SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THCS-THPT QUANG TRUNG – NGUYỄN HUỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015 Môn VĂN - Lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Câu 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười? Kể tên những truyện ngụ ngôn và truyện cười mà em đã học. (2đ) Câu 2: Tìm cụm danh từ trong các câu sau và sắp xếp các phần trong chúng vào mô hình cụm danh từ: (1,5đ) a, Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát []. b, Mụ ấy đòi một cái máng lợn ăn mới. c, Tôi kêu trời phù hộ cho, ông sẽ được một cái nhà rộng và đẹp. Câu 3: Đặt 3 câu, trong đó có sử dụng cụm động từ, chỉ từ và số từ. (1,5đ) Câu 4: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với em.(5đ) ---------------HẾT--------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Đápán Câu 1: So sánh: (1,5đ) - Giống: loại truyện kể bằng văn xuôi, có yếu tố gây cười. - Khác: + Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán. + Truyện ngụ ngôn: Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói về con người; nhằm khuyên nhủ, răn dạy ta bài học nào đó trong cuộc sống. - Kể tên một số truyện cười và truyện ngụ ngôn đã học: (0,5đ) + Truyện cười: Treo biển + Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi Câu 2: - Các cụm danh từ: hai vợ chồng ông lão đánh cá, một túp lều nát, mụ ấy, một cái máng lợn ăn mới, một cái nhà rộng và đẹp. (0,75đ) - Điền vào mô hình (0,75đ) Câu t2 t1 T1 T2 s1 s2 a hai vợ chồng ông lão đánh cá một túp lều nát b mụ ấy một cái máng lợn ăn mới c một cái nhà rộng và đẹp Câu 3: Đặt 3 câu, trong đó mỗi câu sử dụng một cụm động từ, một chỉ từ và một số từ. Mỗi câu 0,5đ. Câu 4: Mở bài: giới thiệu được kỉ niệm muốn nói. (0,5đ) Thân bài: (4đ) Giới thiệu câu chuyện (Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả): - Không gian, thời gian, địa điểm. - Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Kể chuyện a/ Giới thiệu nhân vật (Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả). - Tả diện mạo, tính tình, những nét cơ bản về khả năng, công việc, trách nhiệm - Tình cảm và sự đánh giá của học sinh đối với nhân vật. b/ Diến biến câu chuyện (trọng tâm - (sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm, biểu cảm): - Sự phát triển của các tình tiết. - Vai trò chủ đạo của nhân vật trong chuyện. - Tình huống đặc biệt, chú ý kể bằng giọng kể chuyện về hồi ức xưa. c/ Kết thúc và suy nghĩ của người kể: (sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận). - Những nhận thức sâu sắc trong tâm hồn, tình cảm (hoặc trong ý chí viên lên, trong rèn luyện đạo đức) - Suy nghĩ: Sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận. c. Kết bài (0,5đ) Câu chuyện là những kỉ niệm đẹp, đáng nhớ của tuổi học trò.
Tài liệu đính kèm: