở địa phương ( 2.0đ)
 - Những giải pháp và đề xuất để góp phần hạn chế , khắc phục hiện tượng vi phạm Luật an toàn giao thông ở địa phương. (1,0đ)
 C. Kết bài (0,5đ):
 - Khẳng định lại vấn đề: Không chấp hành Luật an toàn giao thông để lại những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và xã hội
 - Liên hệ bản thân
* Hình thức: (1,0 đ)
 - Phương pháp: biết viết các đoạn văn trình bày luận điểm ( 0,25đ )
 - Bố cục: đầy đủ 3 phần ( 0,25đ )
 - Diễn đạt: trong sáng; lập luận chặt chẽ (0,25đ)
 - Chữ viết dễ đọc, ít sai chính tả(0,25đ)
 * Lưu ý: Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 
 - Hết -

Tài liệu đính kèm:

  • docDeHDCVan_8HK220142015Chau_ThanhBen_Tre.doc