PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015-2016 Môn Ngữ văn, Lớp 7 Đề chính thức Thời gian: 90 phút (không kể phát đề) I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (2,0 đ) - Thời gian làm bài 10 phút Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài. Câu 1: Văn bản nào sau đây không thuộc nhóm các văn bản nhật dụng? A. Cổng trường mở ra C. Mẹ tôi B. Sài Gòn tôi yêu D. Cuộc chia tay của những con búp bê Câu 2: Phò giá về kinh được Trần Quang Khải viết theo thể thơ nào? A. ngũ ngôn tứ tuyệt C. lục bát B. thất ngôn tứ tuyệt D. song thất lục bát Câu 3: Tên tác giả nào sau đây được đánh giá là nhà thơ nữ xuất sắc nhất trong nền thơ hiện đại Việt Nam? A. Đoàn Thị Điểm C. Hồ Xuân Hương B. Bà Huyện Thanh Quan D. Xuân Quỳnh Câu 4: Dòng thơ nào sau đây có sử dụng phép chơi chữ? A. Cỏ cây chen đá, lá chen hoa C. Lác đác bên sông, chợ mấy nhà B. Lom khom dưới núi, tiều vài chú D. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc Câu 5: Yếu tố Hán Việt nào sau đây có nghĩa: cùng nhau? A. thức C. tương B. kiến D. tiếu Câu 6: Cặp từ nào sau đây không trái nghĩa nhau? A. nông - cạn C. thấp - cao B. gần - xa D. cứng - mềm Câu 7: Từ nào sau đây là từ láy? A. tốt tươi C. nhấp nhô B. máu mủ D. ngặt nghèo Câu 8: Văn biểu cảm không bao gồm thể loại nào? A. thơ trữ tình C. tùy bút B. ca dao trữ tình D. truyện thơ - Hết - PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2015-2016 Môn NGỮ VĂN, Lớp 7 Đề chính thức Thời gian: 90 phút (không kể phát đề) Điểm bằng số Điểm bằng chữ Giám khảo 1 Lời phê STT Số tờ Giám khảo 2 Số phách II - PHẦN TỰ LUẬN : (8,0 đ) - Thời gian làm bài 80 phút Câu 1: (3,0 đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu các câu cho bên dưới. “Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào...” ( Trích Một thứ quà của lúa non: Cốm, Ngữ văn 6, tập I, trang 160) a. Đoạn văn trên trích trong tùy bút Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam. Hãy trình bày hiểu biết của em về thể tùy bút. b. Câu “Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.” có sử dụng những từ ghép, từ láy và từ ghép Hán Việt nào? Hãy xác định những từ ấy. c. Khái quát nội dung biểu đạt trong đoạn văn trên bằng một câu hoàn chỉnh. d. Phương thức biểu đạt chủ yếu nào được tác giả sử dụng khi viết đoạn văn trên. Câu 2: (5,0đ) Hãy viết bài văn biểu cảm về một tiết học em yêu thích nhất. BÀI LÀM I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Kết quả II - PHẦN TỰ LUẬN: HƯỚNG DẪN CHẤM Ðề kiểm tra HỌC KÌ I, Năm học 2015-2016 - Môn Ngữ văn, Lớp 7 I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (0,25đ/ câu đúng, tổng 2,0 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Kết quả B A D D C A C D II - PHẦN TỰ LUẬN : (8,0 đ) Câu 1: (3,0 đ) a. Trình bày hiểu biết đúng về thể tùy bút. (1,0 đ) b. Xác định đúng và đủ các từ ghép, từ láy và từ ghép Hán Việt được sử dụng trong câu. (0,75 đ) c. Khái quát đúng nội dung biểu đạt trong đoạn văn bằng một câu. (1,0 đ) Chẳng hạn: Trong đoạn văn trên, Thạch Lam nêu cảm nghĩ về cách thưởng thức cốm làng Vòng. d. Phương thức biểu đạt chủ yếu được tác giả sử dụng khi viết đoạn văn trên là: biểu cảm (0,25 đ) Câu 2: (5,0 đ) -Yêu cầu: * Hình thức: Học sinh viết được văn bản biểu cảm; bố cục rõ ràng; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu... * Nội dung: Cảm nghĩ về một tiết học em yêu thích nhất. * Tiêu chuẩn cho điểm: a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tiết học và lí do em yêu thích tiết học đó nhất. (0,5 đ) b. Thân bài: Trình bày cụ thể những cảm xúc về tiết học. (4,0 đ) Sau đây là một gợi ý: - Cảm xúc được gợi lên từ những hồi tưởng về các hoạt động diễn ra trong tiết học. (1,25 đ) - Cảm xúc được gợi lên từ những hồi tưởng về hình ảnh thầy/cô, các bạn trong tiết học. (1,25 đ) - Cảm xúc hoặc suy ngẫm từ nội dung lời giảng hoặc liên hệ, giáo dục của thầy/cô trong tiết học. (1,0 đ) - Biết đưa thêm yếu tố tự sự, miêu tả hợp lý vào mạch biểu cảm (0,5 đ). c. Kết bài: Ấn tượng đọng lại từ tiết học. (0,5đ) * Lưu ý: Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm; nên khuyến khích những bài làm sáng tạo. - Hết - MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Ðề kiểm tra HKI Năm học 2015 -2016 - Môn : Ngữ văn, lớp: 7 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu VD thấp VD cao Tổng cộng TN TL TN TL TL TL TN TL 1.Đọc-hiểu VB -Nhận biết nhóm VBND, thể thơ, tác giả Trình bày khái niệm, đặc điểm thể tùy bút Viết câu khái quát nội dung đoạn trích từ VB Số câu Số điểm 3 0,75 1/4 1 1/4 1 3 0,75 2/4 2 2.T. Việt -Nhận biết BPTT, từ láy, từ trái nghĩa -Nhận biết từ ghép, từ láy, từ ghép HV -Hiểu được nghĩa yếu tố Hán Việt Số câu Số điểm 3 0,75 1/4 0,75 1 0,25 4 1,0 1/4 0,75 3.Tạo lập VB -Nhận biết thể loại văn học là văn BC -Nhận biết PTBĐ chủ yếu Viết bài văn biểu cảm Số câu Số điểm 1 0,25 1/4 0,25 1 5,0 1 0,25 1/4+ 1 5,25 T.cộng Số câu Số điểm 7 1,75 3/4 2 1 0,25 1/4 1 1 5,0 8 2,0 2 8,0
Tài liệu đính kèm: