Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn thi: Ngữ văn 6 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn thi: Ngữ văn 6 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn thi: Ngữ văn 6 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ VẤP
TỔ PHỔ THÔNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề chỉ có một trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn thi: NGỮ VĂN 6
Ngày kiểm tra: 10/12/2014
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
 (Lưu ý: Học sinh làm bài trên giấy thi)
ĐỀ BÀI: (Gồm 2 phần)
Phần I: Đọc hiểu văn bản (6 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau:
Tục ngữ có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy/Trăm thấy không bằng một sờ”. Ở đây, các thầy đều đã sờ voi tận tay. Vậy thì còn sai vào đâu được? Vì thế nên thầy nào cũng cho rằng nhận xét của mình là tuyệt đỉnh. Khổ nỗi, nó chỉ đúng với bộ phận riêng lẻ mà mỗi thầy sờ được vào nó chứ nó không đúng với cả con voi. Sự vật thì chỉ có một (con voi), mà các thầy tưởng tượng ra tới năm hình dáng khác nhau xa. Điều đáng cười nhất là họ không nhận ra được bản chất của sự vật (yếu tố khách quan) mà cứ cố sống cố chết khẳng định nhận thức của mình mới là chân lí (chủ quan). Cả năm thầy đều chung một cách nhận xét về con voi rất phiến diện: dùng bộ phận để khái quát toàn thể sự vật.
Câu 1: (1 điểm) Văn bản trên đề cập đến một câu chuyện nào đã được học? Truyện đó thuộc thể loại gì?
Câu 2: (1 điểm) Câu thứ tư trong văn bản “Khổ nỗi, nó chỉ đúng với bộ phận riêng lẻ mà mỗi thầy sờ được vào nó chứ nó không đúng với cả con voi” là một câu chưa gọn rõ. Em hãy viết sửa lại cho gọn rõ hơn.
Câu 3: (1 điểm) Ở câu in đậm, có một từ dùng sai. Em hãy chỉ ra và cho biết nó sai về lỗi gì? Em hãy sửa lại từ đó bằng một từ hoặc cụm từ khác chuẩn xác hơn.
Câu 4: (1 điểm) Hãy giải thích nghĩa của từ “nhận xét” (có gạch chân) ở câu cuối trong văn bản trên.
Câu 5: (2 điểm) Bài học thực tiễn mà em rút ra được từ câu chuyện trên là gì?
Phần II: Tạo lập văn bản (4 điểm)
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Kể lại buổi sinh hoạt kỉ niệm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam diễn ra tại trường em.
Đề 2: Kể lại một buổi sinh hoạt vui vẻ trong gia đình em (Bữa cơm gia đình, bữa tiệc sinh nhật, ngày giỗ, ngày cưới của người thân, buổi tối xem ti vi, buổi dã ngoại, buổi lao động làm vườn hoặc dọn dẹp nhà cửa, buổi tối làm bánh mứt đón tết,)
-Hết-
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn thi: NGỮ VĂN 6
KHUNG MA TRẬN
TÊN CHỦ ĐỀ
(Nội dung, chương..)
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG CỘNG
THẤP
CAO
-Thầy bói xem voi
-Sửa lại từ, sửa lại câu.
-Giải nghĩa của từ.
-Văn tự sự
- Nhận biết được tên truyện và thể loại
- Bài học thực tiễn mà em rút ra được từ truyện ngụ ngôn.
-Giải thích nghĩa của từ
- Sửa lại câu cho gọn rõ.
- Sửa lại từ chính xác về nghĩa.
Kĩ năng hành văn kể chuyện kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Số câu : 
Số điểm: 
Số câu : 1
Số điểm: 1
Số câu : 1
Số điểm: 3
Số câu : 2
Số điểm: 2
Số câu : 1
Số điểm: 4
Số câu :6
Số điểm: 10
Phần I: Đọc hiểu văn bản (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Truyện Thầy bói xem voi. Thể loại: ngụ ngôn
Câu 2 (1 điểm): HS có thể sửa lại bằng nhiều cách miễn sao rõ ràng. Câu khá hoàn chinh: Khổ nỗi, nó chỉ đúng với bộ phận mà mỗi thầy sờ được chứ không đúng với cả con voi. (Có thể thay “khổ nỗi” bằng “chỉ có điều” hoặc cụm từ, quán ngữ tương đương).
	Tùy mức độ chỉnh sửa của HS mà GV chấm điểm 0,25 hoặc 0,5 hoặc 0,75 đến 1 điểm. GV không quá khắt khe với cách sửa của HS, cần nhất là câu rõ nghĩa và gọn hơn câu chưa sửa.
Câu 3 (1 điểm): Ở câu in đậm, từ dùng sai: “tuyệt đỉnh”. Sai về lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Cụm từ hoặc từ có thể sửa lại: đúng nhất, chính xác, tuyệt đối,
Câu 4 (1 điểm): Giải thích nghĩa của từ “nhận xét”: đưa ra ý kiến để đánh giá về một đối tượng. (HS có thể diễn đạt khác miễn sao đúng)
Câu 5 (2 điểm): Bài học thực tiễn 
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo ý chính: Muốn kết luận đúng về sự việc, sự vật, phải xem xét nó một cách toàn diện để tránh được những sai lầm do chủ quan và nóng vội. 
Phần II: Tạo lập văn bản (4 điểm)
*Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm bài văn kể chuyện đời thường.
Trình tự kể mạch lạc. Ngôi kể phù hợp, nhất quán.
Người kể phải biết lồng vào những suy nghĩ, cảm xúc của mình đối với các nhân vật, sự việc (ở mức độ thấp).
Câu văn rõ ràng, trong sáng. Không sai sót nhiều về lỗi chính tả
*Yêu cầu về nội dung:
Đề 1: 
Kể lại được diễn biến sự việc trong ngày lễ hội 
Không được thiếu các hoạt động chính
Lồng vào đó cảm xúc vui tươi, háo hức, tình cảm nhớ ơn thầy cô
Khẳng định đó là ngày lễ hội có ý nghĩa với dân tộc .
Liên hệ thực tế bản thân: học tập tốt, chăm ngoan, tích cực để đền đáp công ơn cô thầy.
Đề 2:
Nêu rõ được buổi sinh hoạt được chọn để kể
Phải có nhân vật và sự việc, không gian, thời gian, nguyên nhân diễn biến, kết quả.
Lồng vào đó cảm xúc vui tươi, hạnh phúc.
Rút ra được ý nghĩa trong cuộc sống
Biết trân trọng những giây phút hạnh phúc của gia đình, của cuốc sống xung quanh
Ý thức sống tốt, giữ gìn những gì đẹp nhất của cuộc sống.
Biểu điểm:
Điểm 4 : 
- Thể hiện nhuần nhuyễn kỹ năng làm bài văn kể chuyện đời thường, thường ngày.
- Sự việc và nhân vật có tính chân thực, các chi tiết kể được chọn lọc và có tính gợi cảm cao. Trình tự kể mạch lạc. Ngôi kể phù hợp.
- Bố cục chặt chẽ , cân đối.
- MẮC LỖI DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI . ( KHÔNG ĐÁNG KỂ)
Điểm 3 : 
- Nắm vững kiểu bài văn kể chuyện đời thường.
- Sự việc và nhân vật được kể có tính chân thực. Có một số chi tiết kể khá gợi cảm. 
- Trình tự kể mạch lạc. Ngôi kể phù hợp.
- Bố cục rõ ràng, cân đối.
- MẮC KHÔNG QUÁ 3 LỖI DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI . 
Điểm 2 : 
 - Nắm được kiểu bài kể chuyện đời thường .
Sự việc và nhân vật nhìn chung có tính chân thực.Các chi tiết kể còn dàn trải nên chưa tạo được ấn tượng sâu sắc .
Trình tự kể tương đối mạch lạc. Ngôi kể phù hợp .
Bố cục rõ 3 phần tuy chưa cân đối.
Diễn đạt tạm được; còn đôi chỗ dài dòng, lủng củng .
MẮC KHÔNG QUÁ 7 LỖI DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI .
Điểm 1 :
Chưa nắm được kiểu bài kể chuyện đời thường.
Sự việc và nhân vật được kể còn đôi lúc chỗ chưa phù hợp.
Trình tự kể không mạch lạc . Ngôi kể còn đôi lúc chỗ chưa phù hợp .
Bố cục 3 phần nhưng không rõ ràng , thiếu cân đối .
Diễn đạt nhìn chung tạm được tuy còn nhiều chỗ lủng củng , vụng về , tối nghĩa.
MẮC KHÔNG QUÁ 10 LỖI DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI .
Điểm 0:
- Bỏ giấy trắng 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6.doc