Đề kiểm tra học kì I năm học 2015- 2016 môn Hóa học 8

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1091Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2015- 2016 môn Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2015- 2016 môn Hóa học 8
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN HÓA HỌC 8
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1 : Công thức hoá học nào sai trong các công thức sau :
a) BaO b) Ba2O c) Na2O d) K2O
Câu 2: Từ công thức hoá học NH3. Hãy cho biết hoá trị của N là bao nhiêu:
a) I b) II c) III d) IV.
Câu 3: Phân tử khối của BaCl2 là: (Biết nguyên tử khối của Ba= 137, Cl=35,5)
a) 208 đvC b) 208 g c) 210 đvC d) 210 g.
II. Tự luận: (7 điểm) 
Câu 1: (1,5 điểm) Cân bằng các phương trình sau:
 a. Fe + O2 Fe3O4 
 b. Al + Cu SO4 Al2(SO4)3 +Cu
 c. P2O5 +H2O H3PO4
Câu 2: (1 điểm) hãy tính:
a. Tính số mol của 5,6 g Fe? ( Biết Fe = 56 đvc )
 b. Tính thể tích của 2 mol khí o xi (ở đktc) ?
Câu 3:(2,5 điểm) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố hoá học trong hợp chất Na2O ( Biết Na = 23, O = 16) 
Câu 4: (2 điểm) Hợp chất A ở thể khí có công thức là RO2 . Biết rằng khối lượng của 5,6 lít khí A (đktc) là 16 g. Xác định công thức hoá học của A?
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm
Câu 1: B	Câu 2: C 	Câu 3: A
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (1,5điểm) Mỗi phần trả lời đúng được 0,5 điểm
 a. 3 Fe +2 O2 Fe3O4
 b. 2 Al + 3Cu SO4 Al2(SO4)3 + 3Cu
 c. P2O5 + 3H2O 2H3PO4
Câu 2: (1điểm) Mỗi phần trả lời đúng được 0,5 điểm
a. nFe = 
b. VO2 = 22,4 . nO2 = 22,4 . 2 = 44,8 (l)
Câu 3: (2,5điểm)
+ Khối lượng mol của hợp chất là: MNa2O = 23.2 + 16 = 62 (g)
+ Trong 1 mol phân tử Na2O có:
nNa = 2 (mol) -> m Na = 2.23 = 46(g)
nO = 1( mol) -> mO = 1.16 = 16(g)
+ % Na = , 
 % O = 
Câu 4: (2điểm)
Ta có : nA = V / 22,4 = 5,6 /22,4 = 0,25 (mol)
 Vậy MA = m/n = 16 /0,25 = 64 (g)
Mà O = 16 -> R = 64 – 16 .2 = 32 .Vậy R là S. Công thức hoá học là SO2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN HÓA HỌC 9
I. Trắc nghiệm: (2,5 điểm) Chọn đáp án đúng trong các câu sau: 
Câu 1 : Các oxit nào sau đây tác dụng được với dung dịch axit HCl.
A. FeO, ZnO B. FeO, SO2 C. CuO, CO2 D. SO2, CO2
Câu 2: Dãy chất nào sau đây gồm các kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hoá học của kim loại
A. Fe, Cu B. Al, Cu C. Mg, Pb D. Cu, Au
Câu 3: Dung dịch AgNO3 tác dụng với kim loại nào sau đây
A. Ag, Fe B. Ag, Fe, Cu C. Fe, Cu D. Ag, Cu
Câu 4: Để phân biệt axit HCl và axit H2SO4 dùng thuốc thử nào sau đây?
A. CuCl2 B. NaCl C. AgCl D. BaCl2
Câu 5: Để điều chế SO2 người ta cho Cu tác dụng với:
A. H2SO4 loãng B. H2SO4 đặc, nóng C. H2SO3 D. Na2SO3
II. Tự luận: (7,5 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
Fe(NO3)3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe FeCl2 Fe(OH)2.
Câu 2: (3,5 điểm) Cho 14g hỗn hợp hai kim loại Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít (đktc).
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
c. Nếu cho khối lượng của Fe và Cu như tính được ở trên tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng thì thể tích khí SO2 thoát ra trong mỗi trường hợp trên là bao nhiêu 
(Biết nguyên tử khối của : Fe=56; Cu= 64 ; H= 1; Cl= 35,5; S= 32;O= 16)
Câu 3: (1,5 điểm) Nêu phương pháp hoá học nhận biết các kim loại sau: 
 Al; Fe; Cu.
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
I. Trắc nghiệm: (2,5điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5điểm
Câu 1: A Câu 2. D	Câu 3. C	 Câu 4. D 	 Câu 5. B
II. Tự luận: (7,5điểm)
Câu 1: (2,5 đ) Mỗi phương trình đúng được 0,5điểm
Fe(NO3)3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaNO3. 
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O.
Fe2O3 + 3H2 2Fe +3H2O.
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl.
Câu 2: (3,5 đ)
a. Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (1).
b. Số mol H2 = 4,48: 22,4 = 0,2 (mol). 
 Ta có: Khi phản ứng với dung dịch HCl chỉ có Fe phản ứng nên lượng khí thoát ra chính là khí H2 ở phản ứng với Fe.
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (1).
 Theo PTHH 1 1(mol)
 Vậy 0,2 0,2 (mol)
 mFe= 0,2 .56= 11,2 (g)
mCu = 14 -11,2 = 2,8 (g)
%Fe =80 %, %Cu = 20 %.
c. Ta có nFe= 0,2 mol
nCu= 0,04 mol
PTHH: 2Fe + 6H2SO4 Fe2(SO4)3+ 3SO2 + 6H2O
 2mol 3 mol 
 0,2 mol 0,3 mol
VSO2= 0,3 . 22,4 = 6,72 l
 Cu + 2H2SO4 CuSO4+ SO2 +2 H2O
 1mol 1 mol
 0,04 mol 0, 04 mol
VSO2= 0,04 . 22,4 = 0,896 l
Câu 3: (1,5 đ) Dùng NaOH nhỏ vào 3 kim loại còn lại,kim loại nào có khí thoát ra thì đó là Al.
Cho HCl vào 2 kim loại còn lại, kim loại nào phản ứng với HCl thì là Fe. Kim loại nào không phản ứng là Cu.
Phương trình phản ứng:
Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
( Không bắt buộc viết PTHH: 2NaOH + 2Al + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN SINH HỌC 7
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: (0,5đ)Thân mềm nào có hệ thần kinh và giác quan phát triển nhất?
	a. Trai b. Ốc sên c. Mực
Câu 2: (2đ) Em hãy lựa chọn các từ ở cột B sao cho tương ứng với câu ở cột A
Cột A
Cột B
1- Cơ thể chỉ là 1 TB nhưng thực hiện đủ chức năng sống của cơ thể .
2- Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào .
3- Cơ thể mềm dẹp, kéo dài hoặc phân đốt.
4- Cơ thể mềm thường không phân đốtvà có vỏ đá vôi.
5- Cơ thể có vỏ đá vôi ngoài bằng kitin, có phần phụ phân đốt
a- Ngành động vật nguyên sinh
b- Các ngành giun 
c- Ngành ruột khoang 
d- Ngành thân mềm
e- Ngành chân khớp 
 Câu 3: (1,5đ) Viết chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống: 
1- trai xếp vào ngành thân mềm vì có thân mềm không phân đốt 
2- cơ thể trai gồm 3 phần đầu trai thân trai và chân trai.
3- trai di chuyển nhờ chân rìu
4- trai lấy thức ăn nhờ cơ chế lọc từ nước hút vào.
5- cơ thể trai có đối xứng 2 bên
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ có hiệu quả?
Câu 2: (2 điểm) Cơ thể nhện có mấy phần? So sánh các phần của cơ thể với giáp xác? Vai trò mỗi phần của cơ thể?
Câu 3: (2điểm) Trình bày cấu tạo ngoài của châu chấu? Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào?
C. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: (0.5điểm) C.
Câu 2: (2 điểm) 	1-a;	 2-c;	3-b;	4-d;	5-e
Câu 3: ( 1,5 điểm)
Đ1- trai xếp vào ngành thân mềm vì có thân mềm không phân đốt 
Đ2- cơ thể trai gồm 3 phần đầu trai thân trai và chân trai.
Đ3- trai di chuyển nhờ chân rìu
Đ4- trai lấy thức ăn nhờ cơ chế lọc từ nước hút vào.
S 5- cơ thể trai có đối xứng 2 bên
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Trai tự vệ bằng cách chui vào trong 2 mảnh vỏ. 	(0,5đ)
- Cấu tạo của trai:	(1,5đ)
+ Vỏ trai gồm 2 mảnh vỏ gắn với nhau bằng bản lề ở lưng.
+ Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cao, cùng với cơ khép vỏ giúp trai đóng mở vỏ.
+ Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, đá vôi ở giữa, lớp xà cừ óng ánh ở trong.
Câu 2: (2điểm)
- Cơ thể nhện gồm 2 phần: đầu- ngực và bụng.	(1đ)
+ Đầu- ngực: là trung tâm của vận đọng và dinh dưỡng
+ Bụng là trung tâm của nội quan và tuyến tơ 
- So với giáp xác:	(1đ)
+ Nhện giống về sự phân chia cơ thể 
+ Khác về số lượng các phần phụ:. ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn 6 đôi, có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển.
Câu 3: (2 điểm ) Mỗi ý đúng được 1điểm
- Cơ thể châu chấu gồm 3 phần: Đầu, ngực, bụng.
	- Đầu: Râu, mắt kép, miệng.
	- Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh.
	- Bụng: lỗ thở.
- Châu chấu hô hấp nhờ hệ thống ống khí, bắt đầu từ lỗ thở, sau đó phân nhánh nhiều thành các nhánh nhỏ và các đầu nhánh nhỏ kết thúc đến các tế bào khác hẳn với tôm sông, thuộc lớp giáp xác chúng hô hấp bằng mang

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KT_HK.doc