SỞ GD&ĐT TUYÊN QUANG TRƯỜNG THPT KIM XUYÊN Đề kiểm tra có 03 trang KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Hóa học 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề kiểm tra có 28 câu trắc nghiệm và 04 câu tự luận) Họ, tên Học sinh: Lớp:12CPhòng thi số: Mã đề 014 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S = 32; Cl =35,5; K=39; Fe=56; Ca=40. ĐỀ BÀI I. Phần trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 2: Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước cứng có tính cứng tạm thời? A. HCO3-, Ca2+, Mg2+. B. Cl-, SO42-, HCO3-, Ca2+. C. Ca2+, Mg2+, SO42-. D. Ca2+, Mg2+, Cl-. Câu 3: X là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, rất dẻo, nóng chảy ở nhiệt độ không cao lắm X là A. Fe B. Ca C. Al. D. Na Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh? A. NaCl. B. NaNO3. C. Na2SO4. D. NaOH. Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 12,5. B. 37,5. C. 50. D. 25. Câu 6: Dùng Al dư khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 thành Fe bằng phản ứng nhiệt nhôm. Khối lượng Fe thu được là A. 1,68 gam. B. 2,80 gam. C. 0,84 gam. D. 3,36 gam. Câu 7: Sođa khan (không ngậm nước) là hóa chất quan trọng trong sản xuất thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi. Công thức hóa học của sođa khan là A. Na2SO4. B. NaNO3. C. Na2CO3. D. NaCl. Câu 8: Hai kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Be, Al. B. Sr, K. C. Na, Ba. D. Ca, Ba. Câu 9: Chất rắn X là sản phẩm của phản ứng nhiệt phân CaCO3. Công thức hóa học của X là A. CaC2. B. Ca. C. CaSO4. D. CaO. Câu 10: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là A. R2O. B. R2O3. C. RO2. D. RO. Câu 11: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Ba. B. Cu. C. Na. D. Fe. Câu 12: Ở nhiệt độ thường, kim loại K phản ứng với H2O, thu được dung dịch KOH và chất khí nào sau đây? A. H2. B. O2. C. H2S. D. O3. Câu 13: Kim loại không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là A. Na. B. Ca. C. Be. D. Ba. Câu 14: Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là A. Ca(OH)2. B. NaCl. C. HCl. D. NaHSO4. Câu 15: Phát biểu nào dưới đây đúng? A. Al2O3 là oxit trung tính. B. Al(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính. C. Nhôm là kim loại lưỡng tính. D. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính. Câu 16: Trong phân tử nhôm oxit, tỉ lệ số nguyên tử nhôm và nguyên tử oxi là A. 3 : 2. B. 2 : 3. C. 3 : 1. D. 1 : 3. Câu 17: Cho dãy các chất: NaHCO3, Mg(NO3)2, Na2CO3, CO2, HCl. Số chất tác dụng được với dung dịch Ca(OH)2 là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Câu 18: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là A. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2. B. điện phân CaCl2 nóng chảy. C. điện phân dung dịch CaCl2. D. nhiệt phân CaCl2. Câu 19: Cho bột Al tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lit khí H2 (đktc). Khối lượng bột Al đã tham gia phản ứng là A. 10,4 gam B. 16,2 gam C. 2,7 gam D. 5,4 gam. Câu 20: Để chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp điện hoá. Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hi sinh A. Cu. B. Sn. C. Zn. D. Na. Câu 21: Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch chất nào sau đây có bọt khí thoát ra? A. CaCl2. B. HCl. C. NaNO3. D. KCl. Câu 22: Nung thạch cao sống ở 160°C, thu được thạch cao nung. Công thức của thạch cao nung là A. CaSO4. B. CaSO4. H2O. C. CaO. D. CaSO4.2H2O. Câu 23: Kim loại nào sau đây có thể được điều chế theo phương pháp nhiệt luyện? A. Cu. B. Al. C. Mg. D. Na. Câu 24: Chất nào sau đây tan trong dung dịch KOH? A. CaO. B. Al2O3. C. Mg(OH)2. D. Fe2O3. Câu 25: Phèn nhôm (phèn chua) có công thức hoá học là A. NaAlF6 B. KAl(SO4)2.12H2O C. NH4Al(SO4)2.12H2O D. Al2O3.2SiO2.2H2O Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai? A. Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước. B. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1. C. Al bền trong môi trường nước và không khí là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ. D. Các kim loại: Na, K, Ca đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. Câu 27: Cho các phát biểu sau: (a) Nước cứng làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị. (b) CaCO3 không bị nhiệt phân hủy. (c) Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ. (d) “Giấy bạc” dùng để gói thuốc lá, bánh kẹo...được sản xuất bằng cách dát mỏng kim loại Al. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 28: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch A. KNO3. B. HNO3. C. Na2CO3. D. HCl. II. Phần tự luận (3 điểm) Bài 29 (1 điểm). Viết phương trình hóa học các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa sau: CaCO3 CO2 Ba(HCO3)2 K2CO3 CaCO3 Bài 30 (1 điểm). Hòa tan m gam kim loại K vào nước, thu được 300 ml dung dịch X và 0,336 lít khí (đktc). Thêm 100 ml dung dịch HCl 0,10M vào 150 ml dung dịch X. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn khan Y. a) Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra. Tính m. b) Tính khối lượng của Y. Bài 31 (0,5 điểm). Hỗn hợp X gồm K và Ca có tỉ lệ mol 1:1. Hòa tan một lượng X vào nước được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho 4,48 lít CO2 hấp thụ hết vào dung dịch Y thì thu được m gam kết tủa Z. a) Tính khối lượng của mỗi kim loại trong X. b) Tính m. Bài 32 (0,5 điểm). Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt không nhãn: Na2CO3, CaCO3, Na2SO4 và CaSO4.H2O. Chỉ dùng thêm H2O và dung dịch HCl, trình bày cách nhận biết 4 chất trên.------------------------------------------- ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: