Đề kiểm tra học kì i môn: Toán – Lớp 3

doc 7 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì i môn: Toán – Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì i môn: Toán – Lớp 3
Trường: Tiểu học Định Công Thứ  ngày .. tháng  năm 20
Lớp: 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Họ và tên: .. MÔN: TOÁN – LỚP 3
Đọc thành tiếng: .....
 Đọc hiểu: .....
 Điểm đọc: .....
Nhận xét của giáo viên
Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Số chẵn lớn nhất có ba chữ số là:
 A. 990 B. 998 C. 989 D. 898
 Câu 2: Giá trị của biểu thức 64 - 40 : 4 là:
 A. 4 B. 6 C. 44 D. 54
 Câu 3: Một hình vuông có chu vi 16cm. Độ dài mỗi cạnh là: 	 
 A. 8m B. 8cm C. 4m D. 4cm
Câu 4: Minh có 7 cuốn sách và 35 quyển vở. Số vở gấp số sách số lần là:
 A. 4 lần B. 5 lần C. 6 lần D. 7 lần
Bài 2: Điền dấu (>; <; =) vào chỗ chấm: 
1
2
1
6
a. giờ .. 10 phút c. giờ .. 20 phút
1
3
1
6
b. giờ .. 15 phút d. giờ .. 10 phút
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
 a. 2km = . dam c. 7m 1dm = . cm
 b. 4kg = . g d. 9m 6cm = .. cm
Bài 4: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
 Muốn tính giá trị biểu thức 3 x (8 + 6), ta thực hiện phép tính ............................ trước rồi thực hiện phép tính .......................... sau. 
Bài 5: Đặt tính rồi tính:
 713 x 4 182 x 5 127 : 6 766 : 2
. .  .
. .  .
. .  .
. .  .
. .  .
Bài 6: 6 lớp Một có 210 học sinh. 5 lớp đầu mỗi lớp có 36 học sinh. Hỏi lớp thứ 6 có bao nhiêu học sinh?
Bài giải
..
..
..
..
..
Trường: Tiểu học Định Công Thứ  ngày .. tháng  năm 20
Lớp: 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Họ và tên: . MÔN: ĐỌC – HIỂU 
Đọc thành tiếng: .....
 Đọc hiểu: .....
 Điểm đọc: .....
Nhận xét của giáo viên
Đọc đoạn văn sau: 
Chiếc chậu nứt
Một người có hai chiếc chậu lớn để khuân nước. Một trong hai chiếc chậu có một vết nứt. Khi từ giếng về nhà, nước trong chậu này chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên vẹn rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật sự xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!". Người chủ hỏi: "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?". Chiếc chậu nứt đáp: 
- Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!"
Người chủ liền khuyên chiếc chậu này chú ý đến những luống hoa bên vệ đường khi đi lấy nước về. Quả thật, dọc theo bên đường là những luống hoa rực rỡ khiến chiếc chậu nứt rất vui vẻ. Tuy nhiên, khi về đến nhà thì nó lại xin lỗi ông chủ vì nước mà nó mang vẫn chỉ còn một nửa. Người đó đáp: "Nhờ có nước chảy ra từ vết nứt của ngươi mà những cây hoa này mới khoe sắc được. Ta đã hái những bông hoa đó để trang hoàng cho căn nhà của ta thêm ấm cúng và duyên dáng!"
Mỗi chúng ta đều có thể sống như cái chậu nứt: hãy biết tận dụng "vết nứt" của mình.
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1: Vì sao chiếc chậu nứt thấy cắn rứt và xin lỗi ông chủ?
	A. Vì nó bị cái chậu lành trêu chọc 
 B. Vì vẻ ngoài xấu xí của nó khiến ông chủ xấu hổ
 C. Vì nó không thể mang về đủ nước như cái chậu còn nguyên vẹn
Câu 2: Người chủ đã tận dụng vết nứt của chiếc chậu để làm gì?
	A. Làm giảm lượng nước phải mang về
	B. Tưới nước cho các cây hoa ở ven đường
	C. Tỏ vẻ mình yêu thương hai cái chậu như nhau dù một chiếc bị nứt
Câu 3: Em hiểu việc tận dụng "vết nứt" của mình là làm gì?
	A. Luôn nhìn vào những điểm xấu của mình để buồn rầu, cắn rứt
	B. Tạo ra nhiều đặc điểm xấu của mình để giống như chiếc chậu nứt
	C. Sử dụng những gì mà bản thân có để làm những việc có ích 
Câu 4: Trong bài có mấy hình ảnh so sánh? 
 Trong bài có .... hình ảnh so sánh. Đó là:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 5: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi "Cái gì?" trong câu sau:
Chiếc chậu còn nguyên vẹn rất tự hào về sự hoàn hảo của mình.
Trường: Tiểu học Định Công Thứ  ngày .. tháng  năm 20
Lớp: 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Họ và tên: . MÔN: VĂN VIẾT 
A. Chính tả: 
Đôi bạn
 Chỗ vui nhất là công viên. Ở đây, bên cạnh vườn hoa có cầu trượt, đu quay, có cả một cái hồ lớn. Mến rất thích chơi ở ven hồ. Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng của Mến nhưng không trồng sen. Nhìn mặt hồ sóng gợn lăn tăn, hai đứa lại nhắc chuyện hồi nào bơi thuyền thúng ra giữa đầm hái hoa.
B. Tập làm văn:
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (6 đến 8 câu) nói về cảnh đẹp đất nước mà em biết.
Hướng dẫn chấm bài khảo sát chất lượng Học kì I
Năm học 2015-2016
I- Toán:
Bài 1: (2 điểm)
 Câu 1: B Câu 2: D Câu 3: D Câu 4: B
Bài 2: (1 điểm)
 a. = b. d. >
Bài 3: (2 điểm)
 a. 200 b. 4 000 c. 71 d. 906
Bài 4: (0,5 điểm)
 cộng/ trong ngoặc ; nhân
Bài 5: (2 điểm)
 713 x 4 = 1 452 182 x 5 = 910 
 127 : 6 = 21 (dư 1) 766 : 2 = 383
Bài 6: (2,5 điểm)
Bài giải
Số học sinh của 5 lớp Một đầu tiên là:
36 x 5 = 180 (học sinh)
Số học sinh của lớp Một thứ 6 là:
210 - 180 = 30 (học sinh)
Đáp số: 30 học sinh
II- Đọc hiểu: 
Câu 1: C (0,5 điểm) Câu 2: B (0,5 điểm) Câu 3: C (1 điểm) 
Câu 4: ( 1 điểm) 1 hình ảnh so sánh
 Mỗi chúng ta đều có thể sống như cái chậu nứt: hãy biết tận dụng "vết nứt" của mình.
Câu 5: (1 điểm)
 Chiếc chậu còn nguyên vẹn
III- Chính tả: (5 đ)
Bài viết đúng, trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, tương đối dúng khoản cách, độ cao (5 đ)
Mỗi lỗi sai trừ 0,5 đ (sai âm đầu, vần, viết hoa, ...). Các lỗi sai giống nhau chỉ trừ 1 lần.
HS không viết sai nhưng trình bày bẩn, sai độ cao, khoảng cách thì trừ 1 đ toàn bài.
IV- Tập làm văn: (5đ)
HS viết được đoạn văn từ 8 đến 10 câu theo yêu cầu của đề bài kể về một cảnh đẹp trên quê hương. Bài viết đúng từ và câu, diễn đạt mạch lạc; câu văn chân thực, có cảm xúc, hình ảnh; chữ viết sạch đẹp đạt 4,5- 5 đ
HS viết được đoạn văn từ 7 đến 8 câu theo yêu cầu của đề bài. Tuy nhiên, HS còn mắc lỗi nhỏ về câu và diễn đạt. Bài viết ở mức 3-4,25đ
Tuỳ mức độ sai sót về câu, dùng từ, diễn đạt và lỗi chính tả để ở mức: 2,75 - 2,5- 2- 1,5- 1- 0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_hoc_ki_2_lop_3.doc