Đề kiểm tra học kì I môn : Vật lí 7 (đề 1)

docx 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1141Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn : Vật lí 7 (đề 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn : Vật lí 7 (đề 1)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN : VẬT LÍ 7 (Đề 1)
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vân dụng
Cộng
Quang học
(Câu 1a: 1đ) Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau. 
(Câu 2a: 1đ) Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng
(Câu 1b: 0,5đ) So sánh tính chât ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương càu lõm.
(Câu 1c: 0,5đ) Hiểu được công dụng của gương cẩu lổi trong 1 số trường hợp cụ thể.
(Câu 2b: 1đ) Vẽ dược hình minh họa định luật phản xạ ánh sáng
(Câu 6: 1đ) Biết vận dụng định luật phản xạ ánh sáng để vẽ tia phản xạ, tính được góc tới, góc phản xạ. 
Cộng
Điểm
Tỉ lệ
Câu 1a: 1đ
Câu 2a: 1đ
20%
Câu 1b: 0,5đ
Câu 1c: 0,5đ
Câu 2b: 1đ 
20%
Câu 6: 1đ
10%đ
5đ
50%
Âm học
(Câu 3a: 1đ) Nêu được nguồn âm là vật dao động .Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp. 
(Câu 4: 2đ) Biết dược tần số là gì, đơn vị của tần số. Nêu dược âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
(Câu 5: 1đ) Giải thích về mối quan hệ âm to, âm nhỏ với biên độ dao đông
(Câu 3b: 0,5đ) Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, đàn, ống sáo, âm thoa. 
(Câu 3c: 0,5đ) Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường âm truyền đi
Cộng
Điểm
Tỉ lệ
Câu 3a: 1đ
Câu 4: 2đ
30%
Câu 5: 1đ
10%
Câu 3b: 0,5đ
Câu 3c: 0,5đ
10%
5đ
50%
Tổng cộng
Điểm
Tỉ lệ
5đ
50%
3đ
30%
2đ
20%
10đ
100%
 GVBM	Tổ trưởng chuyên môn	BGH
Đinh Thị Hồng Thúy	 Lê Ngọc Châu	 	Phan Đức Cường 
Phòng GD& ĐT Châu Thành 	CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Trường THCS Thái Bình 	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015 -2016
MÔN : VẬT LÍ 7 (Đề 1)
Câu 1 (2đ)
 a) Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
	 b) So sánh tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm? 
	 c) Tại sao trên ôtô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe mà không lắp một gương phẳng
Câu 2: (2đ)
a)Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? 
b)Vẽ hình minh họa? 
Câu 3: (2đ)
a) Nguồn âm là gì? Kể tên 4 nguồn âm mà em biết? 
	b) Chỉ ra bộ phận nào dao động phát ra âm trong các nguồn âm em vừa nêu? 
	c) Sau khi bạn An nhìn thấy chớp 7 giây thì bạn An nghe thấy tiếng sét. Hỏi nơi xảy ra sét cách nơi bạn An đứng bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s 
Câu 4: (2đ)
a) Tần số là gì? Đơn vị của tần số?
	b) Cho biết mối liên hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm?
Câu 5: (1đ)
 Khi gảy mạnh một dây đàn , tiếng đàn sẽ to hay nhỏ ? Tại sao? 
Câu 6: (1đ)
Trên hình vẽ có một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng . Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 300 . 
a)Vẽ tia phản xạ IR. 
b)Tính góc phản xạ i’.
 S 
 300 I
 Gương phẳng
 GVBM	Tổ trưởng chuyên môn	BGH
Đinh Thị Hồng Thúy	 	 Lê Ngọc Châu	 	Phan Đức Cường 
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
a) - Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. 
 - Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
b) Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ nhất, ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn nhất. 
c) Người ta gắn gương cầu lồi trên ôtô, xe máy để giúp người lái xe quan sát thấy một vùng rộng hơn ở phía sau, tránh được tai nạn giao thông
1đ
0,5đ
0,5đ
Câu 2
Định luật phản xạ ánh sáng:
Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến, của gương tại điểm tới
Góc phản xạ bằng góc tới.
Vẽ hình N
 R
 S 
 I
1đ
1đ
Câu 3
a) Nguồn âm là vật phát ra âm.
Ví dụ: cái trống, cây đàn, âm thoa, cây sáo.
b) -	 Cái trống : mặt trống dao động
 -	Cây đàn: dây đàn dao động.
 -	Âm thoa: nhánh âm thoa dao động.
 - 	Cây sáo: Cột không khí trong cây sáo dao động.
c) Nơi xảy ra sét cách nơi bạn An đứng là: 
Ta có: S = v.t = 340.7 = 2380m
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 4
a)	Tần số là số dao động trong 1 giây. Đơn vị của tần số là Hz.
b)-	Âm phát ra càng cao(càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.
 -	Âm phát ra càng thấp(càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ
1đ
1đ
Câu 5
Khi gảy mạnh một dây đàn , tiếng đàn sẽ to vì dây đàn lệch nhiều , biên độ dao động dây đàn lớn , âm càng to .
1đ
Câu 6
a) N
 S 
 	R
 Gương phẳng 300	I
b)Ta đã biết pháp tuyến IN vuông góc với gương, nên: i = i’ = 900 - 300 = 600
0,5đ
0,5đ
Tổng
10đ
 GVBM	Tổ trưởng chuyên môn	BGH
Đinh Thị Hồng Thúy	 Lê Ngọc Châu	 	Phan Đức Cường 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_vat_li_7.docx