TRƯỜNG THCS VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II VŨNG TÀU – BÀ RỊA-VŨNG TÀU MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 6 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. * Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!” (SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2) 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt C. Ý nghĩa văn chương D. Đức tính giản dị của Bác Hồ 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Nghị luận B. Tự sự C. Miêu tả D. Biểu cảm 3. Vì sao em chọn phương thức biểu đạt trên? A. Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc B. Vì đoạn văn tái hiện trạng thái sự việc C. Vì đoạn văn nêu ý kiến đánh giá, bàn luận D. Vì đoạn văn trên bày tỏ tình cảm, cảm xúc * Đọc câu văn: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ” để trả lời câu hỏi 4 và 5: 4. Vị trí của trạng ngữ trong câu trên nằm ở đâu? A. Đầu câu B. Giữa câu C. Cuối câu 5. Trạng ngữ của câu văn trên có tác dụng gì? A. Xác định nơi chốn B. Xác định mục đích C. Xác định nguyên nhân D. Xác định kết quả 6. Câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” sủ dụng phép tu từ nào? A. So sánh B. Nhân hoá C. Liệt kê D. Hoán dụ II. Tự luận (7 điểm): Câu 1 (1,5 điểm). Thế nào là nghệ thuật tương phản (đối lập), tăng cấp? Tìm bốn chi tiết thể hiện hai nghệ thuật trên trong truyện “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn. Câu 2 (5,5 điểm). Chứng minh và giải thích câu nói sau của Hòai Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. --------------------oOo-------------------- PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II VŨNG TÀU – BÀ RỊA-VŨNG TÀU MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 6 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Nhận xét nào sau đây không đúng với tục ngữ? A. Là một thể loại văn học dân gian B. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh C. Là kho tàng kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt D. Là những câu nói giãi bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân 2. Dòng nào dưới đây không phải là tục ngữ? A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. B. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. C. Ếch ngồi đáy giếng. D. Giấy rách phải giữ lấy lề. 3. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng thành công nhất trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” là gì? A. Tương phản B. Tăng cấp C. Tăng cấp và liệt kê D. Tương phản và tăng cấp 4. Văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” sử dụng phép lập luận gì? A. Giải thích B. Chứng minh C. Giải thích và chứng minh D. Giải thích và bình luận 5. Trường hợp nào sau đây làm cho bài văn nghị luận không có tính thuyết phục cao? A. Lý lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận B. Lí lẽ và dẫn chứng chưa được thừa nhận C. Luận điểm tương đối rõ ràng, chính xác D. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm 6. Câu nào dưới đây không phải là câu đặc biệt? A. Mùa xuân! B. Một hồi còi. C. Trời đang mưa. D. Dòng sông quê anh. II. Tự luận (7 điểm): Chọn một trong hai đề sau: Đề 1. Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân, đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến. Hãy chứng minh nhận định trên. Đề 2. Nhân dân ta có câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Hãy làm rõ ý của người xưa qua câu tục ngữ này. --------------------oOo-------------------- TRƯỜNG THCS VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II VŨNG TÀU – BÀ RỊA-VŨNG TÀU MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 6 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì? A. Giúp người lao động có được cuộc sống an nhàn, sung túc B. Giúp người lao động sống gắn bó với thiên nhiên hơn C. Giúp người lao động yêu công việc của mình hơn D. Giúp người lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động 2. Cụm từ “Những trò lố” trong nhan đề tác phẩm “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được tác giả dùng với dụng ý gì? A. Để gây sự chú ý cho người đọc B. Để trực tiếp vạch trần và tố cáo bản chất xấu xa của Va-ren C. Để nói lên quan điểm của Va-ren về những việc mình làm D. Để nói lên quan điểm của người đọc về những việc làm của Va-ren 3. Vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết? A. Vì Bác có năng khiếu văn chương B. Vì bác sinh ra ở nông thôn C. Vì thói quen diễn đạt ngôn ngữ của Bác D. Vì Bác muốn nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được 4. Câu “Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày mỗi nhiều.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu bị động. B. Câu chủ động C. Câu đặc biệt D. Câu rút gọn 5. Trong câu văn: “Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vã, ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.” tác giả dùng biện pháp gì? A. So sánh B. Nhân hoá C. Liệt kê D. Điệp ngữ 6. Lớp em muốn nhà trường sửa chữa chiếc quạt trần vừa mới bị hỏng. Em sẽ thay mặt lớp viết loại văn bản nào? A. Báo cáo B. Đề nghị C. Thông báo D. Đơn II. Tự luận (7 điểm). Em hãy giải thích và chứng minh câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm.” --------------------oOo--------------------
Tài liệu đính kèm: