PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP TỔ PHỔ THÔNG ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề chỉ có một trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn thi: NGỮ VĂN 9 Ngày kiểm tra: 11/12/2014 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi) ĐỀ BÀI: (Gồm 2 phần) Phần I: Đọc hiểu văn bản (6 điểm) Văn bản sau đây phân tích hai đoạn thơ trong một bài thơ đã được học. Em hãy đọc kĩ văn bản này: Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẳn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳn. Chiến tranh gian khổ nhưng bà luôn “vững lòng”, chính phẩm chất cao đẹp ấy đã làm cho cháu luôn tự hào khi nhớ về bà. Lời dặn của bà chân thật và cảm động, chan chứa bao ý nghĩa từ tấm lòng bà văng vẳng bên tai cháu. Nghệ thuật điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh sức truyền cảm mạnh mẽ của hình ảnh ngọn lửa toả sáng trong câu thơ. Giữa những mất mát đau thương, bà vẫn ngày ngày nhóm bếp lửa, chất chứa bao nét đẹp ý nghĩa, sự tinh tế, bình dị đơn sơ và ở đó tình yêu thương của cháu với bà cũng dào dạt. Câu 1: (1 điểm) Bài thơ được đề cập trong văn bản trên có tựa đề là gì? Cho biết tên tác giả. Câu 2: (1 điểm) Từ lời bình “Lời dặn của bà chân thật và cảm động, chan chứa bao ý nghĩa từ tấm lòng bà văng vẳng bên tai cháu”, em hãy cho biết ý nghĩa chan chứa từ tấm lòng của bà qua lời dặn ấy là gì? Câu 3: (1 điểm) So sánh “sự việc xảy ra” với “lời bà dặn cháu” trong đoạn thơ, ta thấy một phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm nào? Nguyên nhân nào người bà trong đoạn thơ lại không tuân thủ phương châm hội thoại đó? Câu 4: (1 điểm) Lời dặn của bà với cháu là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Nếu là lời dẫn trực tiếp thì em hãy chuyển thành lời dẫn gián tiếp. Nếu là lời dẫn gián tiếp, em hãy chuyển thành lời dẫn trực tiếp. Câu 5: (2 điểm) Tình cảm bà cháu trong bài thơ đã khơi gợi nơi người đọc sự trân trọng đối với tình cảm gia đình. Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn (từ 25 đến 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối với sự trưởng thành của con người. Phần II: Tạo lập văn bản ( 4 điểm) Kể lại một chuyến tham quan di tích lịch sử do trường em tổ chức. -Hết- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn thi: NGỮ VĂN 9 KHUNG MA TRẬN TÊN CHỦ ĐỀ (Nội dung, chương..) NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG TỔNG CỘNG THẤP CAO -Bài thơ Bếp lửa -Các phương châm hội thoại -Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp - Từ lời bình, nhận biết được tên bài thơ, tác giả. - Hiểu được tình cảm và đức hi sinh của người bà thông qua lời bà căn dặn cháu. -Hiểu được lí do vi phạm phương châm hội thoại trong trường hợp đặc biệt. - Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp. - Nghị luận về vai trò của gia đình đối với sự trưởng thành của con người Kĩ năng hành văn kể chuyện kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thọai, độc thoại nội tâm Số câu : Số điểm: Số câu : 1 Số điểm: 1 Số câu : 2 Số điểm: 2 Số câu : 2 Số điểm: 3 Số câu : 1 Số điểm: 4 Số câu :6 Số điểm: 10 Phần I: Đọc hiểu văn bản Câu 1(1 điểm): Bài thơ “Bếp lửa”. Tác giả Bằng Việt. Câu 2 (1 điểm): Ý nghĩa chan chứa từ tấm lòng của bà qua lời dặn: Tình cảm yêu thươg con cháu của bà (0,5 điểm); đề cao phẩm chất cao quý, đức hi sinh nhẫn nại của những người phụ nữ Việt Nam để yên lòng người nơi chiến tuyến và tình cảm đối với kháng chiến, đối với đất nước của người bà (0,5 điểm). Câu 3 (1 điểm): Phương châm hội thoại đã không được tuân thủ là phương châm về chất. Sự không tuân thủ phương châm hội thoại như vậy là để thực hiện mục đích khác: Bà không muốn cháu thông báo cho bố mẹ nó biết những khó khăn ở nhà để bố mẹ cháu yên tâm công tác. Câu 4 (1 điểm): Lời dặn của bà với cháu là lời dẫn trực tiếp (0,5 điểm) HS chuyển thành lời dẫn gián tiếp đúng (0,5 điểm) Câu 5 (2 điểm): Văn nghị luận : Vai trò của gia đình đối với sự trưởng thành của con người. Tuỳ theo mức độ bài làm của HS mà GV cho điểm. Gợi ý: Nêu khái niệm gia đình: + Nghĩa hẹp: Gia đình là tế bào của xã hội, bao gồm những người có quan hệ ruột thịt, máu mủ và cùng sống chung với nhau dưới một mái nhà: ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt + Nghĩa rộng: còn bao gồm cả những người trong dòng họ: cô, bác, chú, dì, anh em họ + Nghĩa bóng: Tập thể mà mỗi cá nhân trong đó biết quan tâm chia sẻ, gắn bó với nhau mật thiết và mọi người luôn sống hạnh phúc (Một cơ quan, đơn vị tốt thường được ví là “gia đình thứ hai”) Khẳng định vai trò của gia đình: + Là nơi sinh ra ta và nuôi dạy ta khôn lớn từng ngày + Là mái ấm che chở, động viên, an ủi, chia sẻ (niềm vui, hạnh phúc, thành công và nỗi buồn, nỗi đau, sự thất bại của mỗi người) + Là điểm tựa (bệ phóng) tinh thần chắp cánh cho tài năng bay cao, bay xa Nhiều tài năng khoa học, văn hoá, nghệ thuật, TDTT đã được ươm mầm, nuôi dưỡng từ chiếc nôi gia đình → Gia đình là tế bào nền tảng của xã hội (muốn xây dựng xã hội tốt đẹp phải bắt đầu từ việc xây dựng nền móng gia đình tốt đẹp; muốn xây dựng khu phố văn hoá phải bắt đầu từ việc xây dựng các gia đình văn hoá) → Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với cá nhân mỗi người và đối với cộng đồng xã hội. + Học sinh có thể phê phán những việc làm sai trái trong xã hội hiện nay: Nhiều trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi, phải sống lang thang trên hè phố. Một số người trẻ có gia đình nhưng không biết trân trọng, bỏ nhà đi lang thang và trở thành phần tử xấu của xã hội, gây ra nhiều tệ nạn. Cảm nghĩ riêng (nhận thức, thái độ, hành động) của bản thân. Phần II: Tạo lập văn bản ( 4 điểm) Kể lại chuyến tham quan di tích lịch sử. 1. Yêu cầu chung: - Học sinh biết vận dụng phương pháp làm văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thọai, độc thoại nội tâm vào bài viết hoàn chỉnh của mình. - Bố cục bài làm chặt chẽ, cân đối. - Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, gợi cảm. - Không sai quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2. Yầu cụ thể: - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, miễn sao đáp ứng đúng yêu cầu nội dung và phương thức biểu đạt của đề bài. + Kể chuyện ở ngôi thứ nhất, ngôi xưng phù hợp và nhất quán hoặc có sự biến chuyển hợp lí, thuyết phục. + Kể bằng lời diễn đạt của mình. Vì thế khi chấm, GV cần tôn trọng những lời diễn đạt mới mẻ, độc đáo của các em. + GV cần đánh giá cả hai mặt: Nội dung và hình thức ( Kĩ năng diễn đạt, lời văn ) của từng bài. 3. Dàn bài: A/ Mở bài: Giới thiệu chuyến đi. Di tích nào? ở đâu? Thời điểm tham gia. B/ Thân bài: Kể chi tiết câu chuyện Sự việc mở đầu: Thời gian địa điểm, đi cùng những ai? Sự việc diễn biến: Kể chi tiết chuyến tham quan di tích lịch sử, bao quát các hoạt động, con người, sự việc, lồng vào đó những cảm xúc Sự việc cao trào: Điều thích thú, ấn tượng nhất trong chuyến tham quan là gì? Em học tập được điều gì, cảm xúc như thế nào trước di tích đó, trước những vị anh hùng dân tộc...? Nêu được những giá trị, ý nghĩa của địa điểm di tích lịch sử. Sự việc kết thúc: Chuyến tham quan có ý nghĩa gì? Bài học gì cho bản thân C/ Kết bài: Chuyến tham quan đã đọng lại trong em những tình cảm và suy nghĩ gì? BIỂU ĐIỂM Điểm 4,5 -5: Kể theo đúng nội dung đề yêu cầu. Nội dung phong phú. Thể hiện kĩ năng làm bài tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm một cách nhuần nhuyễn, trình tự kể mạch lạc, ngôi kể phù hợp, hợp lí Bố cục ba phần chặt chẽ, cân đối. Diễn đạt mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm. KHÔNG MẮC LỖI DIỄN ĐẠT. Điểm 3,5 – 4 : Kể theo đúng nội dung đề yêu cầu. Nội dung khá phong phú, tương đối hấp dẫn và khá đảm bảo các tình tiết. Thể hiện kĩ năng làm bài tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thọai, độc thoại nội tâm vững vàng, trình tự kể mạch lạc, ngôi kể phù hợp, hợp lí Bố cục ba phần tương đối chặt chẽ, cân đối. Diễn đạt tương đối mạch lạc, ngôn ngữ khá trong sáng, gợi cảm. MẮC DƯỚI 3 LỖI DIỄN ĐẠT NHỎ. Điểm 2,5-3: Nội dung đúng, tương đối đầy đủ. Thể hiện kĩ năng làm bài tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thọai, độc thoại nội tâm, trình tự kể tương đối mạch lạc, ngôi kể phù hợp, hợp lí Bố cục ba phần tương đối rõ ràng tuy chưa cân đối. Diễn đạt tương đối rõ ràng tuy đôi chỗ còn dài dòng. MẮC DƯỚI 7 LỖI DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI. Điểm 1-2: Nội dung chưa đầy đủ, sơ sài. Thể hiện kĩ năng làm bài tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thọai, độc thoại nội tâm chưa vững vàng, tỏ ra biết cách làm văn tự sự nhưng ở mức độ trung bình. Bố cục chưa rõ ràng không cân đối. Diễn đạt tương đối rõ ràng tuy đôi chỗ còn dài dòng, thiếu mạch lạc. MẮC DƯỚI 10 LỖI DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI. Điểm 0: Bỏ giấy trắng ( hoặc sai trầm trọng về mặt nhận thức )
Tài liệu đính kèm: