PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP TỔ PHỔ THÔNG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề chỉ có một trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn thi: VẬT LÝ - LỚP 6 Ngày kiểm tra: 15/12/2014 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi) ĐỀ BÀI: Câu 1: (1,5 điểm) Quan sát hình 1, hãy cho biết: Hình 1 a) Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước. b) Độ dài cây bút chì là bao nhiêu? Hình 2 Câu 2: (2,0 điểm) Quan sát hình 2, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Ở hình 2a, hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình chia độ. Thể tích nước trong bình là bao nhiêu? b) Khi bỏ vật không thấm nước vào bình ở hình 2a, nước trong bình dâng lên như hình 2b. Vật bỏ vào trong bình có thể tích bao nhiêu? Câu 3: (1,5 điểm) Hãy nêu một ví dụ lực tác dụng lên vật làm vật biến đổi chuyển động, một ví dụ lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng, một ví dụ lực tác dụng lên vật làm vật vừa biến dạng vừa biến đổi chuyển động. Câu 4: (1,5 điểm) Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực. Một vật có khối lượng 40kg, tính trọng lượng của vật. Hình 3 Câu 5: (1,5 điểm) Một vật có khối lượng 50kg và có thể tích 0,1m3. a) Tính khối lượng riêng của vật. b) Tính trọng lượng riêng của vật. Câu 6: (2,0 điểm) Móc lò xo vào vật M và treo quả nặng A vào lò xo, lò xo dãn ra khi đứng yên như hình 3. a) Lò xo tác dụng lực đàn hồi lên những vật nào? Tại sao? b) Quả nặng A chịu tác dụng của những lực nào? -Hết- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I – VẬT LÝ LỚP 6 NĂM HỌC 2014 – 2015 Ngày kiểm tra: 15/12/2014 Câu 1 (1,5đ ) a. Nêu được GHĐ và ĐCNN của thước( mỗi ý 0,25đ ) 0,5đ b. Độ dài cây bút chì là 13,4cm 1,0đ Câu 2 (2,0đ) a. Nêu được GHĐ và ĐCNN của bình( mỗi ý 0,25đ ) 0,5đ - Thể tích nước trong bình là 26cm3 0,5đ b. Thể tích vật: Vvật = 33-26 = 7(cm3) 1,0đ Câu 3 (1,5đ) - Nêu được 3 ví dụ ( mỗi ví dụ 0,5đ ) 1,5đ Câu 4 (1,5đ) - Trọng lực là lực hút của Trái Đất (0,5đ), nêu được phương và chiều của trọng lực (2ý, mỗi ý 0,25đ) 1,0đ. - Trọng lượng của vật là: P = 10m = 10.40 = 400N 0,5đ Câu 5 (1,5đ) a. Khối lượng riêng của vật: D = m/V = 50/0,1 = 500(kg/m3) 1,0đ b. Trọng lượng riêng của vật: d = P/V = 500/0,1 = 5000(N/m3) 0,5đ (HS có thể tính theo cách khác) Câu 6 (2,0đ ) - Lò xo tác dụng lực đàn hồi lên quả nặng A và vật M (2 ý, mỗi ý 0,5đ) 1,0đ - Giải thích đúng 0,5đ - Quả nặng A chịu tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi của lò xo. (2 ý, mỗi ý 0,25đ) 0,5đ -Hết- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 6 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1 Vận dụng 2 Tổng cộng 1. Đo độ dài. Đo thể tích - Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích. - Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường. - Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ. Số câu Câu 1ý 1 – Câu 2 ý 1 Câu 1 ý 2 - Câu 2 ý 2 2,0 Số điểm 0,5 + 0,5 1,0 - 1,5 3,5 2. Khối lượng và lực - Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. - Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động. - Vận dụng được công thức P = 10m. - Vận dụng được các công thức D = m/V và d = P/V - Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng. Số câu Câu 4 ý 1 Câu 3 - Câu 4 ý 2 Câu 5 Câu 6 4,0 Số điểm 0,5 1,5 – 1,0 1,5 2,0 6,5 Tổng số câu 0,5 2,5 2 1,0 6,0 Tổng số điểm 0,5 3,5 4,0 2,0 10,0 % 5% 35% 40% 20% 100%
Tài liệu đính kèm: