I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“. Ngoài giờ học Hùng ra bờ sông cắt cỏ cho bò, cắm câu, đi chợ, nấu cơm phụ giúp ông. Mặc dầu hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng suốt bảy năm học Hùng đều đạt học sinh giỏi của trường. Hùng được thầy cô và bạn bè quí mến.
Không biết Hùng học hành nhiều, làm việc quá sức hay bị suy dinh dưỡng mà Hùng bé tí tẹo? Học đến lớp bảy mà người ta cứ tưởng còn học lớp bốn, lớp năm. Bọn học sinh trong lớp đặt cho Hùng cái tên: Hùng Hạt Tiêu. Tuy bé nhưng Hùng rất dũng cảm. Dũng cảm như Lục Vân Tiên. Mới học lớp bảy mà Hùng đã thuộc lòng quyển “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu. Hùng tâm đắc nhất hai câu:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Chính quan niệm “Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả”, mà Hùng đã cứu không biết bao nhiêu người thoát khỏi lưỡi hái của tử thần ở dòng sông Bàu Máy mỗi khi lũ tràn về. Lần này không biết lần thứ mấy, Hùng đã dũng cảm nhảy xuống sông để cứu người. Mọi người chỉ nhớ khoảng 11 giờ trưa thứ sáu ngày 13 tháng 4, Hùng đang trên đường đi học về ngang qua dòng sông Bàu Máy vừa nhảy chân sáo, vừa ngâm mấy câu “Lục Vân Tiên”, chợt thấy năm cái gì đen đen nổi trên mặt nước. Như con cá vược Hùng lao ra giữa dòng. Hùng thấy năm đứa học sinh tiểu học đang giã gạo, Hùng kéo vội từng đứa một vào bờ.”
(Trích “Ngày giỗ bạn”. Phạm Văn Hoanh, Tập truyện ngắn
“Giậu mồng tơi”, Nhà xuất bản văn học - 2011)
Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất.
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn C. Truyện truyền thuyết
B. Truyện đồng thoại D. Truyện cổ tích
Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba
Câu 3. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:
A. Ông nội C. Học sinh
B. Hùng D. Bạn bè
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút STT KĨ NĂNG NỘI DUNG/ ĐƠN VỊ KIẾN THỨC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Tổng % điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Truyện đồng thoại, truyện ngắn. 3 5 2 60 2 Viết Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. 1* 1* 1* 1* 40 TỔNG 15 5 25 15 0 30 0 10 100 TỈ LỆ % 20% 40% 30% 10% TỈ LỆ CHUNG 60% 40% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút TT CHƯƠNG/ CHỦ ĐỀ NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ SỐ CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện đồng thoại, truyện ngắn. Nhận biết: - Nhận biết được thể loại của văn bản có đoạn trích. - Nhận biết được ngôi kể, người kể và lời kể trong văn tự sự. - Nhận biết được từ đơn và từ phức. - Phân biệt được từ ghép và từ láy. Thông hiểu: - Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ. - Hiểu được thái độ, tình cảm, tính cách của nhân vật thông qua ngôn ngữ, giọng điệu, lời nói, việc làm, - Hiểu được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể trong văn tự sự. - Lí giải được cách ứng xử của nhân vật thông qua những việc làm cụ thể. - Hiểu được nội dụng chủ đề của đoạn trích. - Hiểu và trình bày được suy nghĩ cá nhân về vấn đề đặt ra trong đoạn trích. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa của câu chuyện bằng 3 hoặc 5 câu văn. - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản đặt ra - Rút ra bài học cho bản thân. 3 TN 5TN 2TL 2 Viết Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. 1TL Tổng 3 TN 5TN 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023- 2024 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “... Ngoài giờ học Hùng ra bờ sông cắt cỏ cho bò, cắm câu, đi chợ, nấu cơm phụ giúp ông. Mặc dầu hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng suốt bảy năm học Hùng đều đạt học sinh giỏi của trường. Hùng được thầy cô và bạn bè quí mến. Không biết Hùng học hành nhiều, làm việc quá sức hay bị suy dinh dưỡng mà Hùng bé tí tẹo? Học đến lớp bảy mà người ta cứ tưởng còn học lớp bốn, lớp năm. Bọn học sinh trong lớp đặt cho Hùng cái tên: Hùng Hạt Tiêu. Tuy bé nhưng Hùng rất dũng cảm. Dũng cảm như Lục Vân Tiên. Mới học lớp bảy mà Hùng đã thuộc lòng quyển “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu. Hùng tâm đắc nhất hai câu: Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng. Chính quan niệm “Kiến nghĩa bất vi vô dũng giả”, mà Hùng đã cứu không biết bao nhiêu người thoát khỏi lưỡi hái của tử thần ở dòng sông Bàu Máy mỗi khi lũ tràn về. Lần này không biết lần thứ mấy, Hùng đã dũng cảm nhảy xuống sông để cứu người. Mọi người chỉ nhớ khoảng 11 giờ trưa thứ sáu ngày 13 tháng 4, Hùng đang trên đường đi học về ngang qua dòng sông Bàu Máy vừa nhảy chân sáo, vừa ngâm mấy câu “Lục Vân Tiên”, chợt thấy năm cái gì đen đen nổi trên mặt nước... Như con cá vược Hùng lao ra giữa dòng. Hùng thấy năm đứa học sinh tiểu học đang giã gạo, Hùng kéo vội từng đứa một vào bờ.” (Trích “Ngày giỗ bạn”. Phạm Văn Hoanh, Tập truyện ngắn “Giậu mồng tơi”, Nhà xuất bản văn học - 2011) Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất. Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn C. Truyện truyền thuyết B. Truyện đồng thoại D. Truyện cổ tích Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba Câu 3. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là: A. Ông nội C. Học sinh B. Hùng D. Bạn bè Câu 4. Từ “tí tẹo” thuộc kiểu loại từ nào sau đây? A. Từ ghép đẳng lập C. Từ đơn B. Từ láy. D. Từ ghép chính phụ Câu 5. Hùng nhảy xuống sông để làm gì? A. Bắt cá C. Để cứu các em học dinh tiểu học bị đuối nước. B. Tắm sông D. Cứu không biết bao nhiêu người. Câu 6. Câu văn “Như con cá vược Hùng lao ra giữa dòng” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh C. Nhân hoá B. Điệp ngữ . D. Hoán dụ Câu 7. Qua hành động của Hùng, em cảm nhận cậu là người như thế nào? A. Lo lắng cho mọi người. C. Ngây thơ, tinh nghịch. B. Có lòng dũng cảm. D. Thương yêu và hy sinh. Câu 8. Từ nào sau đây thể hiện rõ nhất tính cách của Hùng? A. Chân sáo. C. Cắt cỏ B. Quý mến D. Dũng cảm. Trả lời câu hỏi: Câu 9. Hãy rút ra ý nghĩa nội dung đoạn trích. (viết khoảng 3-5 câu) Câu 10. Từ nội dung đoạn tích, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 3-5 câu) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề này. II. VIẾT (4 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em. ....................HẾT................... HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 A 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 B 0,5 5 C 0,5 6 A 0,5 7 B 0,5 8 D 0,5 9 Đoạn trích ca ngợi nhân vật Hùng có lòng dũng cảm. Cậu đã quên mình để cứu người. Hành động của cậu chúng ta phải học tập. 1,0 10 Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát. Họ sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn. 1,0 II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể về một trải nghiệm đáng nhớ. 0,25 c. Kể về một trải nghiệm. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ. - Các sự kiện chính của trải nghiệm: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. - Cảm giác sau trải nghiệm. 2,5 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,5 e. Sáng tạo: Diễn đạt mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5
Tài liệu đính kèm: