PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2013-2014 Môn NGỮ VĂN, Lớp 8 Đề chính thức Thời gian: 120 phút (không kể phát đề) I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2,0đ) - Thời gian làm bài 10 phút Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài. Câu 1: Dòng nào sau đây không phải là văn bản nghị luận trung đại? A. Chiếu dời đô B. Bàn luận về phép học C. Thuế máu D. Hịch tướng sĩ Câu 2: Nước Đại Việt ta được viết theo thể văn chính luận nào? A. Cáo B. Hịch C. Tấu D. Chiếu Câu 3: Dòng nào sau đây là ý nghĩa của văn bản Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn )? A. Kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm. B. Nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược. C. Thể hiện tầm nhìn về sự phát triển của đất nước. D. Thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ về đất nước. Câu 4: Đi bộ ngao du sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Lập luận D. Thuyết minh Câu 5: Câu nghi vấn nào sau đây dùng để hỏi? A. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối B. Những người muôn năm cũ Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Hồn ở đâu bây giờ? C. Ai làm cho bể kia đầy D. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để Cho ao kia cạn cho gầy cò con? định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? Câu 6: Câu nào sau đây được dùng để thể hiện hành động điều khiển? A. Những người quý phái mặc áo ngược hoa ư? B. Bộ tóc giả và lông đính mũ có được chững chạc không? C. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây. D. Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm. Câu 7: Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gic? A. Anh cúi đầu thong thả chào. B. Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép. C. Linh là một học sinh chăm ngoan của lớp. D. Tuy phải làm nhiều việc trong gia đình nhưng bạn ấy vẫn học giỏi. Câu 8: Ý nào sau đây không phù hợp với văn bản tường trình? A. Cảm xúc của người viết tường trình B. Quốc hiệu, tiêu ngữ C. Địa điểm, thời gian. D. Chữ ký và họ tên người tường trình - Hết - PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2013-2014 Môn NGỮ VĂN, Lớp 8 Đề chính thức Thời gian:120 phút (không kể phát đề) Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giám khảo 1 Lời phê Số thứ tự Giám khảo 2 Số phách II - PHẦN TỰ LUẬN: (8 đ) - Thời gian làm bài 110 phút Câu 1: Chép chính xác bốn dòng cuối bài thơ Quê hương của Tế Hanh và nêu ý nghĩa của bài thơ trên.(1,5đ). Câu 2: a. Thế nào là vai xã hội? Thế nào là lượt lời? (0,5đ) b. Thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc hoặc chứng kiến hay tham gia, trong đó có ít nhất 2 lượt lời. Xác định số lượt lời và phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại trên. (1đ ). Câu 3: Môn Ngữ văn mang lại nhiều hiệu quả cho người học. Hãy viết bài văn nghị luận làm sáng tỏ nhận định trên. (5đ). BÀI LÀM I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Kết quả II - PHẦN TỰ LUẬN: HƯỚNG DẪN CHẤM Ðề kiểm tra HỌC KÌ II, Năm học 2013-2014 - Môn NGỮ VĂN, Lớp 8 I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2,0đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Kết quả C A B C D C B A II - PHẦN TỰ LUẬN: (8,0đ) Câu 1: (1,5đ) - Chép chính xác 4 dòng cuối bài thơ Quê hương của Tế Hanh. (1,0 đ) Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! - Ý nghĩa: Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển. (0,5 đ) *Lưu ý: - Sai hoặc thiếu một từ hoặc một câu hay sai 2 lỗi chính tả (-0,25 đ) - Thiếu tên bài thơ, tên tác giả (-0,25 đ) Câu 2: (1,5 đ) a.- Vai xã hội: là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. (0,25 đ) - Lượt lời: Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. (0,25 đ) b.- Thuật lại được một cuộc trò chuyện, trong đó có ít nhất 2 vai xã hội và 2 lượt lời. Đầu mỗi lượt có dấu gạch ngang. ( 0,5đ ) -Xác định đúng số lượt lời ( 0,25đ ) và phân tích đúng các vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại trên. ( 0,25đ ) Câu 3: Câu 3: (5,0 đ) Môn Ngữ văn mang lại nhiều hiệu quả cho người học. Hãy viết bài văn nghị luận làm sáng tỏ nhận định trên. Yêu cầu: * Phương pháp: Viết bài văn nghị luận có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. * Nội dung: (4 đ) Trình bày những ý cơ bản theo dàn bài sau: a. Mở bài: (0,5 đ) -Giới thiệu câu nhận định Môn Ngữ văn mang lại nhiều hiệu quả cho người học . -Nêu vấn đề: Câu nhận định nêu bật lợi ích của việc học môn Ngữ văn đối với người học. b. Thân bài: (3 đ) Có thể trìển khai vấn đề theo hướng sau: - Ngữ văn là một môn học công cụ giúp người học sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi trong học tập các môn học khác cũng như trong sinh hoạt, làm việc... của mọi người.(1,0đ ) + Phần Tiếng Việt trang bị kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, hội thoại....giúp người học nắm và sử dụng tốt trong nghe, đọc, nói, viết khi học các phần Đọc- hiểu văn bản và phần Tập làm văn. + Kĩ năng diễn đạt của phần Tập làm văn giúp trình bày rõ ràng, súc tích các vấn đề khi bài làm các môn học khác cũng như khi giao tiếp, khi làm việc... trong cuộc sống. +... - Các tác phẩm văn học được đọc- hiểu trong phần Văn của môn Ngữ văn sẽ giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống tốt hơn, cao thượng hơn, biết yêu thương con người và có ích cho mọi người ( kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm). (1,0 đ) + Các tác phẩm văn học sẽ nâng cao được nhận thức, bồi dưỡng được tư tưởng tốt, tình cảm đẹp và năng lực thẩm mĩ (dẫn chứng có phân tích cụ thể một số tác phẩm học trong chương trình) + Cảm thụ được các tác phẩm văn học người học sẽ có được tâm hồn cao quí, biết yêu thương mọi người, sống có nghĩa có tình hơn. Học văn cũng là học đạo làm người. +... - Để Ngữ văn thực sự là môn học mang lại nhiều hiệu quả, người học cần phải có thái độ học tập đối với bộ môn như thế nào? (1,0 đ) + Yêu thích môn học Ngữ văn; + Có phương pháp học tập khoa học, phù hợp đối với từng phần của môn học; + Thường xuyên trau dồi kĩ năng và vận dụng thành thạo kiến thức môn học vào thực hành hoặc vào trong thực tiễn cuộc sống; +... c. Kết bài: (0,5 đ) - Kết thúc vấn đề: Khẳng định vị trí, vai trò của môn Ngữ văn đối với người học. - Liên hệ bản thân * Hình thức: (1,0 đ) - Bố cục đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài ( 0,25đ ) - Biết viết các đoạn văn trình bày luận điểm ( 0,25đ ) - Diễn đạt trong sáng, có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm ( 0,25đ ) - Không sai chính tả, chữ viết dễ đọc ( 0,25đ ) *Lưu ý: Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Hết - MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013 -2014, Môn : Ngữ văn , Lớp 8 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1 Văn học - Nhận biết về kiểu VB, thể loại, PTBĐ của VB - Chép đoạn thơ - Hiểu ý nghĩa của văn bản. Nêu ý nghĩa VB thơ hiện đại Số câu: Số điểm: Tỉ lệ : Số câu: 3 Số điểm:0,75 Số câu:0,5 Số điểm:1,0 Số câu:1 Số điểm:0,25 Số câu:0,5 Số điểm:0,5 Số câu:5 Số điểm:2,5 Tỉ lệ : 25,0% Chủ đề 2 Tiếng Việt - Nhớ k/n vai xã hội, lượt lời - Hiểu, xác định được MĐN, HĐN, lựa chọn trật tự từ trong câu -Xây dựng đoạn HT; xác định lượt lời, vai XH Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: Số câu:0,5 Số điểm: 0,5 Số câu:3 Số điểm: 0,75 Số câu:0,5 Số điểm: 1,0 Số câu:4 Số điểm: 2,25 đ Tỉ lệ: 22,5% Chủ đề 3 Tập làm văn - Hiểu cách viết VB tường trình - Viết bài văn nghị luận Số câu: Số điểm: Tỉ lệ %: Số câu: 1 Số điểm:0,25 Số câu: 1 Số điểm: 5,0 Số câu: 2 Số điểm: 5,25 đ Tỉ lệ: 52,5% Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ %: Số câu: 4 Số điểm: 2,25đ Tỉ lệ %: 22,5% Số câu: 6 Số điểm: 2,75đ Tỉ lệ %: 27,5% Số câu: 1 Số điểm: 5đ Tỉ lệ %: 50% Số câu: 11 Số điểm: 10đ Tỉ lệ: 100%
Tài liệu đính kèm: