Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 6 (thời gian: 90 phút) năm học: 2014 - 2015

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 6 (thời gian: 90 phút) năm học: 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 6 (thời gian: 90 phút) năm học: 2014 - 2015
UBND HUYỆN HOÀI NHƠN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: NGỮ VĂN 6 (thời gian: 90 phút)
Năm học: 2014-2015
Trường THCS. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Lớp:. . . . . . . . . . . SBD: . . . . . . . . . . . . .
Giám thị 1
Giám thị 2
Mã phách
"- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -Đường cắt phách- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Mã phách
I/ TRẮC NGHIỆM: (3điểm)
Câu 1: (1 điểm) Khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng nhất:
1/ (0,25đ) Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của tác giả nào?
A. Tô Hoài B. Tạ Duy Anh 
C. Võ Quảng D. Minh Huệ
2/ (0,25đ) Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được viết theo thể thơ nào?
A. Tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Năm tiếng D. Thất ngôn
3/ (0,25đ) Trong văn miêu tả, các năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, hư cấu ... đều quan trọng như nhau. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai 
4/ (0,25đ) Khi tả cây phượng vĩ vào mùa hè, cần tập trung tả chi tiết nổi bật nào sau đây?
A. Lá phượng vĩ xanh rờn B. Cây phượng vĩ gắn bó với tuổi học trò
C. Hoa phượng vĩ đỏ rực bầu trời D. Cành phượng vĩ khô gãy răng rắc
Câu 2: (1 điểm) Nối cột A với cột B cho thích hợp?
Cột A
Cột B
A + B
1. Đã, đang, sẽ
a. Phó từ chỉ sự phủ định
1 -> ......................
2. Không, chưa, chẳng
b. Phó từ chỉ sự cầu khiến
2 -> ......................
3. Hãy, đừng, chớ
c. Phó từ chỉ mức độ
3 -> ......................
4. Cũng, vẫn, đều
d. Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự
4 -> ......................
e. Phó từ chỉ quan hệ thời gian
Câu 3: (1 điểm) Chọn những từ : loắt choắt, loắc choắc, xinh xinh, xinh sinh, be bé, thoăn thoắt, thoăn thoắc, nghênh nghênh, ngênh ngênh điền đúng vào chỗ trống những dòng thơ sau:
 Chú bé .......................................
 Cái xắc ......................................
 Cái chân ....................................
 Cái đầu .....................................
II/ TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm) So sánh là gì ? Cho ví dụ ? 
Câu 2: (1 điểm) Qua văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, em học tập được điều gì ở nhân vật Kiều Phương? 
Câu 3: (5 điểm) Em hãy tả cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em. 
BÀI LÀM
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015:
I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) 
Câu 1: (1 điểm)
1/ 
- Mức đầy đủ: A (0,25đ)
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
2/
- Mức đầy đủ: C (0,25đ)
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
3/
- Mức đầy đủ: B (0,25đ)
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
4/
- Mức đầy đủ: C (0,25đ)
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 2: (1 điểm)
- Mức đầy đủ: 1 -> e ; 2 -> a ; 3 -> b ; 4 -> d 
 (Mỗi câu đúng 0,25đ - Tổng điểm 1đ)
- Mức chưa đầy đủ: Nối không hợp lí một câu trừ 0,25đ cho đến hết.
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 3: (1 điểm)
- Mức đầy đủ:
 Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
 ( Mỗi câu đúng 0,25đ - Tổng điểm 1đ)
- Mức chưa đầy đủ: Điền từ không hợp lí một câu trừ 0,25đ cho đến hết.
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
II/ TỰ LUẬN : (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
- Mức đầy đủ: 
+ So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (0,5đ)
+ Học sinh cho đúng ví dụ (0,5đ)
- Mức chưa đầy đủ: 
+ Nêu đúng một ý đạt 0,5đ 
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 2: (1 điểm)
- Mức đầy đủ: HS có thể nêu một số ý như sau:
+ Cần học tập và rèn luyện để tài năng được phát triển. (0,5đ)
+ Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu, vị tha. (0,5đ)
- Mức chưa đầy đủ: 
+ Nêu đúng một ý đạt 0,5đ
- Mức không tính điểm: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời.
Câu 3: (5 điểm)
- Mức đầy đủ: 
- Hình thức: bố cục rõ ràng, viết đúng thể loại văn miêu tả, diễn đạt mạch lạc ; bài viết giàu cảm xúc, biết kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự để bộc lộ cảm xúc ; sai không quá 3 lỗi các loại. (0.5 điểm)
- Nội dung : có nhiều cách diễn đạt, nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
a/ Mở bài: (0,5 điểm)
 Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra lễ chào cờ : Lễ chào cờ diễn ra vào sáng (hoặc chiều) thứ hai hàng tuần.
b/ Thân bài: (3,0 điểm)
 Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em theo một trình tự hợp lí, chú ý nhấn mạnh những nét đặc trưng riêng, độc đáo của trường. Có thể sơ lược theo trình tự sau:
- Tả quang cảnh trước, trong và sau khi lễ chào cờ diễn ra.
- Hát bài Quốc ca, Đội ca do liên đội điều khiển.
- Tả, kể các hoạt động theo trình tự: 
+ Thầy (cô) tổng phụ trách sơ kết thi đua, phát động kế hoạch cho tuần học mới ...
+ Sinh hoạt theo chủ đề: tuyên truyền an toàn giao thông, kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ...
+ Lời dặn dò của lãnh đạo Ban giám hiệu nhà trường.
....
c/ Kết bài: (1 điểm)
- Ý nghĩa của buổi lễ chào cờ. 
- Cảm nghĩ của em về buổi lễ chào cờ.
- Mức chưa đầy đủ: 
- Điểm 3.5 – 4.5 điểm: Viết đúng thể loại văn miêu tả, bố cục rõ ràng, viết đúng theo trình tự nội dung của buổi lễ chào cờ, biết cách làm nhưng thiếu một vài ý, giàu cảm xúc, sai không quá 5 lỗi các loại.
- Điểm 2.5 – 3.5 điểm: Viết đúng thể loại văn miêu tả, bố cục rõ ràng, viết đúng theo trình tự nội dung của buổi lễ chào cờ, biết cách làm nhưng còn thiếu ý, có cảm xúc, sai không quá 8 lỗi các loại. 
- Điểm 1.0 – 2.0 điểm: Bài làm sơ sài, nội dung miêu tả không theo trình tự, thiếu nhiều ý, viết lủng củng, mắc nhiều lỗi các loại.
- Mức không tính điểm: lạc đề, bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu vô nghĩa.
**************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docKTHK2_1415_VAN_6.doc