Kiểm tra học kì II môn: Vật lý 6 thời gian làm bài: 45 phút

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 976Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II môn: Vật lý 6 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì II môn: Vật lý 6 thời gian làm bài: 45 phút
Ngày soạn: 
Ngày kiểm tra: 
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Vật lý 6
Thời gian làm bài: 45 phút
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Kiểm tra mức độ nắm kiến thức của học sinh về các nội dung đã học trong học kì II.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tư duy của học sinh, khả năng khái quát và tính toán, ghi nhớ của học sinh.
3. Thái độ:
- Trung thực, nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Tự luận.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Đề kiểm tra, đáp án, hướng dẫn chấm.
- HS: Ôn tập lại kiến thức học kì II.
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- GV phát đề.
- HS làm bài, GV theo dõi, quản lí HS.
- Hết giờ, GV thu bài kiểm tra tổng số bài.
3. Củng cố:
4. Hướng dẫn về nhà:	
- Đọc trước bài mới.
V. NỘI DUNG:
1. Ma trận đề kiểm tra 
CHỦ ĐỀ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Sự nở vì nhiệt của các chất. Nhiệt độ, nhiệt kế, thang nhiệt độ.
So sánh được sự giống và khác nhau về sự nở vì nhiệt của các chất.
Biết cách đổi từ độ C sang độ F. 
Vận dụng sự nở vì nhiệt của các chất để giải thích hiện tượng trong thực tế.
Số câu
1
½
1 câu 
2,5
Số điểm
2
1đ
 3đ 
6đ
Tỉ lệ 
20%
10%
30%
60%
Sự chuyển thể
Hiểu được thế nào là sự bay hơi, thế nào là sự ngưng tụ. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào? 
Vận dụng quá trình chuyển thể để giải thích các hiện tượng thực tế 
Vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
Số câu
½ câu
½ câu 
½ câu
1,5
Số điểm
1,5đ
1,5đ
1đ
4đ
Tỉ lệ 
15%
15%
10%
40%
TS câu
1
1 câu 
1,5 câu
½ câu
4 
TS điểm
2
2,5đ
4,5đ
1đ
10đ
Tỉ lệ 
20%
25%
45%
10%
100%
2. Nội dung đề kiểm tra:
Câu 1: (2 điểm)
 	Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí?
Câu 2: (3 điểm)
a. Tại sao tôn lợp nhà lại có hình gợn sóng mà không làm tôn phẳng? 
	b. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm?
Câu 3: (2 điểm)
a) Tính 400C ứng với bao nhiêu 0F.
b) Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng được đun nóng liên tục:
Thời gian ( phút )
0
2
4
6
8
10
12
14
Nhiệt độ ( oC )
30
40
50
60
70
80
80
80
Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian
Câu 4: (3 điểm)
a. Sự bay hơi là gì ? Sự ngưng tụ là gì ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào? 
b. Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan?
3. Đáp án và biểu điểm:
ĐÁP ÁN
THANG ĐIỂM
Câu 1: 
- Giống nhau: các chất rắn và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Khác nhau: + Chất rắn khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau.
 + Chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau, 
chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
1 đ
1 đ
Câu 2:
a. Để khi trời nóng hoặc lạnh thì mái tôn sẽ co dãn vì nhiệt một cách dễ dàng. 
b. Khi đun nóng nước sẽ nở ra, nếu đổ đầy sẽ bị tràn ra ngoài.
1,5 đ
1,5 đ
Câu 3: 
 a) 400C = 320F + 40.1,80F = 320F + 720F = 1040F
 b) Vẽ được đường biểu diễn đúng và đẹp.
 1 đ 
 1 đ
Câu 4: 
a) - Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
 - Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng
 - Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố: nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng .
b) Sương mù thường có vào mùa lạnh.
Khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan ,vì nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng.
0,5 đ 
0,5 đ 
0,5 đ 
0,5 đ 
1 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_Vat_Li_hoc_ki_II_lop_6_co_dap_an_and_ma_tran.doc