Đề kiểm tra học kì I – năm học 2014 – 2015 môn: Vật lí – lớp 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I – năm học 2014 – 2015 môn: Vật lí – lớp 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I – năm học 2014 – 2015 môn: Vật lí – lớp 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 8
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: VẬT LÍ – LỚP 8
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (1,5 điểm)
Chuyển động cơ là gì? Tại sao nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. Cho ví dụ.
Câu 2: (2,0 điểm)
Cách biểu diễn một vec tơ lực? Biểu diễn lực kéo 5.000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm ứng với 2.000N). 
Câu 3: (1,5 điểm)
Thế nào là áp suất khí quyển? Hãy nêu một ví dụ cho thấy tác dụng của áp suất khí quyển.
Câu 4: (2,0 điểm)
 Cho một cái bình hẹp có độ cao đủ lớn 
a/ Người ta đổ thủy ngân vào ống sao cho độ cao của thủy ngân trong bình là 50cm. Tính áp suất của thủy ngân tác dụng lên đáy bình và lên một điểm N cách đáy bình 15cm. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136.000N/m3.
b/ Để tạo ra áp suất ở đáy ống như câu a, thay vì dùng thủy ngân chúng ta dùng nước thì phải đổ nước vào bình đến mức nào? Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3.
Câu 5: (3,0 điểm)
Tại cùng một vị trí A có hai xe xuất phát cùng một lúc và chuyển động cùng chiều. Biết xe thứ nhất chuyển động trên quãng đường dài 120km mất thời gian là 3giờ, còn xe thứ hai chuyển động với vận tốc là 15m/s.
a/ Hỏi xe nào chuyển động nhanh hơn.
b/ Sau thời gian 45 phút hai xe cách nhau bao nhiêu km?
------------ HẾT ------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 8
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Vật lí 8 - Năm học 2014 – 2015
Câu 1: (1,5 điểm)
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. 	(0,5đ)
- Tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc, vật có thể chuyển động so với vật mốc này hay có thể đứng yên so với vật mốc khác. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối 	(0,5đ)
- Ví dụ	(0,5đ)
Câu 2: (2,0 điểm)
 - Lực là một đại lượng vec tơ được biểu diễn bằng một mũi tên có
 + Gốc là điểm đặt của lực.	(0,5đ)	
	 + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.	(0,5đ)
	 + Độ dài biểu thị cường độ lực theo một tỉ xích cho trước.	(0,5đ)
 - Biểu diễn lực kéo 5.000N đúng.	(0,5đ)	
Câu 3: (1,5 điểm) 
 	- Nêu được áp suất khí quyển	 	(1,0đ)
	- Nêu 1 ví dụ 	(0,5đ)
Câu 4: (2,0 điểm)
a/- Áp suất của thủy ngân tác dụng lên đáy bình: 
p = h.d	(0,25đ)
p = 68.000N/m2 	(0,25đ)
- Tính được chiều cao từ mặt thủy ngân đến điểm N là 0,35m.	(0,25đ)
- Áp suất của thủy ngân tác dụng lên điểm N: pN = 47.600N/m2 	(0,25 đ)
b/ - Thay thủy ngân bằng nước, ptn = pn = 68.000N/m2 	(0,25 đ)
 - Chiều cao cột nước: hn =đđ = 6,8m	(0,75 đ)đ
Câu 5: (3,0 điểm)
a/ - Vận tốc xe thứ nhất:	 v1 = = 40km/h	(0,5đ)
 - Vận tốc xe thứ hai: v2 = 15m/s = 54km/h 	(0,5đ)
 - Xe thứ hai chuyển nhanh hơn xe thứ nhất vì v2 lớn hơn v1	(0,5đ)
b/ - Sau 45 phút: - xe thứ nhất đi được s1 = 30km	(0,5đ)
 - Xe thứ hai đi được s2 = 40,5km	(0,5đ)
 Vậy 2 xe cách nhau một đoạn 10,5km	(0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docLy 8.doc