Đề kiểm tra học kì II môn: Hóa học 9 trường THCS Bình Hòa Phước

doc 7 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 4191Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn: Hóa học 9 trường THCS Bình Hòa Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II môn: Hóa học 9 trường THCS Bình Hòa Phước
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CHO MỖI LOẠI CÂU HỎI/BÀI TẬP TRONG CHỦ ĐỀ
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô\ tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Chương 3. Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Câu hỏi/bài tập định tính
Biết được tính chất vật lí, hóa học của phi kim cũng như clo, cacbon, oxit của cacbon.
- Tính chất riêng của clo.
- Ứng dụng của các clo, cacbon, oxit của cacbon. 
- Điều chế khí clo trong thí nghiệm cũng như trong công nghiệp.
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra được tính chất hóa học của phi kim, clo, cacbon, oxit của cacbon.
Dự đoán sản phẩm khi cho phi kim, clo, cacbon và các oxit của cacbon tác dụng với một chất khác, viết PTHH minh họa.
 Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích.
Câu hỏi/ bài tập định lượng
- Vận dụng những hiểu biết về tính chất hóa học của kim loại, nhôm, sắt để làm các bài tập.
- Phân biệt phi kim với một số chất khác.
Bài tập thực hành/thí nghiệm/gắn với hiện tượng thực tiễn.
Mô tả và nhận biết được các hiện tượng thí nghiệm:hợp chất hữu cơ là gì?.
Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.
Giải thích được một số hiện tượng TN liên quan đến thực tiễn.
Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích
Chương 4.
Hiđrocacbon. Nhiên liệu
Câu hỏi/bài tập định tính
- Biết được khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
- Biết đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của metan, etilen , axetilen và benzen.
Biết mối quan hệ giữa cấu tạo phân tử với tính chất của metan etilen, axetilen và benzen.
- Hiểu được đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, viết được một số công thức cấu tạo
- Hiểu và phân biệt khí metan, etilen, axetilen.
- Chứng minh được mối quan hệ giữa etilen và axetilen.
- Phân biệt được hợp chất vô cơ với hợp chất vô cơ.
- Dự đoán sản phẩm khi cho khí metan tác dụng với một chất khác, viết PTHH minh họa
-Tính lượng chất cần dùng và sản phẩm
- Phân biệt được metan, etilen, axetilen, benzen với các chất khác.
Biết đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của benzen.
Hiểu tính chất, đặc điểm cấu tạo của benzen.
Vận dụng những hiểu biết về tính chất hóa học của các benzen để làm các bài tập.
- Viết PTHH của các phản ứng và các mối quan hệ giữa các etilen và axetilen.
- Vận dung tính chất hóa học của etilen và axetilen để làm các bài tập.
- Tính hiệu suất phản ứng.
Bài tập thực hành/thí nghiệm/gắn với hiện tượng thực tiễn.
 Mô tả và nhận biết được các hiện tượng thí nghiệm:hợp chất hữu cơ là gì?.
 Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.
Giải thích được một số hiện tượng TN liên quan đến thực tiễn.
Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích.
Chương 5 .
Dẫn xuất của
hiđrocacbon.polime
Câu hỏi/bài tập định tính
- Biết được công thức cấu tạo và tính chất vật lý của rượu etylic.
Biết được công thức phân tử và công thức cấu tao của axit axetic.
- Hiểu được tính chất hóa học của rượu etylic từ đó viết được PTHH và cách điều chế rượu.
- Hiểu được ý nghĩa của độ rượu 
- Hiểu phương pháp điều chế axit axetic bằng cách lên men rượu etylic
Câu hỏi/bài tập định lượng
Hiểu được mối quan hệ giữa etilen, rượu tylic và axitaxetic.
Vận dụng những hiểu biết về tính chất của các dẫn xuất hidrocacbon để làm bài tập
- Tính hiệu suất phản ứng.
Bài tập thực hành/thí nghiệm/gắn với hiện tượng thực tiễn.
Mô tả và nhận biết được các hiện tượng thí nghiệm: sắt, nhôm, kim loại tác dụng với một số chất.
Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.
Giải thích được một số hiện tượng TN liên quan đến thực tiễn.
Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích.
PHÒNG GD-ĐT LONG HỒ 
TRƯỜNG THCS BÌNH HÒA PHƯỚC
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 -2016
MÔN: HÓA HỌC 9
CHỦ ĐỀ
Mức độ nhận thức
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng mức độ thấp
Vận dụng ở mức cao hơn
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương IV
Hiđrocacbon
Nhiên liệu
 Biết cấu tạo của metan, benzen.
Hiểu được tính chất của metan, etilen, axetilen, benzen.
Hiểu được tỉ lệ giữa metan và oxi.
Phân biệt được các lọ mất nhãn.→Viết PTHH.
Số câu hỏi
3
6
1
Sô điểm
0,75
1,5
1
Chương V
Dẫn xuất của hiđro cacbon.
Polime
 Biết các tính chất vật lí ,hóa học của rượu etylic.
 Hiểu độ rượu, khí gaz là nguyên liệu sạch.
Viết các PT chuyển hóa giữa CaC2→
CH3COOC2H5.
Tính được số gam của benzen khi biết hiệu suất phản ứng.
Số câu hỏi
1
1
2
2
1
Số điểm
0,25
2
0,5
3
1
Tổng
1
10%
2
20%
2
20%
3
30%
2
20%
 ĐỀ TỰ LUẬN
PHÒNG GD-ĐT LONG HỒ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015- 2016
TRƯỜNG THCS BÌNH HÒA PHƯỚC MÔN: HÓA HỌC 9
 Thời gian làm bài : 60 phút không kể thời gian phát đề
 (phần tự luận: 45 phút, phần trắc nghiệm:15 phút)
ĐÊ CHÍNH THỨC
 I. TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)
Câu 1 : (2 điểm)
Em hãy trình bày tính chất vật lí và hóa học của rượu etylic? (Biết)
Câu 2: (2 điểm)
 Hoàn thành các phương trình theo chuỗi biến hóa sau: (Hiểu)
CaC2 C2H2 C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5
 Câu 3 : (1 điểm)
 Bằng phương pháp hóa học để phân biệt 3 lọ mất nhãn: C2H5OH, C2H4, CH4. (Hiểu)
Câu 4: (2 điểm) (Vận dụng thấp)
Cho benzen tác dụng với brom tạo ra brombenzen
a/ Viết phương trình hóa học (có ghi rõ điều hiện phản ứng)
b/ Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế 15,7 gam brombenzen.Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.
 ĐỀ TRẮC NGHIỆM
PHÒNG GD-ĐT LONG HỒ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015- 2016
TRƯỜNG THCS BÌNH HÒA PHƯỚC MÔN: HÓA HỌC 9
 Thời gian làm bài :60 phút không kể thời gian phát đề
 (phần tự luận: 45 phút, phần trắc nghiệm:15 phút)
ĐÊ CHÍNH THỨC
II. TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM) 
Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất và khoanh tròn. Mỗi câu 0,25 điểm.
1/ Bốn hiđrocacbon :metan, etilen, axetilen, benzen có tính chất hóa học chung là: (Hiểu)
 A. Đều tác dụng được với dung dịch brom C. Đều cháy bởi O2 của không khí
 B. Đều tác dụng khí clo D. Không có tính chất nào chung 
2/ Chai bia có ghi độ rượu là 11o, đều khẳng định nào sau đây là đúng: (Hiểu)
 A.Trong 100g bia có 11g rượu etylic. C.Trong 1 lít bia có 11g rượu etylic. 
 B. Bia được sản xuất ở 11oC. D.Trong 100ml bia có 11ml rượu etylic	 
3 / Những hiđrocacbon nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn? (Biết)
 A. Etilen C. Metan
 B. Benzen D. Axetilen
4/ Rượu etylic phản ứng được với Natri vì: (Biết)
 A. Trong phân tử có nhóm OH C. Trong phân tử có nguyên tử hiđro và oxi
 B. Trong phân tử rượu có nguyên tử Oxi D. Trong phân tử có nguyên tử cacabon,hiđro, oxi
5/ Cấu tạo phân tử benzen là: (Biết)
 A. Vòng 6 cạnh	 	
 B. Vòng 6 cạnh đều , có 3 liên kết đôi xen kẻ 3 liên kết đơn.
 C. Ba liên kết đôi
 D. Vòng 6 cạnh chứa liên kết đôi và liên kết đơn
6/ Phản ứng đặc trưng của liên kết đôi và liên kết ba là: (Hiểu)
 A. Phản ứng cộng 	 C. Phản ứng trao đổi	
 B. Phản ứng thế D. Phản ứng oxi hóa –khử
7/ Hợp chất nào có liên kết ba: (Hiểu)
 A. CH4	 C. C2H6
 B. C2H4 	 D. C2H2
8/ Tỷ số thể tích giữa metan và oxi là bao nhiêu để hỗn hợp 2 khí nổ mạnh nhất? (Hiểu)
 A. 1:1 C. 1:3 
 B. 1:2 D. 2:1
 9/ Hãy cho biết đặc điểm ghi dưới đây, đặc điểm nào là sai? (Hiểu)
 A .Metan là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí
 B. Metan cháy cho ngọn lửa màu xanh và rất nóng
 C. Phản ứng đặc trưng của metan là phản ứng thế
 D. Metan tan vô hạn trong nước và cho được phản ứng kết hợp
10/ Câu nào đúng nhất trong các câu sau: (Hiểu)
 A. Bennzen	 là một hiđrocacbon C. Bennzen là một hiđrocacbon thơm
 B. Bennzen là một hiđrocacbon no D. Bennzen là một hiđrocacbon không thơm
11/ Nhiên liệu nào dùng trong đời sống hằng ngày sau đây được coi là sạch hơn cả: (Hiểu)
 A.Khí (gas) C. Củi 
 B.Than D.Dầu hỏa
12/ Công thức cấu tạo của Metan có: (Biết)
 A. 1 liên kết đôi C. 2 liên kết đơn
 B. 3 liên kết đôi D. 4 liên kết đơn
 PHÒNG GD-ĐT LONG HỒ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: HÓA HỌC LỚP 9
TRƯỜNG THCS BÌNH HÒA PHƯỚC HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2015-2016
I. TỰ LUẬN(7Đ)
Câu 1:(2đ))
-Tính chất vật lí ...(0,5đ)
-Tính chất hóa học...(1,5đ)
Câu 2:(2đ)
CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 . (0,25đ)
C2H2 + H2 Pd C2H4. (0,25đ)
 to
C2H4 + H2O Axit C2H5OH. (0,5đ)
C2H5OH + O2 Men giấm CH3COOH + H2O. (0,5đ)
CH3COOH + C2H5OH H2SO4đặc CH3COOC2H5 + H2O. (0,5đ)
 to
Câu 3:(1đ)
Dùng Na để nhận C2H5OH ( Na tan dần và có khí H2 thoát ra)
C2H5OH + Na C2H5ONa + H2↑. (0,5đ)
Dùng dung dịch brom để nhận ra C2H4 (mất màu da cam brom) . (0,25đ)
 C2H4 + Br2 C2H4Br2
- Còn lại là CH4 . (0,25đ)
 Câu 4: (2đ)
C6H6 + Br2 bột Fe C6 H5Br + HBr .(0,5đ)
 1mol 1mol to 1mol 1mol
 0,1mol 0,1mol
Số mol của C6H6Br 
15,7:157 =0,1 mol.(0,5đ)
Khối lượng của benzen:
0,1 . 78 =7,8 g.(0,5đ)
Khối lượng benzen ở hiệu suất 80%
7,8 . 100/80 = 9,75 g (0,5đ)
II.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 Đ) : 
	Mỗi câu đúng được 0,25 đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
D
C
A
B
A
D
B
D
C
A
D

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa_9.doc