KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Vật lý 8 Thời gian làm bài 45 phút 1 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Kiểm tra việc nắm các kiến thức cơ bản từ đầu học kỳ II, vận dụng vào các bài tập cơ bản. 2. Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các kiến thức vào bài tập và giải thích các hiện tượng trong thực tế đời sống. 3. Thái độ: Có tính cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong kiểm tra. 4. Các phẩm chất, năng lực cần đạt: + Phẩm chất: Tự tin, biết chia sẻ, yêu thương + Năng lực chung: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát. + Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm. II. Hình thức kiểm tra: Tự luận III. Phương án đánh giá - Hình thức: Trả lời các câu hỏi, làm bài tập, giải thích hiện tượng trong thực tế đời sống. - Công cụ: Nhận xét, cho điểm. - Thời điểm: Sau bài giảng IV. Chuẩn bị - GV: Kế hoạch bài học. Đề kiểm tra trên bảng phụ - HS: Đồ dùng học tập, giấy kiểm tra. V. Hoạt động dạy học Ma trận đề Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao 1. Lực đẩy Ác-si-mét. Sự nổi. Biết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. Hiểu được khi nào thì vật nổi, lơ lửng, chìm. Vận dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét trong một số trường hợp. Số câu 0,5 0,5 0,5 1,5 Số điểm 1 1 2 4 Tỉ lệ 10% 10% 20% 40% 2. Công. Công suất. Cơ năng. - Biết khi nào thì có công cơ học. - Nắm được định luật về công - Hiểu được khi nào vật có cơ năng - Lấy được ví dụ về thế năng và động năng Biết tính công, công suất. Số câu 1 1 0,5 2,5 Số điểm 2 2 2 6 Tỉ lệ 20% 20% 20% 60% Tổng số câu 1,5 1,5 1 4 Tổng số điểm 3 3 4 10 Tỉ lệ 30% 30% 40% 100% Đề kiểm tra Câu 1. (2 điểm) a) Khi nào thì có công cơ học? b) Nêu định luật về công. Câu 2. (2 điểm) a) Khi nào vật có cơ năng? Thế năng, động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? b) Lấy ví dụ về vật có thế năng đàn hồi? Lấy ví dụ về vật có động năng? Câu 3. (2điểm) a) Viết công thức tính lực đẩy Ác – si – mét, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị của chúng. b) Nêu điều kiện để vật nổi, vật lơ lửng, vật chìm? Câu 4. (4 điểm) a) Một vật có dạng hình hộp chữ nhật kích thước 30cm x 20cm x 10cm. Tính lực đẩy Ác–si–mét tác dụng lên vật khi thả nó chìm hoàn toàn vào một chất lỏng có trọng lượng riêng 12 000N/m3. b) Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5000N làm toa xe di chuyển một quãng đường 1000m. Tính công của lực kéo của đầu tàu. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Lời giải Điểm Câu 1 (2 điểm) a) Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời 1 b) Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 1 Câu 2 (2 điểm) a) Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. - Thế năng phụ thuộc vào độ cao của vật so với vị trí khác hoặc phụ thuộc vào độ biến dạng của vật. - Động năng của vật phụ thuộc vào chuyển động của vật. 1 b) Ví dụ về vật có thế năng đàn hồi: khi dây cao su bị kéo dãn Ví dụ về vật có động năng: Chiếc xe đạp đang trên dốc. 1 Câu 3 (2 điểm) a) Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac si met: FA = d.V Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) 1 b) Khi một vật bị nhúng ngập hoàn toàn trong chất lỏng thì bao giờ cũng có hai lực tác dụng lên vật, đó là: - Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. (P) - Lực đẩy Ácsimet có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. (FA) * Vật chìm xuống dưới đáy khi: P >FA. * Vật nổi lên khi: P < FA. * Vật lơ lửng trong lòng chất lỏng khi: P = FA 1 Câu 4 (4 điểm) a) Cho biết d = 12 000N/m3 FA = ? Thể tích của vật hình hộp chữ nhật là: V = 30.20.10 = 6000(cm3) = 0,006 (m3) Lực đẩy Ác–si–mét tác dụng lên vật là: FA = d.V = 12 000.0,006 = 72 (N) b) Cho biết F = 5000N S = 1000m A = ? Công của lực kéo của đầu tàu là: A = F.s = 5000.1000 = 5 000 000 (J) 1,5 (Lưu ý: Mọi cách giải khác đúng đều cho điểm tối đa) Người thực hiện Đinh Bằng Giang PHÊ DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN VÀ NHÀ TRƯỜNG .. .. .. .. .. .. .. .. .. KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Vật lý 8 (45 phút) Câu 1. (2 điểm) a) Khi nào thì có công cơ học? b) Nêu định luật về công. Câu 2. (2 điểm) a) Khi nào vật có cơ năng? Thế năng, động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? b) Lấy ví dụ về vật có thế năng đàn hồi? Lấy ví dụ về vật có động năng? Câu 3. (2điểm) a) Viết công thức tính lực đẩy Ác – si – mét, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị của chúng. b) Nêu điều kiện để vật nổi, vật lơ lửng, vật chìm? Câu 4. (4 điểm) a) Một vật có dạng hình hộp chữ nhật kích thước 30cm x 20cm x 10cm. Tính lực đẩy Ác–si–mét tác dụng lên vật khi thả nó chìm hoàn toàn vào một chất lỏng có trọng lượng riêng 12 000N/m3. b) Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5000N làm toa xe di chuyển một quãng đường 1000m. Tính công của lực kéo của đầu tàu. KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Vật lý 8 (45 phút) Câu 1. (2 điểm) a) Khi nào thì có công cơ học? b) Nêu định luật về công. Câu 2. (2 điểm) a) Khi nào vật có cơ năng? Thế năng, động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? b) Lấy ví dụ về vật có thế năng đàn hồi? Lấy ví dụ về vật có động năng? Câu 3. (2điểm) a) Viết công thức tính lực đẩy Ác – si – mét, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị của chúng. b) Nêu điều kiện để vật nổi, vật lơ lửng, vật chìm? Câu 4. (4 điểm) a) Một vật có dạng hình hộp chữ nhật kích thước 30cm x 20cm x 10cm. Tính lực đẩy Ác–si–mét tác dụng lên vật khi thả nó chìm hoàn toàn vào một chất lỏng có trọng lượng riêng 12 000N/m3. b) Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5000N làm toa xe di chuyển một quãng đường 1000m. Tính công của lực kéo của đầu tàu.
Tài liệu đính kèm: