PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 8 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: VẬT LÍ – LỚP 7 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2,5 điểm) Có mấy loại chùm sáng. Vẽ hình các loại chùm sáng và nêu cách nhận biết của mỗi chùm sáng đó. Câu 2: (1,0 điểm) Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào. Câu 3: (2,0 điểm) - Tần số dao động là gì? Hãy nêu đơn vị của tần số. - Một vật A có tần số dao động là 50Hz, vật B có tần số dao động là 100Hz. Vật nào phát ra âm cao? Vật nào dao động nhanh hơn? Tại sao? Câu 4: (1,0 điểm) Làm thế nào để phân biệt gương cầu lồi và gương cầu lõm có cùng kích thước. Câu 5: (1,0 điểm) Hãy giải thích tại sao tiếng sét và tia chớp được tạo ra cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy tia chớp trước khi nghe được tiếng sét. Câu 6: (2,5 điểm) Có hai điểm sáng S1 và S2 đặt trước một gương phẳng MN. a/ Hãy vẽ hai chùm tia tới lớn nhất xuất phát từ S1 và S2, đồng thời vẽ hai chùm tia phản xạ tương ứng trên gương. b/ Mắt đặt trong vùng nào sẽ nhìn thấy đồng thời ảnh S’1 và S’2 của hai điểm sáng trong gương? ------------ HẾT ------------ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 8 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Vật lí 7 - Năm học 2014- 2015 Câu 1: (2,5 điểm) Có ba loại chùm sáng: - Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. (0,5đ) - Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau trên đường truyền của chúng. (0,5đ) - Chùm sáng phân kỳ gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. (0,5đ) - Vẽ hình (1,0đ) Câu 2: (1,0 điểm) Giải thích đúng hiện tượng nguyệt thực. (1,0đ) Câu 3: (2,0 điểm) - Số dao động trong một giây gọi là tần số. (0,5đ) - Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz. (0,5đ) - Vật B phát ra âm cao hơn, dao động nhanh hơn vì có tần số lớn hơn. (1,0đ) Câu 4: (1,0 điểm) Cho 2 vật giống hệt nhau có cùng kích thước đặt sát 2 gương. Gương nào cho ảnh của vật nhỏ hơn vật đó là gương cầu lồi, còn lại là gương cầu lõm. (1,0đ) Câu 5: (1,0 điểm) Vì vận tốc ánh sáng (tia chớp) lớn hơn vận tốc của âm thanh (tiếng sét) (1,0đ) Câu 6: (2,5 điểm) a/ Vẽ hình đúng chùm tia tới và tia phản xạ của S1 và S2. (1,5đ) b/ - Mắt phải đặt trong vùng giao nhau của hai chùm tia phản xạ phát xuất từ S’1 và S’2 (1,0đ)
Tài liệu đính kèm: