Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Lịch sử và Địa lý Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường TH & THCS Đồng Bài (Có đáp án và thang điểm)

docx 6 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 24/12/2022 Lượt xem 370Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Lịch sử và Địa lý Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường TH & THCS Đồng Bài (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Lịch sử và Địa lý Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường TH & THCS Đồng Bài (Có đáp án và thang điểm)
 UBND HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG TH&THCS ĐỒNG BÀI
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
 NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 6
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)
* Chọn đáp án đứng trước câu trả lời đúng, rồi ghi lại vào tờ giấy thi.
Câu 1. Phạm vi lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.	B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.	D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng
A. sản xuất thủ công nghiệp.	B. nghề nông trồng lúa nước.
 	C. buôn bán qua đường biển.	D. nghề khai thác lâm sản.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp của chính quyền phong kiến phương Bắc khi thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa đối với người Việt?
A. Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài, ở lẫn với người Việt.
B. Tìm cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.
C. Bắt người Việt tuân theo các lễ nghi của Trung Hoa.
D. Dạy chữ Hán để khai hóa văn minh cho người Việt.
Câu 4. Câu truyện truyền thuyết nào dưới đây phản ánh về hoạt động làm thủy lợi, phòng chống thiên tai (bão, lũ) của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Sự tích “Trầu cau”.
B. Truyền thuyết “An Dương Vương xây thành Cổ Loa”.
C. Sự tích “Bánh chưng, bánh giày”.
D. Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”.
Câu 5. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành
A. An Đông đô hộ phủ.	B. An Tây đô hộ phủ.
C. An Nam đô hộ phủ.	D. An Bắc đô hộ phủ.
Câu 6. Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do:
	A. Sức hút của Trái Đất 	B. Sức hút của mặt trăng
	C. Sức hút của mặt trăng và mặt trời 	D. Sức hút của vũ trụ
Câu 7. Những nhân tố nào hình thành lên đất?
	A. Đá mẹ 	B. Khí hậu
	C. Sinh vật 	D. Đá mẹ, sinh vật và khí hậu
Câu 8. Thực vật chịu ảnh hưởng mạnh nhất của yếu tố tự nhiên nào?
	A. Khí hậu 	B. Đất
	C. Mưa 	D. Gió
Câu 9. Sông là dòng chảy thường xuyên và
	A. tương đối ổn định trên bề mặt lục địa 
	B. tương đối ổn định trên bề mặt đại dương
	C. không ổn định trên bề mặt lục địa 
	D. không ổn định trên bề mặt đại dương 
Câu 10. Khu vực xích đạo có thực vật nào?
	A. Rừng thưa 	B. Rừng rậm
	C. Đồng cỏ 	D. Đồng rêu
PHẦN II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm). Hoàn thành bảng thống kê các nội dung dưới đây về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc:
Nước Văn Lang
Nước Âu Lạc
Thời gian ra đời
Đứng đầu nhà nước
Kinh đô
Quốc phòng
Câu 2. (1,0 điểm). Trong các chính sách cai trị về văn hóa của phong kiến phương Bắc ở trên đất nước ta, chính sách nào được cho là thâm độc nhất? Vì sao?
Câu 3. (2,0 điểm). Trình bày sự khác nhau giữa sông và hồ? Vai trò của sông và hồ?
Câu 4. (1,0 điểm). Trên thế giới có các đới thiên nhiên nào? Em hãy trình bày đặcđiểm của đới nóng.
---------------------HẾT---------------------
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ II – 
MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ - LỚP 6
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4,0 điểm)
Mỗi câu đúng 0,4 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ. án
A
B
D
D
C
C
D
A
A
B
PHẦN II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
1
* Nhà nước Văn Lang:
- Thời gian ra đời: thế kỉ VII TCN.
- Đứng đầu nhà nước: Hùng vương (vua Hùng).
- Kinh đô: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ hiện nay).
- Quốc phòng: chưa có quân đội; khi có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.
* Nhà nước Âu Lạc:
- Thời gian ra đời: thế kỉ III TCN.
- Đứng đầu nhà nước: An Dương Vương.
- Kinh đô: Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
- Quốc phòng: có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
2
- Trong các chính sách cai trị về văn hóa của phong kiến phương Bắc ở trên đất nước ta, chính sách thâm độc nhất là chính sách đồng hóa (cho người Hán sang sống chung cùng người Việt, bắt dân ta học tiếng Hán, sống theo phong tục tập quán của người Hán, xóa bỏ phong tục tập quán của người Viết)
- Vì với âm mưu này phong kiến phương Bắc muốn nhân dân ta và thế hệ say này sẽ mất đi phong tục, tập quán văn hóa truyền thống, tiếng nói của người Việt. Từng bước biến người Việt thành người Hán để dễ dàng cai trị.
0,5
0,5
3
* Phân biệt:
- Sông: là dòng chảy thường xuyên và tương đối ổn định trên bề mặt lục địa
- Hồ: là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền 
* Vai trò của sông và hồ:
- Sông: Phát triển giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan du lịch, bồi đắp phù sa cho đồng bằng, phát triển thủy điện
- Hồ: Điều hòa dòng chảy, cung cấp nước tưới tiêu, tạo cảnh quan đẹp để nghỉ ngơi, du lịch
1,0
1,0
4
* Trên thế giới có 3 đới thiên nhiên: Đới nóng, đới ôn hòa,đới lạnh.
* Đặc điểm: Đới nóng trải dài giữa hai chí tuyến thành một vành đai liên tục bao quanh Trái Đất, có nhiệt độ cao. Đới nóng chiếm phần lớn diện tích đất nổi trênTrái Đất; giới động, thực vật ở đây hết sức phong phú và đa dạng.
0,5
0,5
DUYỆT ĐỀ
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thu Hương
TỔ CM
Nguyễn Thanh Hải
NGƯỜI RA ĐỀ
Phạm Thị Mai Phượng

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_lich_su_va_dia_ly_lop_6_nam_h.docx