Đề kiểm tra giữa kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2021-2022

docx 9 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6  - Năm học 2021-2022
TRƯỜNG THCS NAM TIẾN
Họ và tên học sinh:
Lớp:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: KHTN 6 TIẾT PPCT: 103,104
 ( Thời gian làm bài: 90 phút)
 ( Đề thi gồm có: 7 trang ) 
 Điểm
Lời phê của giáo viên
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Có thể dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và Động vật có xương sống?
A. Bộ xương ngoài
B. Lớp vỏ
C. Xương cột sống
D. Vỏ calcium
Câu 2: Nhóm nào thuộc Động vật không xương sống?
A. Châu chấu, cá chép, thỏ, giun đất
B. Châu chấu, cá chép, thủy tức, giun đất
C. Châu chấu, trai sông, thỏ, giun đất
D. Châu chấu, trai sông, thủy tức, giun đất
Câu 3: Nhóm nào thuộc Động vật có xương sống?
A. Chim bồ câu, cá voi, thỏ, giun đất
B. Chim bồ câu, giun đũa, ếch, nhện
C. Chim bồ câu, cá voi, thỏ, ếch, cá chép
D. Chim bồ câu, sán lá gan, ếch, nhện
Câu 4: Sứa là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?
 A. Ruột khoang
B. Giun
 C. Thân mềm
D. Chân khớp
Câu 5: Cá cóc là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?
 A. Cá
B. Lưỡng cư
 C. Bò sát
D. Chim
Câu 6: Động vật không xương sống bao gồm:
A.Ruột khoang, Giun, Cá, Chân khớp
B.Ruột khoang, Giun, Thân mềm, Chân khớp
C.Ruột khoang, Giun, Thú, Chân khớp
D.Ruột khoang, Giun, Chim, Chân khớp
Câu 7: Động vật có xương sống bao gồm:
A. Cá, Chân khớp, Bò sát, Chim, Thú
 B. Cá, Chân khớp, Bò sát, Chim, Thú
C. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú
 D. Thân mềm, Bò sát, Chim, Thú
Câu 8: Đặc điểm đặc trưng của Thân mềm:
 A.Cơ thể hình trụ, sống ở nước
 B.Cơ thể mềm, thường có vỏ đá vôi bao bọc
 C. Cơ thể mềm, bộ xương ngoài bằng citin
 D. Cơ thể có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi – lưng bụng
Câu 9: Đặc điểm đặc trưng của Chân khớp:
A.Cơ thể hình trụ, sống ở nước
B.Cơ thể mềm, thường có vỏ đá vôi bao bọc
C.Cơ thể mềm, bộ xương ngoài bằng citin
D.Cơ thể có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi – lưng bụng
Câu 10: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
A. Nhóm Ruột khoang
B. Nhóm Cá
C. Nhóm Giun
D. Nhóm Chân khớp
Câu 11: Da khô, có vảy sừng là đặc điểm của nhóm:
A. Nhóm Cá
B. Nhóm Lưỡng cư
C. Nhóm Bò sát
D. Nhóm Thú
Câu 12: Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng là đặc điểm của nhóm:
A. Nhóm Cá
B. Nhóm Lưỡng cư
C. Nhóm Bò sát
D. Nhóm Chim
Câu 13: Có đời sống hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây và hô hấp bằng mang là đặc điểm của nhóm:
A. Nhóm Cá
B. Nhóm Lưỡng cư
C. Nhóm Bò sát
D. Nhóm Thú
Câu 14: Da trần và luôn ẩm ướt, chân có màng bơi là đặc điểm của nhóm:
A. Nhóm Cá
B. Nhóm Lưỡng cư
C. Nhóm Bò sát
D. Nhóm Thú
Câu 15: Có bộ lông mao bao phủ, răng phân hóa (răng cửa, răng nanh và răng hàm), đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ là đặc điểm của nhóm:
A. Nhóm Cá
B. Nhóm Lưỡng cư
C. Nhóm Bò sát
D. Nhóm Thú
Câu 16: Bọ chét là trung gian truyền bệnh gì?
A. Tiêu chảy
B. Dịch hạch
C. Sốt rét
D. Cúm
Câu 17: Cá voi không được xếp vào lớp Cá mà được xếp vào lớp Thú, vì:
A. Có lông mao bao phủ
B. Miệng có răng phân hóa
C. Đẻ con và nuôi con bằng sữa
D. Cả A, B và C
Câu 18: Loài nào gây hại cho lúa?
A. Rận cá và giáp xác
B. Ốc bươu vàng
C. Bọ chét
D. Giun đất
Câu 19: Giun đũa lây nhiễm vào cơ thể người bằng con đường: 
A. Hô hấp
B. Ăn uống không hợp vệ sinh
C. Da
D. Ăn chín, uống sôi
Câu 20: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là dấu hiệu nhận biết động vật?
Cơ thể cấu tạo gồm nhiều tế bào (đa bào)
Có khả năng di chuyển
Không có khả năng di chuyển
Tự tổng hợp được chất hữu cơ nuôi cơ thể (tự dưỡng)
Sử dụng chất hữu cơ có sẵn (dị dưỡng)
Tế bào không có thành tế bào
Tế bào có thành tế bào cellulose
A. 1, 2, 5,7 
B. 1, 2, 5, 7
C. 1, 2, 5, 6
D. 1, 3, 4, 7
Câu 21: Học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam? 
A. Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn nạn phá rừng. Tuyên truyền trong nhân dân bảo vệ rừng
B. Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
C. Phát hiện và báo với chính quyền địa phương các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quý hiếm
D. Tất cả các ý trên
Câu 22: Sự đa dạng về loài phụ thuộc vào: 
A. Nhiệt độ
B. Nguồn thức ăn
C. Sự sinh sản của loài
D. Môi trường sống
Câu 23: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A.Các môi trường khắc nghiệt luôn có độ đa dạng loài cao.
B. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài.
C. Sự đa dạng loài thể hiện ở số lượng các cá thể trong một loài.
D. Sự đa dạng loài liên quan chặt chẽ đến mức độ tiến hóa của từng loài.
Câu 24:Vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng ? 
A. Vì vùng nhiệt đới có địa hình bằng phẳng nên thu hút nhiều loài sinh vật đến sinh sống .
B. Vì vùng nhiệt đới xuất hiện đầu tiên trong quá trình hình thành lục địa trên Trái Đất nên số lượng loài sinh vật phong phú hơn các khu vực khác .
C. Vì môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, nền nhiệt tương đối ổn định nên thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật .
D. Các phương án trên đều đúng .
Câu 25: Lợi ích của đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam là gì ?
A. Cung cấp thực phẩm , sức kéo , dược liệu 
B. Cung cấp sản phẩm cho Công nghiệp 
C. Có giá trị trong văn hóa 
D. Tất cả các lợi ích trên
Câu 26: Lựa chọn đáp án không đúng về những lợi ích của đa dạng sinh học ?
A. Làm cho các loài thực vật và động vật phong phú .
B. Là nguồn tài nguyên tái sinh khổng lồ cho con người .
C. Góp phần tạo ra sự mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên
D. Cung cấp dược liệu, lương thực, thực phẩm cho con người.
Câu 27: Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ sự đa dạng sinh học ?
1. Ngăn chặn phá rừng, hạn chế việc khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
2. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm đặc biệt.
3. Xây dựng các khu bảo tồn, vườn Quốc gia, để bảo vệ các loài động thực vật, trong đó có động thực vật quý hiếm.
4. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
A. 1, 2, 3 
B. 1, 2, 3, 4
C. 1, 2, 4
D. 2, 3, 4
Câu 28: Vườn Quốc gia nào dưới đây nằm ở miền Nam của nước ta ?
A. Cát Tiên
B. Tam Đảo      
C. Ba Vì      
D. Cúc Phương
Câu 29:Đâu là nguyên nhân chính gây nên sự diệt vong của các loài động thực vật?
A. Do các loài gặp thiên tai xảy ra
B. Do các loại dịch bệnh bất thường
C. Do khả năng thích nghi của sinh vật kém đi
D. Do các hoạt động của con người
Câu 30:Loại thực phẩm nào sau đây được ứng dụng vai trò của vi khuẩn?
A.Sữa chua. B. Khô bò. C. Cá khô. D. Xúc xích.
Câu 31: Loại nấm nào dưới đây được xếp vào nhóm nấm túi ?
A. Nấm rơm	B. Mốc trắng.	C. Nấm hương.	D. Nấm mỡ
Câu 32 Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây ?
 A.Tỏa ra mùi hương quyến rũ
 B.Thường sống quanh các gốc cây
 C.Có kích thước lớn
 D.Có màu sắc rất sặc sỡ, có vòng cuống nấm và bao gốc nấm.
Câu 33: Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ ỵếu?
 A. Vi khuẩn.	 B. Virus.
C. Nguyên sinh vật. D. Nấm men.
Câu 34:Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?
A. Nấm hương	B. Nấm mốc
C. Nấm bụng dê	D. Nấm men
Câu 35:Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ đâu?
A. Nấm men.	B. Nấm mốc.
C. Nấm mộc nhĩ.	D. Nấm độc đỏ
Câu 36 :Ở người bệnh nào dưới đây do nấm gây ra?
A. Hắc lào	B. Bạch tạng	C. Ghẻ lở	D. Viêm da
Câu 37: Nấm sinh sản chủ yếu theo hình thức nào?
A. Mọc chồi	B. Bằng bào tử	C. Nhân đôi	D. Bằng hạt
Câu 38:Chất dinh dưỡng chủ yếu có trong các loại thức ăn làm từ nấm là gì?
A. Chất béo 	B. Chất tinh bột 	C. Chất đạm 	D. Chất đường
Câu 39: Nhóm thực vật nào sau đây có đặc điểm có mạch, có hạt, không có hoa?
A. Rêu.
B. Dương xỉ.
C. Hạt trần.	 
D. Hạt kín.
Câu 40: Quan sát hình, so sánh lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất ở 2 nơi có rừng và đồi trọc. 
A. Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi trọc nhỏ hơn
B. Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở cả hai nơi nhỏ như nhau
C. Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi trọc lớn hơn
D. Lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở cả hai nơi lớn như nhau
Câu 41: Cho sơ đổ sau:
Cây cỏ (2) 	 Rắn Diều hâu
và các sinh vật sau: Ếch, Con chuột, Con bò, Con dê, Con thỏ, Con gà, Bọ ngựa
Có bao nhiêu sinh vật đã cho phù hợp với số (2) trong sơ đổ trên.
A. 4	B. 3	C. 2	D. 1 
Câu 42: Các đại diện của ngành Hạt kín và ngành Hạt trần có chung đặc điểm nào khiến chúng có mối quan hệ gần gũi?
A. Đều sống chủ yếu trên cạn
B. Đều sinh sản bằng hạt
C. Đều có rễ, thân, lá thật sự 
D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 43: Trong số các ngành thực vật, có bao nhiêu ngành sinh sản bằng bào tử?
A. 5	B. 2	C. 3 	D. 4
Câu 44: Trong các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là
A. ngừng sản xuất công nghiệp
B. xây dựng hệ thống xử lí chất thải
C. trồng cây gây rừng 
D. di dời các khu chế xuất lên vùng núi
Câu 45: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của thực vật đối với nguồn đất và nước?
A. Góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm
B. Góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán
C. Làm sạch đất và nước nhanh chóng
D. Góp phần giữ đất, chống xói mòn
Câu 46: Loài sinh vật nào dưới đây không thuộc giới Nguyên sinh vật?
A. Nấm nhày        B. Trùng roi          C. Tảo lục            D. Phẩy khuẩn
Câu 47: Nguyên sinh vật là gì?
A. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi
B. Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, kích thước hiển vi
C. Là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi
D. Là nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi
Câu 48: Vì sao nấm nhày lại được xếp vào nhóm ngành Nguyên sinh vật?
A. Vì nó trông giống như nấm                C. Vì nó có cấu tạo đa bào
B. Vì nó hoạt động như động vật            D. Vì nó không có kích thước hiển vi
Câu 49: Vật trung gian truyền bệnh sốt rét là loài động vật nào?
A. Ruồi giấm                            C. Chuột bạch
B. Muỗi Anopheles                  D. Bọ chét
Câu 50: Cơ quan di chuyển của trùng biến hình là?
A. Roi bơi             B. Lông bơi           C. Chân giả           D. Tiêm mao
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
I .Trắc nghiệm ( 0,2 điểm)
Câu
1C
2D
3C
4A
5B
6B
7C
8B
9C
10D
Câu
11C
12D
13A
14B
15D
16B
17D
18B
19B
20C
Câu
21D
22D
23C
24C
25D
26C
27B
28A
29D
30A
Câu
31B
32D
33D
34A
35A
36A
37B
38C
39A
40C
Câu
41A
42B
43B
44C
45C
46D
47C
48B
49B
50C
MA TRẬN ĐỀ
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
1. Vi khuẩn-Nguyên sinh vật 
C30, C46
C47, C50
C48
C49
Số câu
2
2
1
1
6
Số điểm
0,4đ
0,4đ
0,2đ
0,2đ
1,2đ
2. Nấm
C31, C32, C33
C34,C35
C36, C37
C38
Số câu
3
2
2
1
8
Số điểm
0,6đ
0,4đ
0,4đ
0,2đ
1,6đ
3.Thực vật 
C39, C40, C41
C42, C43
C44
C45
Số câu
3
2
1
1
7
Số điểm
0,6đ
0,4đ
0,2đ
0,2đ
1,4đ
4. Động vật 
C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, C8, C9
C10, C11, C12, C13, C14
C15, C16, C17
C18, C19, C20
Số câu
9
5
3
3
20
Số điểm
1,8đ
1đ
0,6đ
0,6đ
4đ
5. Đa dạng sinh học
C21, C22, C23
C24, C25
C26, C27
C28, C29
Số câu
3
2
2
2
9
Số điểm
0,6đ
0,4đ
0,4đ
0,4đ
1,8đ
Tổng số câu
20
13
9
8
50
Tổng số điểm
4đ
2,6đ
1,8đ
1,6đ
10đ
Ngày tháng năm 2022
TỔ/ NHÓM DUYỆT ĐỀ
Ngày tháng năm 2022
T.M. BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_nam_hoc_2.docx