Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn sinh học - lớp 7 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 638Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn sinh học - lớp 7 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn sinh học - lớp 7 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THCS-THPT
QUANG TRUNG – NGUYỄN HUỆ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
NĂM HỌC 2014-2015 
Môn SINH HỌC - Lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:........................................................................ Số báo danh: ....................
Câu 1: ( 2 điểm)
 Em hãy nêu điểm khác nhau cơ bản của ngành Động vật nguyên sinh và Ruột khoang.
Câu 2: ( 2,5 điểm)
Kể tên một số loài giun tròn mà em biết? Giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây tác hại gì cho vật chủ? 
Câu 3: (2 điểm )
Cho biết đặc điểm chung của ngành thân mềm? Vai trò thực tiễn của vỏ thân mềm? 
Câu 4:( 3.5 điểm)
Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương đã đánh bắt tôm bằng cách nào? Em hãy nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp.
---------------HẾT---------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN
Câu 1) Em hãy nêu điểm khác nhau cơ bản của ngành Động vật nguyên sinh và Ruột khoang? ( 2 điểm)
Động vật nguyên sinh
Ruột khoang.
Đơn bào ( 0.25)
Di chuyển: roi, chân giả, long bơi.
Tự vệ: hình thành bào xác
Sinh sản hữu tính: tiếp hợp
Đa bào ( 0.25)
Di chuyển: tua
Tự vệ: tế bào gai, vỏ đá vôi
Sinh sản hữu tính: giao tử
Câu 2) Kể tên một số loài giun tròn mà em biết? Giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây tác hại gì cho vật chủ? ( 2.5 đ )
Một số giun tròn: giun đũa, giun kim, giun móc, giun rễ lúa ( 0.5 điểm)
Giun tròn thường kí sinh ở những nơi giàu chất dinh dưỡng ở cơ thể người, động vật và thực vật như tá tràng, ruột non, mạch bạch huyết, rễ lúa.( 1 điểm)
Chúng gây tác hại cho vật chủ: tranh dành thức ăn, gây viêm nhiễm nơi kí sinh, tiết các chất độc hại gây viêm nhiễm.( 1 điểm)
Câu 3) Cho biết đặc điểm chung của ngành thân mểm? Vai trò thực tiễn của vỏ thân mềm? 
(2 điểm )
Đặc điểm chung của ngành thân mềm:
Cơ thể không phân đốt. ( 0.25)
Có khoang áo phát triển, có vỏ đá vôi( 0.25)
Có đối xứng 2 bên ( trừ ốc) ( 0.25)
Hệ tiêu hóa phân hóa. ( 0.25)
Hô hấp bằng mang và phổi. ( 0.25)
Vai trò thực tiễn của vỏ than mềm:
Vỏ được khai thác làm đồ trang trí ( 0.25)
Làm thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm. ( 0.25)
Làm nguyên liệu cho công nghiệp dược. ( 0.25)
Câu 4) Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương đã đánh bắt tôm bằng cách nào? Em hãy nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp?( 3.5 điểm)
Tôm có đôi mắt tinh, đôi râu nhạy cảm nên ngư dân thường bắt tôm bằng mồi có mùi thơm như thính. ( 1 điểm )
Tôm thường kiếm ăn vào ban đêm nên ngư dân thường đánh bắt tôm lúc trời bắt đầu tối. ( 1 điểm )
Đặc điểm chung của ngành chân khớp: 
Có vỏ kitin che chở bên ngoài và là chỗ bám của cơ. ( 0.5 điểm)
Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. ( 0.5 điểm)
Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác. ( 0.5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH7.QTNH.doc