PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO Q.PN TRƯỜNG THCS SÔNG ĐÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn: SINH HỌC. Lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: Dựa vào những đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa? (2,25 điểm) Câu 2: Rễ gồm mấy miền? Chức năng chính của từng miền? Vì sao nói miền hút là quan trọng nhất? (2,25 điểm) Câu 3: Nêu đặc điểm các dạng thân? Phân biệt các dạng thân? (3,5 điểm) Câu 4: Vì sao quang hợp và hô hấp là 2 quá trình trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau? (2 điểm) ĐÁP ÁN: Dựa vào những đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa? (2.25 điểm) Thực vật gồm những cơ quan: (1.0 điểm) Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá; có chức năng sinh dưỡng. Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt; duy trì và phát triển nòi giống Nhưng không phải tất cả Thực vật đều có các cơ quan như trên. (0.25 điểm) Dựa vào cấu tạo của cơ quan sinh sản để nhận biết: (1.0 điểm) Thực vật có hoa thì cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt. Thực vật không có hoa thì cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt Rễ gồm mấy miền? Chức năng chính của từng miền? Vì sao nói miền hút là quan trọng nhất? (2.25 điểm) Rễ gồm 4 miền: (2.0 điểm) Miền trưởng thành: có các mạch gỗ và mạch rây- dẫn truyền thức ăn cho cây Miền hút: có các lông hút – hấp thụ nước và muối khoáng. Miền sinh trưởng: gồm các tế bào mô phân sinh – làm cho rễ dài ra. Miền chóp rễ: che chở đầu rễ. Miền hút là quan trọng nhất vì có các lông hút thực hiện chúc năng hút nước và muối khoáng – chức năng chính của rễ (0.25 điểm) Nêu đặc điểm các dạng thân? Phân biệt các dạng thân? (3.5 điểm) Các dạng thân: Thân đứng: thân gỗ (cứng, có cành), thân cột ( cứng, không cành), thân cỏ (mềm, yếu, thấp). (1.0 điểm) Thân leo: leo bằng thân quấn và bằng tua cuốn. (0.25 điểm) Thân bò: bò sát mặt đất. (0.25 điểm) Phân biệt các dạng thân trên: Giống nhau: (0.5 điểm) + Đều bao gồm các bộ phận chính: thân chính, cành, chồi nách và chồi ngọn. + Đều có chức năng vận chuyển thức ăn, mang lá, hoa, quả Khác nhau: (1.5 điểm) + Thân đứng: tự đứng thẳng trong không gian, kích thước thường lớn (trừ thân cỏ) + Thân leo: phải dựa vào giàn hoặc cây khác để leo lên cao lấy ánh sáng bằng các bộ phận như: thân quấn, tua cuốn, rễ móc.Đa số là thân cỏ, nhưng cũng có loại thân gỗ (dây bàm bàm, dây gắm) + Thân bò: mềm yếu không tự đứng được phải bò lan trên mặt đất Vì sao quang hợp và hô hấp là 2 quá trình trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau? (2.0 điểm) Viết sơ đồ tóm tắt của 2 quá trình: (1.0 điểm) - Quá trình quang hợp: Nước + Khí cacbonic ánh sáng Tinh bột + Khí Ôxi Quá trình hô hấp: Tinh bột + Khí oxi Năng lượng+ Khí Cacbonic+ Hơi nước Phân tích: (1.0 điểm) Quang hợp thu năng lượng để chế tạo chất hữu cơ, hô hấp lại phân giải chất hữu cơ để giải phóng năng lượng. Quang hợp nhả ra khí oxi dùng cho hô hấp, ngược lại hô hấp thải ra khí cacbonic cần cho quang hợp. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014– 2015 Môn: SINH HỌC. Lớp 6 Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Số điểm Mở đầu Câu 1 (2.25 điểm) (2.25 điểm) Chương II. RỄ Câu 2 (2.0 điểm) Câu 2 (0.25 điểm) (2.25 điểm) Chương IV. THÂN Câu 3 (1.5 điểm) Câu 3 (2.0 điểm) (3.5 điểm) Chương V. LÁ Câu 4 (2.0 điểm) (2.0điểm) Tổng số câu 3 câu 2 câu 1 câu 4 câu 10 điểm Tổng số điểm 5.75 điểm 2.25 điểm 2,0 điểm 100% = 10 điểm 60% 20% 20% 100%
Tài liệu đính kèm: