Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018

doc 3 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học: 2017-2018
 UBND HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN TRỖI
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
Năm học: 2017 - 2018
 MÔN : TIẾNG VIỆT ( Đọc – hiểu : 35 ’) 	
Họ và tên: ...................................................
Lớp 5........
Số báo danh
............
Giám thị ( kí ghi rõ họ tên)
..............................................
Số mã do chủ tịch HĐ chấm thi
............................
I. Đọc thầm bài và làm bài tập 
 Đọc văn bản sau:
 HAI MẸ CON
 Lần đầu mẹ đưa Phương vào lớp 1, cô giáo kêu mẹ kí tên vào sổ của cô, mẹ bẽn lẽn nói: “Tôi không biết chữ!”. Thế rồi, mẹ gạch hai nét chéo nhau lên giấy. Phương thương mẹ quá! Nó quyết học cho biết chữ để chỉ giúp mẹ cách kí tên.
	Sáng nào mẹ cũng đưa Phương đến lớp. Bữa đó, đi ngang qua đoạn lộ vắng giữa đồng, hai mẹ con chợt thấy cụ Tám nằm ngất bên đường. Mẹ nói:”tội nghiệp cụ sống một mình, đi chợ về nằm ngất thế này, chẳng ai hay”. Rồi mẹ gọi xe đạp lôi, bảo Phương phụ giúp một tay đỡ cụ lên, chở vào bệnh viện.
	Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi. Phương không dám nói, trong đầu nó nghĩ: lỗi tại mẹ! Nó lo bị nêu tên trong tiết chào cờ đầu tuần, bởi vi phạm nội quy. Nó thấy giận mẹ.
	Về nhà, Phương không ăn cơm, nó buồn và hơi ngúng nguẩy. Mẹ dịu dàng dỗ dành. Phương vừa khóc vừa kể chuyện ban sáng đến lớp. Mẹ nói:”Không sao đâu con, để ngày mai mẹ xin lỗi cô giáo. Con cứ đi học đừng lo gì hết nghen!”
	Sáng hôm sau, mẹ dẫn Phương đến lớp rất sớm. Chờ cô giáo tới, mẹ nói điều gì với cô, cô cười và gật đầu. Phương cảm thấy yên tâm.
	Tiết chào cờ đầu tuần đã đến. Phương giật thót người khi nghe cô hiệu trưởng nêu tên mình: “Em Trần Thanh Phương”. Thôi chết! Vậy là cô chủ nhiệm đã báo cáo với cô hiệu trưởng điều gì rồi? Giọng cô hiệu trưởng vẫn đều đều: “Em còn nhỏ mà đã biết giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạnViệc tốt của em Phương đáng được tuyên dương”.
	Tiếng vỗ tay làm Phương bừng tỉnh. Mọi con mắt đổ dồn về phía nó. Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ. Vậy mà nó đã giận mẹ!
 (Theo Nguyễn Thị Hoan)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây( từ câu 1 đến câu 7) :
Câu 1. Ngay từ lớp 1, Phương quyết học cho biết chữ để làm gì?
a,Để giúp mẹ đọc sổ của cô giáo
b, Để giúp mẹ ghi chép sổ sách
c, Để giúp mẹ biết cách kí tên
d, Để giúp mẹ đọc được sách báo
Câu 2. Chuyện gì xảy ra khiến Phương đến lớp trễ?
 a, Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường về nhà mình
 b, Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bên đường về nhà cụ 	
 c, Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào bệnh viện 
 d, Phương cùng mẹ đưa cụ Tám bị ngất bên đường vào trạm xá
Câu 3. Vì sao sau buổi đi học muộn, Phương cảm thấy giận mẹ?
 a, Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị vi phạm nội quy
 b, Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị cô giáo hỏi mãi
 c, Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương ngượng ngịu, xấu hổ
 d, Vì Phương nghĩ rằng mẹ làm cho Phương bị nêu tên ở tiết chào cờ đầu tuần
Câu 4.Vì sao khi được tuyên dương về việc giúp đỡ người neo đơn, hoạn nạn phương lại cảm thấy “ngượng ngịu và xấu hổ”?
 a, Vì Phương nghĩ đó là thành tích của mẹ
 b, Vì Phương trót nghĩ sai về mẹ và giận mẹ 
 c, Vì Phương nghĩ việc đó không đáng khen
 d, Vì Phương thấy mọi người đều nhìn mình
Câu 5. Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện?
 a, Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ
 b, Một con ngực đau cả tàu bỏ cỏ
 c, Thương người như thể thương thân
 d, Thương nhau củ ấu cũng tròn
Câu 6. Các vế trong câu sau được nối với nhau bằng cách nào: “ Tuy nhà Nam ở xa trường nhưng Nam luôn luôn đi học đúng giờ.”
 a , Dùng quan hệ từ. b. Dùng cặp quan hệ từ. c. Nối trực tiếp.
Câu 7 . Đoạn thứ ba của bài (“ Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ,thấy giận mẹ.”) có mấy câu ghép? (dùng bút chì gạch chân câu ghép em tìm được)
 a, 1 câu ghép
 b, 2 câu ghép
 c, 3 câu ghép
 d, 4 câu ghép
Câu 8. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau: 
 Bỗng dưng, Nó cúi gầm mặt xuống, cảm thấy ngượng nghịu và xấu hổ 
...............................................................................................................................
Câu 9. Khi biết Phương buồn mẹ của Phương đã có thái độ như thế nào? Hãy viết câu trả lời của em: 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Câu 10. Sau khi đọc xong câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về việc làm giúp đỡ cụ Tám của hai mẹ con Phương ? Hãy viết câu nói lên suy nghĩ của em. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2017_201.doc