KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 8 Thời gian 90 phút làm bài I. Ma trận. Mức độ NLĐG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc - hiểu - Ngữ liệu: đoạn văn -Nhận biết thông tin về tác giả, tác phẩm. -Nhận diện về phương thức biểu đạt của đoạn văn. -Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói. - Hiểu được tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ. - Hiểu được thông điệp tác giả muốn nói qua đoạn thơ. Số câu Số điểm Tỷ lệ % 3 1,5 15% 2 1,5 15% 5 3,0 30% II. Tạo lập văn bản Viết đoạn văn nghị luận về tác hại của sự cẩu thả. Viết một bài văn nghị luận làm sáng tỏ một nhận định văn học Số câu Số điểm Tỷ lệ % 1 2 20% 1 5 50% 2 7 70% Tổng số câu Tổng số điểm Tỷ lệ % 3 1,5 15% 2 1,5 15% 1 2 20% 1 5 50% 7 10 100% ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian làm bài 90 phút) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Việc nhân nghĩa cốt để yêu dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có.” (Ngữ văn 8, tập hai) Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả. Câu 2: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu3: (0,5 điểm) Em hãy xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói cho câu thơ sau: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”. Câu 4: (0,5 điểm) Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ in đậmtrong câu thơ: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”. Câu 5: (1 điểm) Qua đoạn thơ, tác giả khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc dựa vào những yếu tố nào? PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1:(2 điểm) Viết đoạn văn triển khai luận điểm “Tác hại của sự cẩu thả” Câu 2:(5 điểm) Có nhận xét cho rằng: “Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc”. Qua văn bản đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. Họ và tên học sinh: Số báo danh: ----- Hết ----- ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian làm bài 90 phút) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của của bộ môn, giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, chú ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và sáng tạo. II. Đáp án và thang điểm Phần Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu 1 Tác phẩm: Nước Đại Việt ta (Bình ngô đại cáo) Tác giả: Nguyễn Trãi 0,25 0,25 2 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận trung đại 0,5 3 “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”. ->Câu trần thuật 0,5 4 Trật tự từ in đậm thể hiện thứ tự trước sau của các triều đại (Triều đại của lịch sử Việt Nam: Triệu, Đinh, Lí, Trần; Triều đại của lịch sử Trung Quốc: Hán, Đường, Tống, Nguyên) 0,5 5 Yếu tố xác định độc lập chủ quyền: - Nền văn hiến lâu đời. - Lãnh thổ riêng. - Phong tục, tập quán riêng. - Truyền thống lịch sử riêng. - Chủ quyền riêng 1,0 II. LÀM VĂN 1 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề yêu cầu c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: 0,25 1. Giải thích: 2. Phân tích, chứng minh: 3. Bàn luận: - Liên hệ bản thân. 1,5 d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25 2 Kĩ năng Kiến thức a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: - Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,25 a. Mở bài - Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi - Hoàn cảnh ra đời của Bình Ngô đại cáo và đoạn trích Nước Đại Việt ta. - Nêu luận điểm khái quát: Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. b. Thân bài Chứng minh nhân nghĩa là nền tảng; cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: Yên dân và trừ bạo. - Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc; muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. - Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện tư tưởng tiến bộ, tích cực, nhân quyền dân tộc. - Nhân nghĩa gắn liền với tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc. + Lịch sử dân tộc có nền văn hiến lâu đời. + Có cương giới, lãnh thổ rõ ràng. + Có phong tục tập quán riêng. + Có chế độ chủ quyền riêng song song tồn tại cới các triều đại Trung Quốc. - Sức mạnh Đại Việt là sức mạnh nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc, sức mạnh của chính nghĩa. c. Kết bài - Khẳng định Nước Đại Việt ta là bản tuyên ngôn độc lập, tự chủ dân tộc, là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. - Suy nghĩ của bản thân. 0,5 3,0 0,5 d. Sáng tạo:Lời văn mạch lạc, trong sáng, giàu hình ảnh. 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25
Tài liệu đính kèm: