Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường TH - THCS Tà Làng (Có đáp án và thang điểm)

docx 11 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường TH - THCS Tà Làng (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường TH - THCS Tà Làng (Có đáp án và thang điểm)
Ngày soạn: 
Ngày dạy 6A:
6B :
Tiết 49:	 KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU.
	a. Kiến thức: Nhằm kiểm tra kết quả học tập, khả năng nắm bắt, hệ thống hoá kiến thức sinh họcphần đầu học kì II. Từ đó có định hướng đổi mới phương pháp dạy học giúp HS nắm bắt kiến thức một cách tốt nhất phần tiếp theo.
	b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tư duy độc lập, kỹ năng trình bày, vận dụng.
	c. Thái độ: Giáo dục tính tự giác, nghiêm túc, cẩn thận, tích cực của HS.
	II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận kết hợp trắc nghiệm
III. THIẾT LẬP BẢNG MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN SINH HỌC LỚP 6 – THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Các cấp độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Số câu TN
Số câu TL
Số câu TL
Số câu TL
Số câu TL
1
Hoa và sinh sản hữu tính
1.1 Cấu tạo và chức năng các bộ phận của hoa
6
1
1.2. Các loại hoa
1.3. Thụ phấn
1.4. Thụ tinh, kết hạt và tạo quả
2
Quả và hạt
2.1. Các loại quả
4
1
1
2.2. Hạt và các bộ phận của hạt
2.3. Phát tán của quả và hạt
2.4. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
2.5. Tổng kết về cây có hoa
3
Các nhóm thực vật
3.1. Tảo
2
1
1
3.2. Rêu
3.3. Quyết – cây dương xỉ
T/số câu
12
1
2 
1
1
T/số điểm
3
1
3
2
1
Tỉ lệ %
30%
 10 %
30 %
 20 %
 10 %
Tỉ lệ chung%
40%
30%
 20 %
 10 %
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN SINH HỌC LỚP 6 – THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra
Các cấp độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
VD cao
Số câu TN
Số câu TL
Số câu TL
Số câu TL
Số câu TL
1
Hoa và sinh sản hữu tính
1.1 Cấu tạo, c/năng các bộ phận của hoa
Nhận biết: Nhận biết các bộ phận của hoa và chức năng của các bộ phận đó
6
1
1.2. Các loại hoa
Nhận biết:
Kể các loại hoa theo hình thức thụ phấn
1.3. Thụ phấn
Nhận biết: Kể tên các loại hoa theo bộ phận sinh sản chủ yếu
Thông hiểu: Phân biệt được hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió
1.4. Thụ tinh, kết hạt và tạo quả
Nhận biết: Kể các sự kiện của thụ tinh, kết hạt và tạo quả
Thông hiểu: Phân biệt được thụ phấn với thụ tinh
2
Quả và hạt
2.1. Các loại quả
Nhận biết: Kể tên các loại quả 
4
1
1
2.2. Hạt và các bộ phận của hạt
Nhận biết: Kể tên các bộ phận của hạt
Thông hiểu:
Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm
2.3. Phát tán của quả và hạt
Nhận biết: Các loại quả và hạt tương ứng với mỗi cách phát tán.
Thông hiểu: Phân biệt các hình thức phát tán của quả và hạt
2.4. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
Nhận biết: Các dấu hiệu thí nghiệm/ điều kiện cần cho hạt nảy mầm
Vận dụng: Giải thích được một số ứng dụng của những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
2.5. Tổng kết về cây có hoa
Nhận biết: Kể tên các điều kiện cần cho hạt nảy mầm
Vận dụng: Giải thích được sự thích nghi của cây với môi trường
3
Các nhóm thực vật
3.1. Tảo
Nhận biết: Tảo đơn bào; Tảo đa bào
Vận dụng cao: Giải thích tại sao tảo không được coi là thực vật thực sự.
2
1
1
3.2. Rêu
Nhận biết: Các bộ phận của rêu
Vận dụng cao: Giải thích tại sao rêu là thực vật bậc thấp/ chỉ sống nơi ẩm ướt.
3.3. Quyết – cây dương xỉ
Nhận biết: Các bộ phận của cây dương xỉ
Tổng
13 (12 TN + 1 TL)
2
1
1
UBND HUYỆN YÊN CHÂU
TRƯỜNG TH – THCS TÀ LÀNG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
 NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn thi: Sinh học - Lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn : Sinh học - Lớp 6 	
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Các bộ phận chính của hoa gồm ?
A. Cuống hoa, đế hoa, cánh hoa.
B. Đài hoa, tràng hoa, nhị hoa, nhụy hoa.
C. Cuống hoa, nhị hoa, tráng hoa.
D. Nhị hoa, nhụy hoa.
2. Hoa lưỡng tính là hoa có
A. cả nhị và nhụy.
B. nhị và nhụy, tràng hoa.
C. nhiều nhị.
D. một nhụy.
3. Nhóm hoa nào sau đây gồm toàn những hoa tự thụ phấn?
A. Hoa bưởi, hoa ngô, hoa mướp.
B. Hoa bưởi, hoa đậu xanh, hoa ngô.
C. Hoa bưởi, hoa đậu xanh, hoa táo tây.
D. Hoa dưa chuột, hoa bưởi.
4. Bộ phận nào của hoa phát triển thành quả?
A. Vòi nhụy.
B. Noãn.
C. Đầu nhụy.
D. Bầu nhụy.
5. Đặc điểm nào sau đây là của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
A. Bao hoa tiêu giảm.
B. Hoa thường ở đầu cành.
C. Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.
D. Hạt phấn to và có gai.
6. Sau thụ tinh, hạt do bộ phận nào biến đổi thành?
A. Noãn.
B. Hợp tử.
C. Bầu nhụy.
D. Đầu nhụy.
7. Trong các quả sau, nhóm quả khô không nẻ gồm:
A. quả thì là, quả ké đầu ngựa, quả cải.
B. quả thì là, quả lạc (củ lạc), quả chò.
C. quả táo, quả chi chi, quả cây xấu hổ.
D. quả mơ, quả chanh, qủa thì là.
8. Hạt gồm các bộ phận:
A. vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
B. thân mầm, chồi mầm, rễ mầm.
C. vỏ, lá mầm, chồi mầm.
D. vỏ, phôi nhũ, rễ mầm.
9. Quả chò, hạt hoa sữa là những quả và hạt được phát tán nhờ
A. nhờ động vật.
B. tự phát tán.
C. nhờ gió.
D. nhờ con người.
10. Tại sao trước khi gieo hạt cần làm đất tơi xốp?
A. Làm cho đất giữ được nước.
B. Làm cho đất thoáng.
C. Cung cấp đủ nước, đủ không khí cho hạt.
D. Tạo nhiệt độ thích hợp.
11. Trong các nhóm sau, nhóm nào gồm toàn tảo đa bào?
A. Rong mơ, tảo vòng, rau câu.
B. Tảo vòng, rau câu, tảo silic.
C. Rong mơ, tảo silic, tảo tiểu cầu.
D. Tảo sừng hươu, tảo tiểu cầu.
12. Trong các cây sau, nhóm Quyết gồm những cây:
A. Cây dương xỉ, cây lông cu li, cây đậu.
B. Cây dương xỉ, cây lông cu li, cây rau bợ.
C. Cây mía, cây lông cu li, cây tre.
D. Cây lông cu li, cây thông, cây cải.
II. Phần tự luận (7đ)
Câu 1(1đ): Nêu đặc điểm cơ quan sinh dưỡng ở cây rêu?
Câu 2 (1đ): Em hãy phân biệt thụ phấn với thụ tinh? 
Câu 3 (2đ): Phân biệt hạt của cây 1 lá mầm với hạt của cây 2 lá mầm?
Câu 4 (2đ): Giải thích
 a) Hạt muốn nảy mầm thành cây con phải có đủ không khí? 
 b) Cây mọc trong rừng rậm thân thường vươn cao, cành chỉ tập trung ở ngọn cây?
Câu 5 (1đ) Tại sao cây rêu sống trên cạn nhưng lại chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?
UBND HUYỆN YÊN CHÂU TRƯỜNG TH - THCS TÀ LÀNG
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn thi: Sinh học - Lớp 6
Phần trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng được 0,25đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
A
C
D
D
A
B
A
C
A
A
B
Phần tự luận:
Câu 1: Mỗi ý đúng được 0,25đ
- Rễ giả: hút nước và muối khoáng
- Thân: Nhỏ, ngắn, không phân cành.
- Lá: nhỏ, mỏng
- Chưa có mạch dẫn.
Câu 2: Mỗi ý đúng được 0,5đ
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục cái trong lá noãn của bầu nhụy kết hợp với tế bào sinh dục đực trong hạt phấn tạo thành tế bào mới (hợp tử)
Câu 3: Mỗi ý đúng được 0,5đ
Hạt 1 lá mầm
Hạt 2 lá mầm
Số lá mầm của phôi
Phôi có 1 lá mầm
Phôi có 2 lá mầm
Chất dinh dưỡng dự trữ
Trong phôi nhũ
Trong 2 lá mầm
Câu 4: Mỗi ý đúng được 1đ
Hạt cần không khí để hô hấp, khi hạt nảy mầm cần nhiều không khí để hô hấp, nếu thiếu không khí hạt sẽ chết.
Cây mọc trong rừng rậm hay thung lũng thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn vì: Trong rừng rậm ánh sáng khó lọt xuống thấp nên thân cây vươn cao, cành tập trung ở ngọn để quang hợp.
Câu 5: Mỗi ý đúng được 1đ
Rêu sống trên cạn nhưng chỉ sống nơi ẩm ướt vì rêu có rễ giả hút được nước và muối khoáng hòa tan nhưng chưa có mạch dẫn nên không vận chuyển đến các bộ phận khác được -> sống nơi ẩm ướt để thân lá hút đc nước.
BGH duyệt
Tổ CM duyệt
Giáo viên ra đề
Trần Thị Ngọc Anh
Cao Thị Tuyết Mai
UBND HUYỆN YÊN CHÂU
TRƯỜNG TH – THCS TÀ LÀNG
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
 NĂM HỌC 2020 - 2021
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn : Sinh học - Lớp 6 	
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Nhụy hoa gồm các bộ phận?
A. Đầu nhụy, vòi nhụy, tràng hoa.
B. Đầu nhụy, vòi nhụy, chỉ nhị.
C. Đầu nhụy, vòi nhụy, bao phấn.
D. Đầu nhụy, vòi nhụy, vòi nhụy.
2. Hoa đơn tính (hoa cái) là hoa chỉ có
A. nhị hoa.
B. nhụy hoa.
C. cánh hoa.
D. nhị và nhụy hoa.
3. Nhóm hoa nào sau đây gồm toàn những hoa đơn tính?
A. Hoa dưa chuột, hoa ngô, hoa mướp.
B. Hoa bưởi, hoa đậu xanh, hoa ngô.
C. Hoa bưởi, hoa đậu xanh, hoa táo tây.
D. Hoa dưa chuột, hoa bưởi, hoa phi lao.
4. Bộ phận nào của hoa phát triển thành quả?
A. Vòi nhụy.
B. Noãn.
C. Đầu nhụy.
D. Bầu nhụy.
5. Đặc điểm nào sau đây là của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
A. Bao hoa tiêu giảm.
B. Hoa thường ở đầu cành.
C. Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ.
D. Hạt phấn to và có gai.
6. Sau thụ tinh, hạt do bộ phận nào biến đổi thành?
A. Noãn.
B. Hợp tử.
C. Bầu nhụy.
D. Đầu nhụy.
7. Trong các quả sau, nhóm quả mọng gồm:
A. quả chanh, quả xoài, quả táo.
B. quả chanh, quả đu đủ, quả cam.
C. quả táo, quả chi chi, quả bưởi.
D. quả mơ, quả chanh, qủa dừa.
8. Phôi của hạt gồm các bộ phận:
A. vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
B. thân mầm, chồi mầm, rễ mầm, lá mầm.
C. vỏ, lá mầm, chồi mầm.
D. vỏ, phôi nhũ, rễ mầm.
9. Quả chò, hạt hoa sữa là những quả và hạt được phát tán nhờ
A. nhờ động vật.
B. tự phát tán.
C. nhờ gió.
D. nhờ con người.
10. Tại sao trước khi gieo hạt cần làm đất tơi xốp?
A. Làm cho đất giữ được nước.
B. Làm cho đất thoáng.
C. Cung cấp đủ nước, đủ không khí cho hạt.
D. Tạo nhiệt độ thích hợp.
11. Trong các nhóm sau, nhóm nào gồm toàn tảo đa bào?
A. Rong mơ, tảo vòng, rau câu.
B. Tảo vòng, rau câu, tảo silic.
C. Rong mơ, tảo silic, tảo tiểu cầu.
D. Tảo sừng hươu, tảo tiểu cầu.
12. Trong các cây sau, nhóm Quyết gồm những cây:
A. Cây dương xỉ, cây lông cu li, cây đậu.
B. Cây dương xỉ, cây lông culi, cây rau bợ.
C. Cây mía, cây lông cu li, cây tre.
D. Cây lông cu li, cây thông, cây cải.
II. Phần tự luận (7đ)
Câu 1(1đ): Nêu đặc điểm cơ quan sinh dưỡng ở cây dương xỉ?
Câu 2 (1đ): Em hãy phân biệt thụ phấn với thụ tinh? 
Câu 3 (2đ): Có thể dùng cách nào để xác định hạt xoài, hạt vải là hạt của cây 2 lá mầm?
Câu 4 (2đ): Giải thích
 a) Gieo trồng đúng thời vụ sẽ cho năng xuất cao? 
 b) Vì sao cây mọc nới đất khô hạn rễ sẽ phải ăn sâu hoặc lan rộng?
Câu 5 (1đ) Tại sao cây rêu sống trên cạn nhưng lại chỉ sống được ở nơi ẩm ướt?
UBND HUYỆN YÊN CHÂU TRƯỜNG TH - THCS TÀ LÀNG
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn thi: Sinh học - Lớp 6
ĐỀ SỐ 2
Phần trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng được 0,25đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
D
B
A
D
D
A
C
B
C
A
A
B
Phần tự luận:
Câu 1: Mỗi ý đúng được 0,25đ
- Rễ thật hút nước và muối khoáng
- Thân: rễ mọc ngầm dưới đất, phân cành.
- Lá: xẻ thùy hình lông chim
- Có mạch dẫn.
Câu 2: Mỗi ý đúng được 0,5đ
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục cái trong lá noãn của bầu nhụy kết hợp với tế bào sinh dục đực trong hạt phấn tạo thành tế bào mới (hợp tử)
Câu 3: Mỗi ý đúng được 1đ
- Cách 1: Ngâm hạt cho mềm rồi dùng dao bóc vỏ hạt quan sát các bộ phận của hạt.
- Cách 2: Đem gieo hạt, quan sát hạt khi nảy mầm sẽ thấy 2 lá mầm xòe ra. Hai lá mầm không đều nhau.
Câu 4: Mỗi ý đúng được 1đ
Gieo trồng đúng thời vụ giúp hạt được gieo trồng trong những điều kiện thời tiết phù hợp như độ ẩm, nhiệt độ hạt sẽ nảy mầm tốt cho năng suất cao.
Cây mọc nơi đất khô hạn rễ phải ăn sâu hoặc lan rộng mới tìm được nguồn nước; rễ mọc nông nhueng lan rộng hút được sương đêm.
Câu 5: Mỗi ý đúng được 1đ
Rêu sống trên cạn nhưng chỉ sống nơi ẩm ướt vì rêu có rễ giả hút được nước và muối khoáng hòa tan nhưng chưa có mạch dẫn nên không vận chuyển đến các bộ phận khác được -> sống nơi ẩm ướt để thân lá hút đc nước.
BGH duyệt
Tổ CM duyệt
Giáo viên ra đề
Trần Thị Ngọc Anh
Cao Thị Tuyết Mai

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2020_2021.docx