PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO Q.PN TRƯỜNG THCS SÔNG ĐÀ ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: Vật Lý 8 – Thời gian 45 phút Câu 1: ( 2đ) Vì sao có thể nói chuyển động và đứng yên? Cho ví dụ minh họa. Câu 2: (1đ) Một hòn đá có thể tích 250cm3 được thả chìm vào trong nước. Tìm độ lớn lực đẩy Acsimet của nước tác dụng lên hòn đá. Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 Câu 3: (1đ) Diễn tả bằng lời các yếu tố của lực F tác dụng vào vật ở hình vẽ dưới đây F M 50N 400 F1 A 10N 350 a) Câu 4: (1đ) Khi ta đang chạy nếu bị vấp phải bậc thềm ta sẽ bị ngã như thế nào? Giải thích tại sao? Câu 5: (1đ) Cắm một ống thủy tinh (hở hai đầu)ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước. Nước có chảy ra khỏi ống hay không? Tại sao? Câu 6: (2đ) Một bình hình trụ có diện tích mặt đáy 0,5m2, cao 1m, chứa đầy nước. Tính áp suất và áp lực của nước lên lên đáy bình? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Câu 7: (2đ) Một học sinh đi xe đạp với tốc độ trung bình 12km/h từ nhà đến trường cách xa nhau 1800m. Chuyển động của học sinh là chuyển động đều hay không đều? Tại sao? Số ghi 12km/h cho ta biết điều gì? Tính thời gian học sinh đó đi từ nhà đến trường? ĐÁP ÁN VẬT LÝ 8 Câu 1:( 2đ) Nêu đúng vật có thể là chuyển động với mốc này nhưng lại đứng yên với mốc khác ( 1 đ ) và nêu ví dụ hợp lý ( 1đ) Câu 2: (1đ) Lực đẩy Acsimet là: FA = d. V = 10000 . 0,00025= 2,5N ( 0,5 đ) Câu 3: (1đ) Diễn tả đúng và đủ 3 yếu tố: Điểm đặt M ( 0,25 đ ), phương xiên lên từ trái sang phải hợp với phương ngang góc 400 (0,5đ), độ lớn 200N ( 0,25 đ ) Câu 4: (1đ) Giải thích đúng ta ngã về phía trước ( 0,25 đ ) do chân ta bị thềm cản dừng lại đột ngột,theo quán tính thân trên của ta vẫn chuyển động với tới trước. (0,75đ) Câu 5: (1đ) Nước không chảy ra ( 0,25 đ ) do áp suất khí quyển tác dụng vào miệng ống theo hướng từ dưới lên gây ra lực lớn hơn trọng lượng của nước trong ống (0,75đ) Câu 6: (2đ) Áp suất của nước lên đáy bình: P= h .d = 1 . 10000 = 10000 Pa ( 1 đ ) Áp lực của nước lên đáy bình: F = p . S = 10000 . 0,5 = 5000 N (1đ) Câu 7: (2đ) Chuyển động không đều ( 0,25 đ ) vì tốc độ của HS là tốc độ trung bình (0,25đ) 12 km/h cho biết trung bình 1h HS đó đi được quãng đường dài 12 km (0,5đ) Thời gian: t = S : v = 1,8 : 12 = 3/ 20 h ( 1đ)
Tài liệu đính kèm: