PHÒNG GD VÀ ĐT VÙNG LIÊM ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 – 2016 TRƯỜNG THCS TRƯƠNG TẤN HỮU MÔN HÓA HỌC KHỐI 8 GV: TRẦN THỊ MỸ HIỀN Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 điểm) Học sinh chọn câu đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm Câu 1: Khí oxi được thu bằng cách đẩy nước vì: A. Khí oxi tan ít trong nước. B. Khí oxi tan nhiều trong nước. C. Khí oxi nặng hơn không khí. D. Khí oxi nhẹ hơn không khí. Câu 2: Dãy chât nào sau đây gồm toàn axit: A. HCl, NaOH, H2O. B. NaCl, H2SO4, CO2. C. AlCl3, KOH, HCl. D. HCl, H2SO4, H2CO3. Câu 3: Thành phần theo thể tích của không khí là: A. 21% khí N2, 78% khí O2, 1% các khí khác. B. 21% các khí khác, 78% khí N2, 1% khí O2. C. 21% khí O2, 78% khí N2, 1% các khí khác. D. 21% khí O2, 78% các khí khác, 1% khí N2. Câu 4: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có : A.1 nguyên tố là hiđrô. B. 1 nhóm (-OH). C. 1 nguyên tố là oxi. D.1 nguyên tố là Canxi. Câu 5: NaOH có tên gọi là: A. Nitơ hidroxit. B. Natri hidroxit. C. Nitơ oxit. D. Natri oxit. Câu 6: Dãy chất nào sau đây gồm toàn oxit bazơ: A. Na2O, CaO, K2O. B. CO2, SO2, BaO. C. P2O5, Na2O, CO . D. P2O5, BaO, CO. Câu 7: Dung dịch axit làm quì tím hóa : A. Đỏ. B. Xanh. C. Vàng. D. Tím. Câu 8: Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy? A. Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2. B. H2 + CuO Cu + H2O. C. CaCO3 CaO + CO2. D. CaO + H2O à Ca(OH)2 . Câu 9: Đốt cháy 3,2g lưu huỳnh trong bình chứa oxi, thể tích oxi ( ở đktc) cần dùng là: A. 44,8 lít. B. 22,4 lít. C. 4,48 lít. D. 2,24 lít. Câu 10: Trong phòng thí nghiệm khí hiđrô được điều chế bằng cách: A. Cho 1 số phi kim (S, P...) tác dụng với axit. B. Cho 1 số kim loại (Zn,Fe..) tác dụng với axit. C. Đung nóng KMnO4. D. Đun nóng KClO3. Câu 11: Dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ xác định) là dung dịch: A. Không thể hòa tan thêm chất tan. B. Có thể hòa tan thêm chất tan. C. Không thể hòa tan thêm dung môi. D. Có thể hòa tan thêm dung môi. Câu 12: Phương trình hóa học nào sau đây sai: A. 4P + 5O2 2P2O5 . B. CaO + H2O à Ca(OH)2 . C. Na2O + H2O à NaOH. D. 2KClO3 2KCl + 3O2. II/ TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt các khí sau: H2, O2, N2. Câu 2: Viết phương trình hóa học thực hiện sự chuyển hóa sau: (2điểm). a/ C à CO2 à H2CO3. b/ Ca à CaO à Ca(OH)2. (Chuỗi PƯ nên đánh số thứ tự trên mũi tên) Câu 3: (3điểm) Hòa tan 32,5 gam kẽm vào dung dịch axit clohiđric (HCl) tạo thành muối kẽm clorua (ZnCl2) và khí hidro: a/ Viết phương trình hóa học của phản ứng. b/ Tính thể tích khí hiđrô sinh ra ở đktc. c/ Tính khối lượng mối kẽm clorua tạo thành sau phản ứng. ( Biết: Zn = 65, H = 1, Cl = 35,5.) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC HỌC KÌ II – LỚP 8 – Năm học: 2015 – 2016 PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm). Mỗi câu đúng 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A D C C B A A C D B A C PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm). Câu 1: (2 điểm) Lọ mất nhãn Thuốc thử Khí H2 Khí O2 Khí N2 Que đóm đang cháy (0,5 điểm) Khí cháy ngọn lửa màu xanh nhạt, kèm tiếng nổ nhỏ (0,5 điểm) Que đóm cháy mạnh hơn (0,5 điểm) Còn lại (0,5 điểm) ( Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm) Câu 2: (2 điểm) Viết PTHH thực hiện sự chuyển hóa: a/ C + O2 CO2. (0,5 điểm) CO2 + H2O à H2CO3. (0,5 điểm) b/ 2Ca + O2 2CaO. (0,5 điểm) COa + H2O à Ca(OH)2. (0,5 điểm) Câu 3: (3 điểm) a/ Phương trình hóa học: Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2. (1 điểm) b/ Tìm số mol kẽm: nZn = mZn / MZn = 32,5 / 65 = 0,5 mol (0,5 điểm) PTHH: Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2. 1mol 2mol 1 mol 1mol 0,5mol à 0,5 mol à 0,5mol (0,5 điểm) Thể tích khí hiđrô sinh ra ở đktc: VH2 = nH2 . 22,4 = 0,5 . 22,4 = 11,2 lít (0,5 điểm) c/ Khối lượng muối kẽm clorua tạo thành sau phản ứng: mZnCl2 = nZnCl2 . MZnCl2 = 0,5 . 136 = 68g (0,5 điểm) PHÒNG GD VÀ ĐT VÙNG LIÊM ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 – 2016 TRƯỜNG THCS TRƯƠNG TẤN HỮU MÔN HÓA HỌC KHỐI 8 GV TRẦN THỊ MỸ HIỀN Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 điểm) Học sinh chọn câu đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm Câu 1: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào có xảy ra sự oxi hóa: A. 4P + 5O2 2 P2O5 C. H2O + CaO Ca(OH)2 B. CuO + H2 Cu + H2O. D. 3 H2O + P2O5 2H3PO4 Câu 2: Dãy chât nào sau đây gồm toàn muối: A. HCl, NaOH, H2O. B. NaCl, H2SO4, CO2. C. AlCl3, KOH, HCl. D. KCl, Na2SO4, CaCO3. Câu 3: Sự cháy là: A. Sự tác dụng của oxi với 1 chất. B. Sự oxi hóa. C. Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. D. sự oxi hóa chậm. Câu 4: Phân tử bazơ gồm có 1 nguyên tử kim loại liên kết với : A.1 hiđrô. B.1 hay nhiều nhóm (-OH). C. 1 oxi. D.1 hay nhiều gốc axit. Câu 5: Để dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta thường: A. Thổi gió vào ngọn lửa. B. Đổ nước vào ngọn lửa. C. Trùm chăn hoặc phủ cát lên ngọn lửa. D. Đổ dầu vào ngọn lửa. Câu 6: Cho CaO + H2O à sản phẩm tạo thành là: A. Ca(OH)2. B. CaO. C. Na2O . D. Ba(OH)2. Câu 7: Dung dịch bazơ làm quì tím hóa : A. Đỏ. B. Xanh. C. Vàng. D. Tím. Câu 8: Phản ứng nào sau đây là phản ứng hóa hợp? A. Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2. B. H2 + CuO Cu + H2O. C. CaCO3 CaO + CO2. D. CaO + H2O à Ca(OH)2 . Câu 9: Đốt chát 3,2g lưu huỳnh trong bình chứa oxi, thể tích oxi ( ở đktc) cần dùng là: A. 44,8 lít. B. 22,4 lít. C. 4,48 lít. D. 2,24 lít. Câu 10: Chất nào sau đây dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: A. CaCO3, H3PO4. B. HCl, KMnO4. C. KMnO4, KClO3. D. KClO3, NaOH Câu 11: Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch: A. Không thể hòa tan thêm chất tan. B. Có thể hòa tan thêm chất tan. C. Không thể hòa tan thêm dung môi. D. Có thể hòa tan thêm dung môi. Câu 12: Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là: A. Hidro và oxi . B. Canxi và oxi . C. Hidro và hidroxxit. D. Heli và ox II/ TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 lọ dung dịch mất nhãnsau: H2SO4, NaOH, KCl. Câu 2: (2 điểm) 1/ Hãy hoàn thành các PTHH sau bằng cách điền vào dấu ? hệ số hoặc CTHH thích hợp? (1điểm). a/ ? + ? HCl à ZnCl2 + H2. b/ C + O2 ? c/ CaO + ? à Ca(OH)2. d/ ? KClO3 2KCl + 3 ? . 2/ Cho biết các PTHH trên thuộc loại phản ứng gì ? (1điểm). Câu 3: (3 điểm) Đốt cháy 15,5 gam phót pho trong bình chứa khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit (P2O5). Hãy: a/ Viết PTHH xảy ra. b/ Tính khối lượng sản phẩm tạo thành c/ Biết trong bình oxi trên có chứa 80 gam khí oxi ( biết sau phản ứng oxi dư). Tính khối lượng khí oxi dư. ( Biết: P = 31, O = 16) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC HỌC KÌ II – LỚP 8 – Năm học: 2015 – 2016 PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm). Mỗi câu đúng 0,25 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A D D B C A B D D C B A PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm). Câu 1: (2 điểm) Lọ mất nhãn Thuốc thử H2SO4 NaOH KCl Quỳ tím (0,5 điểm) Hóa đỏ (0,5 điểm) Hóa xanh (0,5 điểm) Còn lại (0,5 điểm) Câu 2: (2 điểm) 1/ Hoàn thành đúng mỗi PTHH đạt 0,25 điểm a/ Zn + 2 HCl à ZnCl2 + H2. (0,25 điểm) b/ C + O2 CO2 (0,25 điểm) c/ CaO + H2O à Ca(OH)2. (0,25 điểm) d/ 2 KClO3 2KCl + 3 O2 . (0,25 điểm) 2/ Học sinh nêu đúng mỗi loại phản ứng đạt 0,25 điểm a/ Phản ứng thế (0,25 điểm) b/ Phản ứng hóa hợp (0,25 điểm) c/ Phản ứng hóa hợp (0,25 điểm) d/ Phản ứng phân hủy (0,25 điểm) Câu 3: (3 điểm) a/ Phương trình hóa học: 4P + 5O2 à 2P2O5. (0,5 điểm) b/ Tìm số mol kẽm: nP = mP / MP = 15,5 / 31 = 0,5 mol (0,5 điểm) PTHH: 4P + 5O2 à 2P2O5. 4mol 5mol 2 mol 0,5mol à 0,625mol 0,25mol (0,5 điểm) Khối lượng sản phẩm tạo thành P2O5: mP2O5 = nP2O5 . MP2O5 = 0,25 . 142 = 35,5g (0,5 điểm) c/ Tính số mol khí oxi ban đầu: nO2 bđ = mO2 bđ / MO2 bđ = 80 / 32 = 2,5 mol (0,25 điểm) Tính số mol oxi dư : nO2 dư = nO2 bđ - nO2 pư = 2,5 – 0,625 = 1,875 mol (0,25 điểm) Khối lượng khí oxi dư: mO2 dư = nO2 dư . MO2 dư = 1,875 . 32 = 60 g (0,5 điểm)
Tài liệu đính kèm: