Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Bùi Văn Cường (Có đáp án)

Câu 1. Món ăn nào không phải là món ăn truyền thống dân tộc Việt Nam?

 

A. Bún bò Huế.  B. Phở Hà Nội.  C. Kim Chi.    D. Bánh chưng, bánh dày.

 

Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?

 

 A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng.  B. Chê bai người quét rác.

 

 C. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa    D. Coi thường việc làm chân tay.

 

Câu 3. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của quê hương?

 

 A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.   C. Truyền thống yêu nước.

 

 B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.  D. Truyền thống văn hóa.

 

Câu 4. Hành động nào sau đây không thể hiện tính giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?

 

 A. Không thích trang phục dân tộc C. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

 

 B. Yêu mến các làng nghề truyền thống.  D. thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.

 

Câu 5. Biểu hiện  nào dưới đây trái  với quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

 

 A. Động viên khi bạn gặp chuyện buồn.  C. Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn.

 

 B. Cho bạn nhìn bài trong giờ kiểm tra.  D. Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị đau.

 

Câu 6. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

 

 A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.   C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.

 

 B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.  D. Trêu đùa để bạn tức giận.

 

Câu 7. Hành động nào không phải là biểu hiện của quan tâm, chia sẻ?

 

 A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.  C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.

 

 B. Gặt lúa giúp gia đình người già.  D. Cười đùa, trêu chọc người kém may mắn

 

Câu 8. Việc làmnào sau đây thể hiện tính tự giác, tích cực trong học tập?

 

 A. Nhờ bạn chép bài hộ.    B. Chỉ làm bài tập dễ, không suy nghĩ để làm bài khó.

 

 C. Học và làm bài tập đầy đủ.  D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới.

docx 4 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 25/07/2024 Lượt xem 232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Bùi Văn Cường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Bùi Văn Cường (Có đáp án)
 Ngày soạn: 25/10/2023
Tiết 9. KIỂM TRA GIỮA KỲ I
 1 tiết
I. MỤC TIÊU.
1. Về kiến thức 
 - Học sinh củng cố những kiến thức cơ bản đã được học
 - Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. 
 - Là cơ sở để giáo viên đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.
 2. Về năng lực.
 Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong thực tiễn cuộc sống, hình thành thói quen suy nghĩ và hành động phù hợp với lứa tuổi.
 Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức đánh giá bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho qua trình học tập.
3. Về phẩm chất: 
 Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân trong quá trình học tập để điều chỉnh cho phù hợp. 
 Trách nhiệm: Hoàn thành tốt quá trình học tập và rèn luyện nhằm đạt được mục đích đặt ra.
II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA.
Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa học kỳ I, gồm các bài sau:
 - Tự hào về truyền thống quê hương.
 - Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
 - Học tập tự giác, tích cực.
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA.
 - Kiểm tra tập trung tại lớp.
 - Kết hợp kiểm tra tự luận với trắc nghiệm khách quan.
 - Kiểm tra theo ma trận và đặc tả.
 - Số lượng đề kiểm tra: 1 đề. 
IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
Mưc đô ̣nhâṇ thưc




Tổng


TT
Chủ đề
Nội dung




́


́







Nhâṇ biết
Thông hiểu
Vâṇ dung̣
Vâṇ dung̣ cao
Tỉ lệ
Tổng câu
Tổng điểm























TN

TL
TN
TL
TN

TL
TN

TL
TN
TL

1
Giáo dục đạo
đức
Tự hào về truyền
thống quê hương
4 câu






1/2


1/2
4 câu

1câu
5 câu

4 điểm






























Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
4 câu



1/2


1/2



4 câu
1 câu
5 câu
3 điểm



Học tập tự giác, tích cực
4 câu



1 




4câu
1 câu
5 câu

3 điểm



















































Tổng
12



1+1/2


1


1/2
12
3
15 câu
10 điểm



















Tı lê ̣%
30%

30%

30%

10%
30%
70%





̉
















Tı lê chung̣


60%



40%


100%




̉

















V. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA.
TT
MẠCH NỘI DUNG
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
SỐ CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Giáo dục đạo đức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao

1. Tự hào về truyền thống quê hương
Nhận biết:	
Nhận biết được một số truyền thống văn hóa của quê hương
Vận dụng:	
- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
một cách đơn giản.	
Vận dụng cao:
- Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương

4TN
1/2TL

1/2 TL

2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Nhận biết:	
- Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác 
Thông hiểu:	
- Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Vận dụng: 
- Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn của người khác.

4TN

1/2TL

1/2TL
3. Học tập tự giác, tích cực
Nhận biết:	
- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực
Thông hiểu:	
- Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực
4TN

1TL


Tổng

12TN
1+1/2TL
1TL
1/2TL
Tỉ lệ %

30
30
30
10
Tỉ lệ chung

60
40

VI. ĐỀ KIỂM TRA.
Phần I - Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em lựa chọn (Mỗi câu đúng 0,25đ)
Câu 1. Món ăn nào không phải là món ăn truyền thống dân tộc Việt Nam? 
A. Bún bò Huế. B. Phở Hà Nội. C. Kim Chi. D. Bánh chưng, bánh dày.
Câu 2. Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?
 A. Chê bai các phong tục tập quán từ thời xưa của dân làng. B. Chê bai người quét rác.
 C. Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa D. Coi thường việc làm chân tay.
Câu 3. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của quê hương?
 A. Truyền thống tôn sư trọng đạo. C. Truyền thống yêu nước.
 B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn. D. Truyền thống văn hóa.
Câu 4. Hành động nào sau đây không thể hiện tính giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?
 A. Không thích trang phục dân tộc C. Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
 B. Yêu mến các làng nghề truyền thống. D. thiệu với du khách nước ngoài về các lễ hội nổi tiếng.
Câu 5. Biểu hiện nào dưới đây trái với quan tâm, cảm thông, chia sẻ?
 A. Động viên khi bạn gặp chuyện buồn. C. Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn.
 B. Cho bạn nhìn bài trong giờ kiểm tra. D. Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị đau.
Câu 6. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
 A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học. C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
 B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình. D. Trêu đùa để bạn tức giận.
Câu 7. Hành động nào không phải là biểu hiện của quan tâm, chia sẻ?
 A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao. C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.
 B. Gặt lúa giúp gia đình người già. D. Cười đùa, trêu chọc người kém may mắn
Câu 8. Việc làm nào sau đây thể hiện tính tự giác, tích cực trong học tập?
 A. Nhờ bạn chép bài hộ. B. Chỉ làm bài tập dễ, không suy nghĩ để làm bài khó.
 C. Học và làm bài tập đầy đủ. D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới.
Câu 9. Biểu hiện nào dưới đây trái với học tập tự giác, tích cực ?
 A. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn. C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
 B. Đợi bố mẹ nhắc nhở mới làm bài tập. D. Tích cực hợp tác khi học nhóm.
Câu 10. Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai
 A. Giúp đỡ. B. cảm thông, chia sẻ. C. nhắc nhở, khuyên bảo. D. hợp tác.
Câu 11. Biểu hiện nào Trái với học tập tự giác, tích cực là?
 A. Tự tin trong học tập. C. Tự chủ trong học tập.
 B. Chủ động trong học tập. D. Lười nhác trong học tập .
Câu 12. Trong cuộc sống chúng ta cần quan tâm, chia sẻ đối với những ai?
 A. Chỉ các bạn trong lớp C. Chỉ anh em, họ hàng thân thích.
 B. Tất cả mọi người xung quanh chung ta D. Chỉ các bạn cùng giới.
Phần II- Tự luận (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Đội thiếu niên nhà trường phát động phong trào “Áo ấm tặng bạn”, T rủ H tham gia, H từ chối với lí do nhà mình không phải là gia đình giàu có nên mình không tham gia.
	a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động của bạn H?
	b. Nếu em là bạn T thì em hãy giải thích cho bạn H hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông, chia sẻ với nhau?
Câu 2. (2 điểm)
Có người cho rằng: Trong học tập, mọi học sinh đều cần phải tự giác, sáng tạo. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? 
Câu 3 (3 điểm)
	Qua lời kể của ông nội, M được biết đến phong trào “Ba sẵn sàng” và rất tự hào về tinh thần sắn sàng khi Tổ quốc cần, dù trong thời chiến hay thời bình của người dân quê hương mình. Nhưng sau Tết Nhâm Dần, anh trai M có giấy gọi nhập ngũ. Nhưng M thấy anh trai có vẻ do dự, tâm trạng không vui và có ý định tìm lí do để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
	a. Theo em, suy nghĩ và việc làm của anh trai M là đúng hay sai? Vì sao?.
	b. Nếu em là M, em sẽ nói như thế nào với anh trai của mình?
VI. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN 
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 3.0 điểm)
- Mỗi ý đúng cho 0.5điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
C
B
A
B
C
D
C
B
C
D
B

PHẦN II. TỰ LUẬN (7.0 điểm) 
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2.0đ)
a. Suy nghĩ và hành động của bạn H là sai
- Thể hiện tính ích kỉ, không biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong Liên đội.
b. Nếu em là bạn T thì em giải thích cho bạn H hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông, chia sẻ với nhau, đó là:
- Nhận được sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực vượt qua khó khăn, thử thách.
- Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người. 
- Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương niềm vui và hạnh phúc, các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn. 

0.5đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
Câu 2
(2.0đ)

 - Em đồng tình với ý kiến đó, vì học tập tích cực, tự giác giúp chúng ta:
- Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập;
- Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ.
- Thành công trong cuộc sống và được mọi người tin yêu, quý mến.

0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 3
(3.0đ)
a. - Suy nghĩ và việc làm của anh trai M là sai, vì:
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự là quyền và nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc
- Anh trai M có vẻ do dự, tâm trạng không vui và có ý định tìm lí do để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đây là việc làm trái ngược lại với truyền thống yêu nước của quê hương, dân tộc 
b. Nếu là M, em sẽ:
- Động viên anh tham gia nghĩa vụ quân sự
- Giải thích cho anh hiểu rằng tham gia nghĩa vụ quân sự chính là việc làm góp phần vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của quê hương, đất nước.
0.5đ
0.5đ
1.0đ
0.5đ
0.5

 Kí duyệt của BGH Duyệt của Tổ chuyên môn Người thực hiện 
 Bùi Văn Cường 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_ket_noi_tr.docx