MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: SINH; KHỐI 7. NĂM HỌC: 2015 - 2016 I- MỤC TIÊU Củng cố kiến thức trong học kì I về các nội dung trọng tâm sau: + Nêu được các đặc điểm sinh lí của động vật nguyên sinh. + Trình bày các đặc điểm chung của ngành ruột khoang. + Nêu được các đặc điểm cấu tạo, sinh lí, nơi sống của các ngành giun. Tác hại khi bị nhiễm giun và biện pháp phòng tránh. + Nêu được các đặc điểm về cấu tạo, sinh lí, tập tính, đa dạng của ngành thân mềm và ngành chân khớp. Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế. II- MA TRẬN ĐỀ CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CĐT CĐC 1.Ngành động vật nguyên sinh 5 tiết Mô tả được quá trình dinh dưỡng của trùng biến hình. 20% =2,0 đ 100% 1 câu = 2,0đ 2.Ngành ruột khoang 3 tiết -Ngành ruột khoang có những đặc điểm chung nào? 10% = 1,0đ 100% 1 câu =1,0đ 3.Các ngành giun 7 tiết - Nêu được những đặc điểm chính của ngành giun dẹp và ngành giun đốt. - Biết được nơi kí sinh của sán lá gan. - Nêu được các đặc điểm cấu tạo, sinh lí, nơi sống của một đại diện trong ngành giun đốt. - Sán lá máu xâm nhập vào cơ thể bằng con đường nào? - Tác hại của giun rễ lúa đối với năng suất cây trồng. - Mô tả triệu chứng của giun kim và giun chỉ khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Bản thân có những biện pháp nào phòng bệnh giun đũa. 30% =3,0đ 50 % 6 câu = 1,5đ 33.3 % 4 câu = 1,0đ 16.7 % 1câu=0,5đ 4.Ngành thân mềm 4 tiết - Nêu được tính đa dạng của ngành Thân mềm qua các đại diện. - Đặc điểm đặc trưng của ngành thân mềm. Giải thích được hiện tượng ao đào thả cá, trai không được thả vào nuôi mà vẫn có. 15% =1,5đ 33,3% 2 câu = 0,5đ 66,7% 1 câu = 1,0đ 5. Ngành chân khớp 7 tiết Nêu được vai trò của giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người - Mô tả được cấu tạo, tập tính và hoạt động của giáp xác. - Mô tả được một số tập tính của lớp hình nhện. - Trình bày được sự đa dạng của lớp sâu bọ. 25% =2,5đ 60% 1 câu = 1,5đ 40% 4 câu = 1,0đ Tổng số câu: 21 Tổng số điểm: 100% =10,0đ 35% 9 câu = 3,5đ 50% 10 câu = 5,0đ 10% 1 câu=1,0đ 5% 1câu=0,5đ TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH _________________ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NH 2015 – 2016 MÔN: SINH HỌC, KHỐI 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) I.TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1.Sán lá gan kí sinh ở đâu? A.Ruột trâu, bò. B.Dạ dày trâu, bò. C.Gan mật trâu, bò. D.Tim trâu, bò. Câu 2. Loài sán nào có ấu trùng xâm nhập trực tiếp qua da người khi tiếp xúc nơi nước ô nhiễm? A.Sán dây. B.Sán lá gan. C.Sán bã trầu. D.Sán lá máu. Câu 3. Loài giun tròn nào dưới đây gây bệnh vàng lụi ở cây lúa? A.Giun đất. B.Giun móc câu. C.Giun kim. D.Giun rễ lúa. Câu 4. Triệu trứng khi bị giun kim kí sinh là: A.Buồn nôn, đau bụng. B.Gây hoa mắt, chóng mặt. C.Ngứa ngáy ở hậu môn. D.Bị tiêu chảy. Câu 5. Giun chỉ xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra căn bệnh nào? A.Bệnh tay chân miệng. B.Bệnh tay voi, chân voi, vú voi. C.Bệnh sốt rét. D.Bệnh sốt xuất huyết. Câu 6.Ngành giun nào có đối xứng hai bên, cơ thể dẹp theo chiều lưng, bụng? A.Giun tròn. B.Giun dẹp. C.Giun kim. D.Giun đốt. Câu 7.Ta có thể tìm thấy giun đất ở đâu? A.Nơi đất ẩm. B.Dưới nước. C.Trong không khí. D.Ở biển. Câu 8.Thức ăn của giun đất là: A.Quả tươi. B.Các động vật nhỏ. C.Vụn thực vật và mùn đất. D.Sinh vật phù du dưới nước. Câu 9.Giun đất hô hấp bằng cơ quan nào? A.Hô hấp bằng mang. B.Hô hấp bằng phổi. C.Hô hấp bằng miệng. D.Hô hấp qua da. Câu 10.Đặc điểm chung của cơ thể ngành Thân mềm là: A.Cơ thể không phân đốt. B.Thân mềm, cơ thể phân đốt. C.Cơ thể phân đốt. D.Thân mềm, cơ thể không phân đốt. Câu 11. Các dạng thân mềm nào dưới đây sống ở nước ngọt ? A.Trai, ốc vặn. B.Trai, mực. C.Trai, bạch tuộc. D.Trai, sò. Câu 12. Loài giáp xác nào dưới đây bám vào tàu thuyền làm giảm tốc độ của tàu thuyền? A.Sun. B.Ghẹ. C.Cua đồng. D.Tôm. Câu 13. Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng là chức năng của phần phụ nào dưới đây của tôm sông ? A.Chân hàm. B.Chân bụng. C.Tấm lái. D.Chân ngực. Câu 14. Ta dựa vào những đặc điểm nào để nhận biết các đại diện của ngành giun đốt? A.Cơ thể phân đốt. B.Cơ thể không phân đốt. C.Cơ thể phân đốt, mỗi đốt đều có đôi chi bên, khoang cơ thể chính thức. D.Khoang cơ thể chính thức. Câu 15.Tập tính chăng lưới của nhện diễn ra theo thứ tự nào sau đây? A.Chăng các sợi tơ vòng à dây tơ khung à dây tơ phóng xạ rồi chờ mồi. B.Chờ mồi à chăng dây tơ khung à dây tơ phóng xạ à các sợi tơ vòng. C.Chăng dây tơ khung à dây tơ phóng xạ à các sợi tơ vòng rồi chờ mồi. D.Chăng dây tơ phóng xạ à dây tơ khung à các sợi tơ vòng rồi chờ mồi Câu 16. Lớp sâu bọ có khoảng bao nhiêu loài? A.Gần 1 triệu loài. B.Gần 2 triệu loài. C.Gần 3 triệu loài. D.Gần 4 triệu loài. II.TỰ LUẬN: (6.0 điểm) Câu 1/ Em hãy mô tả lại quá trình bắt mồi của trùng biến hình (2.0 đ) Câu 2/ Để nhận biết được một động vật nào đó có phải là đại diện của ngành ruột khoang hay không ta phải dựa vào những đặc điểm nào? (1.0 đ) Câu 3/ Từ kiến thức đã học về giun đũa, em hãy đề ra cho bản thân các biện pháp phòng bệnh giun đũa kí sinh ? (0.5 đ) Câu 4/ Bạn Hoa nói với Lan: “Năm ngoái nhà mình đào ao thả cá tuy không có thả trai sông vào nuôi nhưng sau một thời gian vẫn thấy có trai sống ở trong ao, mình cảm thấy rất lạ nhưng không giải thích được ”. Lan liền nêu ý kiến của mình: “ Chắc là trai sông tự bò từ bên ngoài vào ao đó thôi, có gì đâu mà bạn thấy lạ”. à Theo em, ý kiến giải thích của bạn Lan đúng hay sai? Em hãy dựa vào kiến thức đã học về trai sông để giải thích hiện tượng trên cho hai bạn Hoa và Lan cùng hiểu nhé. (1. 0 đ) Câu 5/ Các động vật thuộc lớp giáp xác có vai trò thực tiễn như thế nào đối với tự nhiên và con người? (1.5 đ) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC 7 I/TRẮC NGHIỆM: (4.0 đ) Mỗi câu đúng 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B D D C B B A C D D A A B C C A II/TỰ LUẬN: (6.0 đ) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (2.0 điểm) Quá trình bắt mồi của trùng biến hình: -Một chân giả tiếp cận mồi. -Chân giả thứ 2 lập tức hình thành bao lấy mồi. -Hai chân giả kéo dài đưa mồi vào sâu chất nguyên sinh. -Không bào tiêu hóa hình thành tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa. (Mỗi ý trả lời chưa hoàn chỉnh nhưng có phần đúng được 0.25 điểm) 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 2 (1.0 điểm) Đặc điểm chung của ruột khoang : -Cơ thể có đối xứng toả tròn. -Ruột dạng túi. -Thành cơ thể có 2 lớp tế bào . -Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai. 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 3 (0.5 điểm) Các biện pháp phòng bệnh giun đũa kí sinh: -Rữa tay trước khi ăn. -Không ăn rau sống. -Tẩy giun định kì. -Vệ sinh môi trường. (Nếu đúng 1 ý vẫn cho 0.25 điểm, nếu đúng 3 ý vẫn cho 0.5 điểm) 0.25 0.25 Câu 4 (1.0 điểm) - Ý kiến giải thích của bạn Lan chưa đúng (sai). - Hiện tượng ao đào thả cá, trai không được thả vào nuôi mà vẫn có là vì: + Ấu trùng của trai bám vào mang và da cá để sống một thời gian. + Khi thả cá vào ao nuôi, ấu trùng trai theo cá vào ao sau vài tuần sẽ rơi xuống bùn và phát triển thành trai trưởng thành. 0.25 0.25 0.5 Câu 5 (1.5 điểm) Vai trò thực tiễn của lớp giáp xác: * Lợi ích: -Là nguồn thức ăn của cá -Là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho người -Là nguồn lợi xuất khẩu . * Tác hại: -Có hại cho giao thông đường thuỷ -Có hại cho nghề nuôi cá -Truyền bệnh giun sán 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 PHẦN A: Trắc nghiệm (4,0đ) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1(0,5đ): Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa luôn căng tròn có tác dụng gì ? a. Tránh sự tấn công của kẻ thù. b. Giúp giun không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa rất mạnh trong ruột non. c. Giúp giun vận chuyển dễ dàng. d. Như bộ xương giúp cơ thể vững chắc. Câu 2(0,5đ): Trình tự đúng các bước mổ giun đất là: 1. Dùng kẹp kéo ra, dung kéo cắt một đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi. 2. Đặt giun nằm sấp giữa chậu mổ, cố định đầu và đuôi bằng hai đinh ghim. 3. Phanh thành cơ thể đến đâu cấm đinh đến đó, cắt một đường dọc cơ thể tiếp tục về phía đầu. 4. Đổ nước ngập cơ thể giun, dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách chúng khỏi ruột. a. 1, 2, 3, 4 b. 2, 1, 3, 4 c. 2, 1, 4, 3 d. 2, 3, 4, 1 Câu 3(0,5đ): Các dạng thân mềm nào dưới đây sống ở nước ngọt ? a. Trai, sò b. Trai, ốc sên c. Sò, mực d. Trai, mực Câu 4(0,5đ): Đặc điểm chung của cơ thể ngành Thân mềm là: a. Cơ thể không phân đốt b. Cơ thể phân đốt c. Thân mềm, cơ thể phân đốt d. Thân mềm, cơ thể không phân đốt Câu 5(0,5đ): Vỏ cứng trên cơ thể trai có tác dụng ? a. Giúp trai vận chuyển trong nước b. Giúp trai đào hang c. Bảo vệ trai trước kẻ thù d. Giúp trai lấy thức ăn Câu 6(0,5đ): Tập tính đào lỗ đẻ trứng ở ốc sên có ý nghĩa sinh học gì ? a. Trứng có đủ độ ẩm b. Bảo vệ trứng c. Trứng dễ nở hơn d. Con non nở sớm hơn Câu 7(0,5đ): Loài giáp xác nào dưới đây bám vào tàu thuyền làm giảm tốc độ của tàu thuyền ? a. Sun b. Ghẹ c. Cua nhện d. Tôm ở nhờ Câu 8(0,5đ): Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng là chức năng của phần phụ nào dưới đây của tôm sông ? a. Chân hàm b. Chân ngực c. Tấm lái d. Chân bụng PHẦN B: Tự luận (6,0đ) Câu 1(1,0đ): Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào ? Câu 2(1,0đ): Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện. Câu 3(2,0đ): Cơ thể châu chấu chia làm mấy phần ? Mô tả mỗi phần cơ thể của châu chấu ? Câu 4(2,0đ): a. Nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt Cá sụn và Cá xương. b. Tại sao đưa cá lên môi trường cạn thì cá chết ? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM PHẦN A: Trắc nghiệm (4,0đ) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất: Mỗi câu chọn đúng 0,5đ Câu 1: b Câu 2: c Câu 3: b Câu 4: d Câu 5: c Câu 6: b Câu 7: a Câu 8: d PHẦN B: Tự luận (6,0đ) Câu 1(1,0đ): Giun đất có lợi với đất trồng trọt ở các mặt sau: - Làm tơi, xốp đất, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất. (0,5đ) - Làm tăng độ màu mỡ cho đất: do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra. (0,5đ) Câu 2(1,0đ): - Nhện có tập tính chăng lưới để bắt mồi. Ngoài ra, một số loài nhện còn dùng tơ nhện để di chuyển và trói mồi. (0,5đ) - Nhện có nhiều tập tính thích nghi với việc bẫy, bắt các mồi sống (thường là sâu bọ). (0,5đ) Câu 3(2,0đ): Cơ thể châu chấu chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng. (0,5đ) Mỗi phần cơ thể gồm: + Đầu: có râu, mắt kép và cơ quan miệng. (0,5đ) + Ngực: có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. (0,5đ) + Bụng: có các đôi lỗ thở. (0,5đ) Câu 4(2,0đ): Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt Cá sụn và Cá xương: Cá sụn có bộ xương bằng chất sụn, da nhám, miệng nằm ở mặt bụng. (0,5đ) - Cá xương có bộ xương bằng chất xương, da phủ vảy xương có chất nhày, miệng nằm ở đầu mõm. (0,5đ) Đưa cá lên môi trường cạn thì cá chết: Do cá hô hấp bằng mang, ở mang xảy ra sự trao đổi khí giữa mao mạch ở mang và khí oxi hòa tan trong nước, nếu đưa cá lên môi trường cạn, sự trao đổi khí này không thực hiện được nên cá chết. (1,0đ) 4. Củng cố - Đánh giá GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra học kì. 5. Dặn dò - Về nhà ôn bài các môn thi còn lại. - Đi thi đúng giờ. V- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG .. .. .. .. .. Ngày. Tháng. Năm 2011 Duyệt của Tổ chuyên môn
Tài liệu đính kèm: