PHÒNG GD & ĐT HUYỆN MANG THÍT ĐỀ KIỂM TRA HKI (Năm học 2015-2016) TRƯỜNG THCS TÂN AN HỘI MÔN: NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: 1đ Trong văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”: Thể loại là gì? Bài học rút ra qua văn bản trên là gì? Câu 2: 2đ Nêu khái niệm về động từ. Chỉ ra động từ trong các câu sau: b1: Thạch Sanh giết đại bàng. b2: Thánh Gióng đánh giặc Ân. Câu 3: 2đ Viết đoạn văn khoảng 5 câu kể về dòng sông ở quê em. Trong đó, có sử dụng một danh từ riêng và xác định danh từ riêng đó. Câu 4: 5đ Tưởng tượng em vô tình lắng nghe cuộc trò chuyện của các loại rác trong lớp học. Hãy kể lại cuộc trò chuyện ấy. PHÒNG GD & ĐT HUYỆN MANG THÍT ĐỀ KIỂM TRA HKI (Năm học 2015-2016) TRƯỜNG THCS TÂN AN HỘI MÔN: NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: 1đ Trong văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”: Thể loại là gì? Bài học rút ra qua văn bản trên là gì? Câu 2: 2đ Nêu khái niệm về động từ. Chỉ ra động từ trong các câu sau: b1: Thạch Sanh giết đại bàng. b2: Thánh Gióng đánh giặc Ân. Câu 3: 2đ Viết đoạn văn khoảng 5 câu kể về dòng sông ở quê em. Trong đó, có sử dụng một danh từ riêng và xác định danh từ riêng đó. Câu 4: 5đ Tưởng tượng em vô tình lắng nghe cuộc trò chuyện của các loại rác trong lớp học. Hãy kể lại cuộc trò chuyện ấy. HƯỚNG DẪN CHẤM THI – MÔN NGỮ VĂN 6 I. Câu hỏi Ý Nội dung Điểm Câu 1 a. Thể loại: Truyện ngụ ngôn. b. Bài học rút ra qua văn bản trên là: Không nên kiêu căng xem thường người khác. Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng phải có ý tương đương vế ý trên. 1.0 Câu 2 a. Động từ: là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. b. Chỉ ra đúng đông từ: b1: giết. b2: đánh. 2.0 Câu 3 Viết đoạn văn khoảng 5 câu kể về dòng sông ở quê em. Trong đó, có sử dụng một tính từ và xác định tính từ đó. 2.0 Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn kể chuyện. Kết cấu chặt chẽ, đủ 03 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn). b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cở sở những kiến thức hiểu biết của học sinh về dòng sông của mình đang ở, các em có thể trình bày theo nhiểu cách khác nhau nhưng đảm bảo các ý sau: 1 Giới thiệu được tên dòng sông ở quê em (Mang Thít). 0.25 2 Một vài gợi ý về nội dung chính của đoạn văn: Hình dáng của dòng sông. Kể một vài kỉ niệm gắn bó với dòng sông. Cảm xúc của em khi đứng ngắm nhìn dòng sông. 1.25 3 Cảm nghĩ về dòng sông và việc cần làm để giữ gìn sự trong sạch của dòng sông. 0.25 Chỉ đúng một danh từ riêng và xác định đúng. 0.25 II. Làm văn Tưởng tượng em vô tình lắng nghe cuộc trò chuyện của các loài rác trong lớp học. Hãy kể lại cuộc trò chuyện ấy. 5.0 a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn kể chuyện tưởng tượng. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cở sở những kiến thức hiểu biết của học sinh, các em có thể trình bày theo nhiểu cách khác nhau nhưng đảm bảo các ý sau: 1 Biết đổi ngôi thứ nhất (xưng tôi) giới thiệu vị trí mình một ở đâu. 2 Một vài gợi ý về nội dung chính của bài văn: - Tôi thường đến trường sớm để dò bài, lần nào cũng vậy khi bước vào lớp là thấy lớp học của tôi bao nhiêu là rác. Hôm nay, cũng như mọi ngày tôi đến trường sớm khi vừa bước chân chuẩn bị vào lớp tôi đã nghe được cuộc trò chuyện của các loài rác trong lớp tôi than phiền vì các bạn hay vứt rác bừa bãi. - Cuộc trò chuyện gồm các nhân vật: chị ni lông, anh kẹo, bác lá chuối.. + Chị ni lông than thở: khi vừa bị dùng để dựng thức ăn, vừa bị thổi phòng lên bị đập bể rồi bị ném khắp nơi. + Anh kẹo cũng tiếp lời: anh thân hình bé nhỏ thường bị nhét vào hốc bàn u ám, chật chội, + Bác lá chuối: thường phải chịu hơi nóng để gói xôi làm nhạt phai màu sắc, hơn thế nữa lại còn bị vò nát, có khi bị xé tả tơi trong bàn tay của tụi bạn tôi khi chúng muốn. - Cảm giác của họ: vô cùng đau đớn, không dược tôn trọng, - Bên cạnh đó, họ thấy ấm lòng khi còn một số bạn lớp tôi còn có ý thức trong việc đưa họ đến đúng nơi quy định. 3 Sau khi nghe cuộc trò chuyện của các looại rác ấy, tôi khuyên chúng ta nên có ý thức bảo vệ môi trường. Biểu điểm chấm cho phần II: Điểm 4.0-5.0 đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn mạch lạc giàu cảm xúc, có thể mắc vài lỗi nhỏ. Điểm 3.0- 4.5 đáp ứng tương đối các yêu cầu trên, văn mạch lạc giàu cảm xúc, có thể mắc vài lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 2.0- 3.5 đáp ứng tương đối các yêu cầu trên, triển khai các ý lung tung, có thể mắc vài lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 1.0- 2.5 có hiểu bài nhưng không biết sắp xếp ý, triển khai các ý lung tung, có thể mắc vài lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 1.0 không hiểu yêu cầu đề diễn đạt yếu, ý nghèo. Điểm 0.0 không làm bài hoặc có làm mà lệch yêu cầu của đề bài.
Tài liệu đính kèm: