Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân – Lớp 7 năm học 2014 - 2015

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân – Lớp 7 năm học 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân – Lớp 7 năm học 2014 - 2015
Trường THCS ĐỘC LẬP 	ĐỀ KIỂM TRA HKI MÔN GDCD – LỚP 7
Họ - Tên:	NĂM HỌC 2014- 2015
Lớp - SBD:	Ngày kiểm tra: /./2014
	(Học sinh làm bài trên tờ đề này)
"	
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
Câu 1: (2 điểm)
Thế nào là sự đoàn kết tương trợ(1đ)? Em hãy nêu những biểu hiện thể hiện sự đoàn kết tương trợ(1đ)? 
Câu 2: (1 điểm)
Em hãy cho biết ý nghĩa của khoan dung? (1đ)
Câu 3: (3 điểm) 
Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người cần phải làm gì? Ý nghĩa của gia đình văn hóa?
Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa? (3đ)
"	
Câu 4: (2 điểm) 
Nêu 4 cây ca dao, tục ngữ về việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? 
Câu 5: (1 điểm)
Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần Hằng vô ý làm 
văng mực ra áo của Lan nên vội vàng xin lỗi bạn. Tuy Hằng đã xin lỗi nhưng Lan vẫn giận và mắng Hằng vì làm dơ áo mình.
 a. Em hãy nhận xét hành vi và thái độ của Lan
 b. Nếu em là Lan em sẽ làm gì ?
--- HẾT---
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN
KHỐI 7 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung chủ đề
Các cấp độ tư duy
Biết
Hiểu
Vận dung (ở mức độ thấp)
Vận dụng (ở mức độ cao)
ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ
C1 (1đ)
C1 (1đ)
KHOAN DUNG
C2 (1đ)
C5 (1đ)
C5 (1đ)
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
C3 (1đ)
C3 (1đ)
C3 (1đ)
KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
C4 (2d)
TỔNG SỐ CÂU
2 câu
4 câu
2 câu
1 câu
TỔNG SỐ ĐIỂM
2 điểm
5 điểm
2 điểm
1 điểm
TỈ LỆ
20%
50%
20%
10%
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: Thế nào là đoàn kết, tương trợ? Cho biết ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ? (2đ)
Trả lời:
Đoàn kết, tương trợ là: Sự thông cảm, chia sẻ; Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.(1đ)
Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ (1đ)
- Sống đoàn kết, tương trợ sẽ giúp chúng ta:
Dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.
Được mọi người yêu quý.
Tạo nên sức mạnh để vượt qua được khó khăn.
- Đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Câu 2 : Em hãy cho biết biểu hiện và ý nghĩa của khoan dung? (1đ)
Trả lời 
Ý nghĩa : (1đ)
- Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt
- Nhờ có lòng khoan dung mà cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu
Câu 3 : Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người cần phải làm gì? Ý nghĩa của gia đình văn hóa? Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa? (3đ)
Trả lời :
(1đ) Để xây dựng gia đình văn hoá, mỗi người cần:
Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm;
Sống giản dị, lành mạnh;
Không sa vào tệ nạn xã hội.
(1đ) Ý nghĩa : 
- GĐ là tổ ấm, nuôi dưỡng, giáo dục con người.
- Gia đình bình yên thì xã hội ổn định, văn minh, tiến bộ. 
(1đ) Trách nhiệm:
- Sống lành mạnh, giản dị, chăm ngoan học giỏi 
- Kính trọng giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em 
- Không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.
Câu 4 : Cho 4 cây ca dao, tục ngữ về việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (2đ)
- Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh
- Hổ phụ sinh hổ tử
- Giấy rách phải giữ lấy lề
- Con hơn cha là nhà có phúc 
Câu 5 : (2đ) Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần Hằng vô ý làm văng mực ra áo của Lan nên vội vàng xin lỗi bạn. Tuy Hằng đã xin lỗi nhưng Lan vẫn giận và mắng Hằng vì làm dơ áo mình. 
a. Em hãy nhận xét hành vi và thái độ của Lan
b. Nếu em là Lan em sẽ làm gì ?
Trả lời :
Lan không nên mắng Hằng vì Hằng chỉ vô tình và đã xin lỗi Lan (1đ)
Nếu em là Lan em sẽ nhắc nhở bạn lần sau nên cẩn thận hơn (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd7.DL.doc