Đề kiểm tra giữa kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Anh Đào (Có đáp án)

Câu 1. Vật trung gian truyền bệnh sốt rét là loài động vật nào? (NB)

 

A. Muỗi Anopheles   B. Ruồi giấm                          

 

C. Chuột bạch                         D. Bọ chét

 

Câu 2. Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lị là: (NB)

 

A. plasmodium.      B. amip lị Entamoeba.   

 

C. người truyền sang người.      D. muỗi Anophen.

 

Câu 3. Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét? (NB)

 

A. Mắc màn khi đi ngủ.                             B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy.

 

C. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt.             D. Phát quang bụi rậm. 

 

Câu 4. Bệnh nào sau đây do nấm gây ra? (NB)

 

A. Bệnh sốt xuất huyết             B. Bệnh kiết lỵ                        

 

C. Bệnh tiêu chảy                    D. Bệnh nước ăn chân

 

Câu 5. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? (NB)

 

A. Gây bệnh nấm da ở động vật.                  B. Gây bệnh viêm gan B ở người.

 

C. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.          D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

 

Câu 6. Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ đâu? (NB)

 

A. Nấm men.        B. Nấm mốc.                  C. Nấm mộc nhĩ.             D. Nấm độc đỏ    

 

Câu 7. Thực vật được chia thành các ngành nào? (NB)

 

A. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.           B. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.   

 

C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.  D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.

 

Câu 8. Đâu là tác hại của thực vật? (NB)

 

A. Gây ngộ độc, tử vong.                    B. Giúp không khí trong lành.           

 

C. Làm thuốc.                                    D. Cung cấp thức ăn.

 

Câu 9. Nhóm thực vật nào sau đây có đặc điểm có mạch, có hạt, không có hoa? (NB)

 

A. Rêu.                 B. Dương xỉ.                   C. Hạt trần.           D. Hạt kín.

 

Câu 10. Động vật có thể gây ra tác hại gì? (NB)

 

A. Nguồn thức ăn cho con người.       

 

B. Giúp cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất.

 

C. Sử dụng làm đồ mĩ nghệ, trang sức.

 

D. Gây bệnh cho người và động vật.

 

Câu 11. Động vật nào sau đây gây hại cho lúa? (NB)

 

A. Con ong                     B. Giun sán kí sinh                   

 

C. Bọ chét                      D. Ốc bươu vàng           

docx 5 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 30/06/2024 Lượt xem 147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Anh Đào (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa kì II môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 - Lê Thị Anh Đào (Có đáp án)
Ngày soạn: 01/3/2023 
TIẾT 102, 103: KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN KHTN 6 – THỜI GIAN LÀM BÀI 90 phút
I. KHUNG MA TRẬN
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa kì 2 khi kết thúc nội dung chủ đề 8
- Thời gian làm bài: 90 phút
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận)
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: Nhận biết 40%; Thông hiểu 30%; Vận dụng 20%; Vận dụng cao 10%
- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 16 câu trong đó Nhận biết 12 câu; Thông hiểu: 4 câu) mỗi câu 0,25 điểm
- Phần tự luận: 6,0 điểm (Gồm 13 ý/3 câu, trong đó Nhận biết 1,0 điểm; Thông hiểu 2,0 điểm; Vận dụng 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Tổng số câu
Tổng số ý
Điểm số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
1. Đa dạng thế giới sống (22 tiết)
4
1,0
12
3,0
4
2,0 
4
1,0
4
2,0

4

3
4
10,0
Số câu
4
12
4
4
4
0
4
0
4
16
20
Điểm số
1,0
3,0
2,0
1,0
2,0
0
1,0
0
6,0
4,0
10,0
Tổng
4,0 điểm
3,0 điểm
2,0 điểm
1,0 điểm
10 điểm
10 điểm
II. BẢN ĐẶC TẢ
Nội dung kiến thức
Mức độ
Yêu cầu cần đạt
Số câu hỏi
Câu hỏi
TL
TN
TL
TN
1. Đa dạng thế giới sống (22 tiết)




Nguyên sinh vật
Nấm
Thực vật
Động vật
Đa dạng sinh học
Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
Nhận biết
- Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên và cách phòng tránh

2

1, 2
- Nhận bết sinh vật thuộc giới Nguyên sinh vật.

1

3
- Nêu được một số bệnh do nấm gây ra.

1

4
- Nêu được vai trò của nấm với đời sống con người

2

5, 6
- Cách phân chia giới thực vật 

1

7
- Tác hại của thực vật

1

8
- Nhận biết đặc điểm của nhóm cây hạt trần

1

9
- Nhận biết được một số tác hại của động vật trong đời sống.

2

10, 11
- Nhận biết đặc điểm của nhóm Lưỡng cư

1

12
Thông hiểu
- Vẽ sơ đồ tiến hóa của giới thực vật

1

13
- Tìm hiểu con đường lây nhiễm giun sán ký sinh

1

14
- Giải thích Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật

1

15
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học.

1

16
Vận dụng
- Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp).




- Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học.
1

C20

- Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học.
1

C17


Vận dụng cao
- Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, ...).
- Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên.
- Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống). 
2

C18
C19

III. ĐỀ KIỂM TRA 
I. Trắc nghiệm: 4,0 điểm - Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1. Vật trung gian truyền bệnh sốt rét là loài động vật nào? (NB)
A. Muỗi Anopheles                   B. Ruồi giấm   	
C. Chuột bạch 	D. Bọ chét
Câu 2. Nguyên nhân gây ra bệnh kiết lị là: (NB)
A. plasmodium.	 B. amip lị Entamoeba.	
C. người truyền sang người.	D. muỗi Anophen. 	
Câu 3. Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét? (NB)
A. Mắc màn khi đi ngủ.              	B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy. 
C. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt.	D. Phát quang bụi rậm.              
Câu 4. Bệnh nào sau đây do nấm gây ra? (NB)
A. Bệnh sốt xuất huyết	B. Bệnh kiết lỵ	
C. Bệnh tiêu chảy 	D. Bệnh nước ăn chân
Câu 5. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? (NB)
A. Gây bệnh nấm da ở động vật.	B. Gây bệnh viêm gan B ở người.
C. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.	D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
Câu 6. Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ đâu? (NB)
A. Nấm men.	B. Nấm mốc.	C. Nấm mộc nhĩ.	D. Nấm độc đỏ 	
Câu 7. Thực vật được chia thành các ngành nào? (NB)
A. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín. 	B. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.                      
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.                  D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.
Câu 8. Đâu là tác hại của thực vật? (NB)
A. Gây ngộ độc, tử vong.	B. Giúp không khí trong lành.	
C. Làm thuốc.	D. Cung cấp thức ăn.
Câu 9. Nhóm thực vật nào sau đây có đặc điểm có mạch, có hạt, không có hoa? (NB)
A. Rêu.	B. Dương xỉ.	C. Hạt trần.	D. Hạt kín.
Câu 10. Động vật có thể gây ra tác hại gì? (NB)
A. Nguồn thức ăn cho con người.	 
B. Giúp cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất.
C. Sử dụng làm đồ mĩ nghệ, trang sức. 
D. Gây bệnh cho người và động vật.
Câu 11. Động vật nào sau đây gây hại cho lúa? (NB)
A. Con ong	B. Giun sán kí sinh	
C. Bọ chét 	D. Ốc bươu vàng	
Câu 12. Da trần và luôn ẩm ướt, chân có màng bơi là đặc điểm của nhóm: (NB)
A. Nhóm Cá 	B. Nhóm Bò sát 
C. Nhóm Lưỡng cư	D. Nhóm Thú
Câu 13. Sơ đồ nào sau đây thể hiện sự tiến hóa từ thấp đến cao của các ngành thực vật? (TH)
A. Rêu → Dương xỉ → Hạt trần → Hạt kín. 
B. Hạt kín → Hạt trần → Dương xỉ → Rêu.	
C. Hạt trần → Hạt kín → Dương xỉ → Rêu.
D. Rêu → Dương xỉ → Hạt kín → Hạt trần.
Câu 14. Giun đũa lây nhiễm vào cơ thể người bằng con đường nào? (TH)
A. Do hô hấp 	B. Do ăn uống không hợp vệ sinh 	
C. Do ăn chín, uống sôi 	D. Qua da 	
Câu 15. Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật? (TH)
A. Vì chúng có hệ mạch.                     	B. Vì chúng sống trên cạn 
C. Vì chúng có hạt nằm trong quả.              	D. Vì chúng có rễ thật.
Câu 16. Sự đa dạng về loài sinh vật phụ thuộc vào: (TH)
A. Nhiệt độ	B. Nguồn thức ăn
C. Sự sinh sản của loài	D. Môi trường sống
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 17 (1,5 điểm): Quan sát hình vẽ bên về nấm độc và trả lời các câu hỏi sau:
a. Tên các thành phần cấu tạo nấm độc (1), (2), (3), (4), (5), (6) là gì?
b. Thành phần cấu tạo nào thường có ở nấm độc mà không có ở nấm ăn được?
c. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết nấm độc trong tự nhiên?

Câu 18 (1,0 điểm): Em hãy trình bày vai trò của thực vật đối với đời sống con người?
Câu 19 (2,5 điểm): 
a. Em hãy kể tên 5 đại diện thuộc ngành chân khớp mà em biết. 
b. Kể tên 5 nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên.
Câu 20 (1,0 điểm): Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học?
---------- Hết ----------
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
I. Trắc nghiệm: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,2 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
C
D
B
B
A
A
Câu
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
C
D
D
C
A
B
C
D
II. Tự luận: (6 điểm)
Đáp án
Điểm
Câu 17. (1,5 điểm)
a) (1) vòng cuống nấm; (2) bao gốc nấm; (3) mũ nấm
 (4) phiến nấm; (5) cuống nấm; (6) sợi nấm
b) vòng cuống nấm; (2) bao gốc nấm
c) Nhận biết bằng mắt: Có màu sặc sỡ, có vòng cuống nấm và bao gốc nấm, khi ngắt có nhựa chảy ra.
Nhận biết bằng mùi: Có mùi hắc, mùi cay, mùi đắng

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
Câu 18. (1,0 điểm) Vai trò của thực vật đối với đời sống con người
- Cung cấp lương thực, thực phẩm.
- Cung cấp gỗ, cho bóng mát và điều hòa khí hậu.
- Làm thuốc, gia vị, cây cảnh và trang trí.
- Làm đồ dùng và nguyên liệu cho công nghiệp.

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 19. (2,0 điểm)
a. Kể tên 5 đại diện thuộc ngành chân khớp: Tôm, cua, nhện, châu chấu, chuồn chuồn, ve
b. Kết tên 5 nhóm động vật có xương sống trong tự nhiên: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.

1,0 điểm
1,0 điểm 
Câu 20. (1,0 điểm) Chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học vì:
- Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.
- Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như: lương thực, thực phẩm, dược liệu,
→ Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học.

0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Nam Tiến, ngày ..... tháng ..... năm 2023
T.m nhóm chuyên môn
Nhóm trưởng
Lê Thị Anh Đào
T.m BGH
P.Hiệu trưởng
Trần Thị Minh Thu

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_chan_troi.docx