SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC TỈNH QUẢNG NAM (Đề gồm có 02 trang) KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 Môn: GDCD – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự chủ? A. Luôn làm theo ý mình để được lợi. B. Giúp con người có nghị lực vượt qua những khó khăn, thử thách. C. Giải quyết công việc vội vàng không cần suy nghĩ. D. Làm chủ được suy nghĩ, hành vi của mình. Câu 2. Khi có bạn hiểu nhầm đã tìm cách gây gổ với em trên trang mạng xã hội. Là người tự chủ em sẽ làm gì? A. Sẵn sàng đáp trả, thách thức lại bạn. B. Bình tĩnh, tìm cách giải thích cho bạn hiểu. C. Hẹn gặp nhau để giải quyết bằng bạo lực. D. Rủ thêm bạn bè vào để gây áp lực với bạn. Câu 3. Một bạn trong lớp nhờ em làm giúp bài tập về nhà và hứa tặng một món quà mà em vô cùng yêu thích. Là người tự chủ, trong trường hợp này em sẽ ứng xử như thế nào? A. Làm bài tập giúp bạn để nhận món quà em thích. B. Không đồng ý và kể chuyện này với các bạn trong lớp. C. Động viên, hướng dẫn để bạn tự làm bài. D. Làm bài tập giúp bạn vì bạn không tự làm được. Câu 4. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật được thể hiện như thế nào? A. Kỉ luật là yêu cầu để dân chủ được thực hiện. B. Kỉ luật là mục đích để dân chủ được thực hiện. C. Kỉ luật là nội dung của dân chủ. D. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả. Câu 5. Việc làm nào dưới đây không phát huy tính dân chủ trong tập thể và cộng đồng xã hội? A. Mỗi cá nhân được kiểm tra, giám sát công việc chung của tập thể. B. Mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến nhưng quyết định là do cấp trên. C. Công dân được quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ Nhà nước. D. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Câu 6. Trong một lần tham quan di tích Mỹ Sơn, bạn T muốn khắc tên lên bức tường khu di tích để mọi người biết mình đã đến đây. Bạn A thấy thế liền nhắc: Bạn phải tuân theo quy định. Là bạn thân của T em sẽ ứng xử như thế nào? A. Khuyên bạn tuân theo quy định chung. B. Đề nghị bạn khắc thêm tên mình nữa. C. Cùng với bạn khắc tên lên tường. D. Khắc tên cả nhóm bạn cùng đi. Câu 7. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình? A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc. B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình. C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình. D. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác. Câu 8. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày? A. Không thừa nhận những điểm mạnh của người khác. B. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc. C. Giao lưu với các bạn thiếu nhi quốc tế. D. Đăng ảnh bạo lực lên mạng xã hội. Câu 9. Để thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày, em không chấp nhận việc làm nào dưới đây? A. Khoan dung với mọi người xung quanh. B. Tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. C. Phân biệt đối xử với người khác tôn giáo. D. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng thương lượng. Câu 10. Những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là gì? A. Bản sắc văn hóa. B. Tài sản vô giá. C. Thành tựu văn hóa. D. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Câu 11. Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm của học sinh trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Ăn mặc theo phong cách của người nước ngoài. Ra sức trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức. Cho rằng truyền thống của dân tộc là cổ hủ, lạc hậu. Không quan tâm đến những truyền thống của dân tộc. Câu 12. Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc. C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa. Câu 13. Câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” đề cập đến truyền thống nào dưới đây? A. Tôn sư trọng đạo. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Yêu thương con người. D. Hiếu học. Câu 14. Lời dạy của Bác Hồ đối với lực lượng Công an nhân dân ''Vì nước quên thân, vì dân phục vụ'' nói đến truyền thống nào của dân tộc ta? A. Yêu nước. B. Cần cù lao động. C. Nhân nghĩa. D. Đoàn kết. Câu 15. Trong hoạt động trải nghiệm về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - Trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng. B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội. C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) 1.1. Em hãy nêu ít nhất 4 việc làm thể hiện tình hữu nghị trong cuộc sống hằng ngày? 1.2. Có ý kiến cho rằng: “Việt Nam hiện nay là nước phát triển, chúng ta chỉ nên có mối quan hệ hữu nghị với các nước giàu, có nền khoa học công nghệ tiến bộ, không nên quan hệ với các nước nghèo, lạc hậu hơn ta.” Hỏi: a. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao? b. Em hãy nêu ý kiến của em về vấn đề trên? Câu 2. (3,0 điểm) 2.1. Em hãy nêu các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? 2.2. Chuẩn bị tham gia Hội khoẻ Phù Đổng cấp trường, có ý kiến cho rằng trong hoạt động thể dục thể thao muốn đoạt được giải, chỉ cần có sức khoẻ thật tốt là được, không cần phải sáng tạo, nếu có thì chỉ trong môn cờ vua hoặc cờ tướng mà thôi. Hỏi: a. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? b. Nếu là bạn cùng lớp, khi nghe các bạn bàn như vậy em sẽ ứng xử như thế nào? ---- HẾT ----
Tài liệu đính kèm: