Đề kiểm tra giữa kì II môn Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức cuộc sống) - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức cuộc sống) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa kì II môn Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức cuộc sống) - Năm học 2021-2022
TRƯỜNG THCS PHẠM TRẤN
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
Năm học 2021-2022
Thời gian làm bài 60 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất vào phiếu bài làm ở dưới :
A. Phân môn:Vật lý (20 câu – 5,0 điểm) 
Câu 1: Khi buông viên phấn, viên phấn rơi vì:
A. Lực đẩy của tay
C. Một lý do khác.
B. Sức đẩy của không khí.
D. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó.
Câu 2: Một học sinh cân nặng 30,5 kg. Trọng lượng của học sinh đó là:
A. 305N
B.300N
C.500N
D.503N
Câu 3: Chọn câu sai. Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng của hai lực: trọng lực và lức kéo của dây (lực căng dây).Hai lực này có đặc điểm:
A. Hai lực cùng chiều
B. Hai lực cân bằng.
C. Có cường độ bằng nhau.
D. Cùng phương.
Câu 4: Lực có thể gây ra tác dụng nào dưới đây:
A. Chỉ có thể làm cho vật chuyển động nhanh lên.
B. Chỉ có thể làm cho vật đứng yên hoặc làm cho vật chuyển động.
C. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
D. Có thể gây ra tất cả tác dụng nêu trên.
Câu 5: Đơn vị của lực là gì?	
A. Niu tơn (N)
B. Kilôgam (kg)
C. Niu tơn trên mét khối.
D. Ki lô gam trên mét khối
Câu 6: Lực kế là dụng cụ để đo:
A. Khối lượng
B. Độ dãn của lò xo
C. Lực 
D. Chiều dài lò xo
Câu 7: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Trọng lực của lò xo.
B. Lực bóp giữa hai đầu ngón tay lên lò xo.
C. Lực bung của lò xo khi lò xo bị bóp giữa hai đầu ngón tay.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 8: Dùng một quả nặng 50g treo vào đầu lò xo, lò xo dài thêm 0,1dm. Hỏi muốn lò xo dài thêm 3cm thì treo vào đầu lò xo quả nặng bằng bao nhiêu?
A. Treo thêm quả nặng 50g.
C. Treo thêm quả nặng 150g.
B. Thay quả năng 50g bằng quả 100g.
D. Cả 3 phương án trên đều sai.
Câu 9: Trọng lượng của quyển sách đặt trên bàn là:
A. Lực của mặt bàn tác dụng lên quyển sách.
B. Cường độ lực hút của Trái Đất tác dụng vào quyển sách.
C. Lượng chất chứa trong quyển sách.
D. Khối lượng của quyển sách.
Câu 10: Ba khối kim loại : 2kg đồng, 2kg sắt và 2 kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?
A. Khối đồng.
B. Khối sắt.
C. Khối nhôm.
D.Ba khối có trọng lượng bằng nhau.
Câu 11:Chiếc bàn nằm yên trên sàn nhà vì:
A. Không chịu tác dụng của lực nào.
B. Chỉ chịu lực nâng của sàn.
C. Chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng: lực nâng của sàn và lực hút của Trái Đất.
D. Chỉ chịu lực hút của Trái Đất.
Câu 12:Dùng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?
A. Giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
B. Đổi hướng của lực.
C. Đổi hướng của lực và giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
D. Không gây ra tác dụng gì?
Câu 13: Trường hợp nào sau đây không có lực cản?
A. Con cá đang bơi dưới nước.
C. Thợ lặn lặn xuống biển.
B. Con chim đang bay
D. Cuốn sách nằm yên trên mặt bàn.
Câu 14: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?
A. Làm cho vật nóng lên.
C. Phản chiếu được ánh sáng.
B. Truyền được âm.
D. Làm cho vật chuyển động.
Câu 15: Trong nồi cơm điện năng lượng nào đã chuyển hóa từ điện năng?
A. Hóa năng
B. Quang năng
C. Nhiệt năng.
D. Cơ năng.
Câu 16: Nhà máy điện kiểu nào không bị ảnh hưởng bởi thời tiết?
A.Nhiệt điện.
C. Điện gió.
B. Thủy điện.
D. Điện hạt nhân.
Câu 17: Những dạng năng lượng nào có mặt khi một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?
A.Thế năng, động năng và nhiệt năng.
C. Chỉ có nhiệt năng và thế năng.
B. Chỉ có thế năng và động năng.
D.Chỉ có động năng và nhiệt năng.
Câu 18: Nồi nước sôi đang bốc hơi, năng lượng được chuyển đổi từ dạng nào sang dạng nào? 
A. Động năng thành thế năng.
C. Nhiệt năng thành hóa năng.
B.Nhiệt năng thành cơ năng.
D.Hóa năng thành cơ năng.
Câu 19: Hao phí điện năng là do:
A. Nơi sản xuất điện và tiêu thụ điện ở xa nhau.
C. Điện sản xuất ra không để dành được.
B. Điện sẩn xuât ra phải dùng ngay.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 20: Pin mặt trời có sự chuyển hóa năng lượng như thế nào?
A. Nhiệt năng thành điện năng.
C. Quang năng thành nhiệt năng.
B. Quang năng thành điện năng.
D. Hóa năng thành điện năng.
A. Phân môn: Sinh học (20 câu – 5,0 điểm)
Câu 21: Điều gì sẽ xảy ra nếu dùng nước quá nóng làm sữa chua:
A.Sữa chua đặc quánh lại.
B.Vi khuẩn cần trong quá trình làm sữa chua sẽ bị giết chết bởi nhiệt độ cao.
C.Sữa chua có màu vàng đục.
D.Sữa chua bị mất vị.
Câu 22: Bệnh do vi rút gây lên lây truyền qua côn trùng rồi truyền cho người là:
A. Viêm gan B
B. SASR,AIDS
C.. Dại.
D. Sốt rét, sốt xuất huyết.
Câu 23: Động vật nguyên sinh nào dưới đây có lối sống tự dưỡng?
A. Trùng giày.
C. Trùng biến hình.
B. Trùng roi xanh.
D. Trùng sốt rét.
Câu 24: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?
A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.
Câu 25: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?
A. Trùng Entamoeba  C. Trùng giày
B. Trùng Plasmodium  D. Trùng roi
Câu 26: Những công việc nào sau đây nhằm phòng tránh bệnh sốt rét?
A. Khơi thông cống ránh.
C. Ngủ phải có màn.
B. Phun thuốc diệt muỗi.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 27: Biện pháp nào sau đây phòng tránh bệnh kiết lị?
A. Diệt bọ gậy.
C. Ngủ phải có màn.
B. Đậy kín các dụng cụ chứa nước.
D. Ăn uống hợp vệ sinh..
Câu 28: Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?
A. Sốt, rét run, đổ mồ hôi                    
B. Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói
B. Da tái, đau họng, khó thở               
D. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ
Câu 29: Vai trò của nấm đối với con người là gì?
A. Làm thức ăn.
C. Sản xuất hôc môn và ezim.
B. Sản xuất thuốc kháng sinh.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng..
Câu 30: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
Câu 31: Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc?
A. Nấm đùi gà B. Nấm kim châm
C. Nấm thông D. Đông trùng hạ thảo
Câu 32: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?
A. Lên men bánh, bia, rượu
B. Cung cấp thức ăn
C. Dùng làm thuốc
D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật
Câu 33: Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín B. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín 
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết
Câu 34: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 35: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Cung cấp thức ăn , nơi ở. B. Ngăn biến đổi khí hậu
C. Giữ đất, giữ nước D. Cung cấp thức ăn.
Câu 36: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?
A. Hình thái đa dạng. B. Có xương sống.
C. Kích thước cơ thể lớn. D. Sống lâu.
Câu 37: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Tôm, muỗi, lợn, cừu B. Bò, châu chấu, sư tử, voi
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ D. Gấu, mèo, dê, cá heo
Câu 38: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
A. Nhóm cá B. Nhóm chân khớp
C. Nhóm giun D. Nhóm ruột khoang
Câu 39: Động vật có xương sống bao gồm:
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú
D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Câu 40: Nhóm các loài chim có ích là?
A. Chim sâu, chim cú, chim ruồi
B. Chim sẻ, chim nhạn, chim vàng anh
C. Chim bồ câu, chim gõ kiến, chim yểng
D. Chim cắt, chim vành khuyên, chim công.
PHIẾU LÀM BÀI
Họ và tên học sinh: ............................................... – Lớp: 6...
Phân môn
Ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng là: 
Sinh học
1-
2-
3-
4-
5-
6-
7-
8-
9-
10-
11-
12-
13-
14-
15-
16-
17-
18-
19-
20-
Vật Lý
21-
22-
23-
24-
25-
26-
27-
28-
29-
30-
31-
32-
33-
34-
35-
36-
37-
38-
39-
40-

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_khoa_hoc_tu_nhien_6_ket_noi_tri_t.docx