PHÒNG GD – ĐT ĐÔNG ANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MAI LÂM MÔN: CÔNG NGHỆ 8 NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian: 45 phút, không kể thời gian phát đề Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất Câu 1: Đèn huỳnh quang có cấu tạo gồm A. Ống thuỷ tinh, điện cực và chân đèn B. Bóng thuỷ tinh, điện cực và đuôi đèn C. Ống thuỷ tinh, lớp bột huỳnh quang, điện cực và chân đèn D. Lớp bột huỳnh quang, 2 điện cực và chân đèn Câu 2: Lớp bột huỳnh quang có tác dụng A. Phát ra ánh sáng B. Phóng điện giữa hai điện cực C. Tạo ra tia tử ngoại D. Phát ra ánh sáng và đổi màu ánh sáng Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm sau về nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang: “Khi đóng điện, hiện tượng . giữa của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào . phủ bên trong ống phát ra ánh sáng. Màu của ánh sáng phụ thuộc vào.” A. phóng điện, hai điện cực, lớp bột huỳnh quang, chất huỳnh quang B. phóng điện, điện cực, bột huỳnh quang, bột huỳnh quang C. đóng điện, hai điện cực, lớp bột huỳnh quang, lớp bột huỳnh quang D. đóng điện, điện cực, lớp bột huỳnh quang, lớp chất huỳnh quang Câu 4: Đèn ống huỳnh quang có đặc điểm A. Hiệu suất phát quang thấp B. Tuổi thọ thấp hơn đèn sợi đốt nhiều lần C. Có mồi phóng đèn gồm chấn lưu điện cảm và tắc te hoặc chấn lưu điện tử D. Đèn phát sáng liên tục Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm của đèn ống huỳnh quang A. Tuổi thọ cao 8000h B. Hiệu suất phát quang cao, cao gấp 4-5 lần đèn sợi đốt C. Hiện tượng nhấp nháy D. Không có mồi phóng điện Câu 6: A. Chấn lưu mắc nối tiếp với đèn ống huỳnh quang B. Chấn lưu mắc song song với đèn ống huỳnh quang C. Chấn lưu mắc với nguồn điện của đèn ống huỳnh quang D. Chắn lưu mắc với hai đầu dây ra ngoài của bộ đèn ống huỳnh quang Câu 7: A. Tắc te được mắc nối tiếp với đèn ống huỳnh quang B. Tắc te được mắc song song với đèn ống huỳnh quang C. Tắc te được mắc vừa nối tiếp vừa song song với đèn ống huỳnh quang D. Tắc te được mắc nối tiếp với hai đầu dây ra ngoài của bộ đèn ống huỳnh quang Câu 8: Cho biết hiện tượng gì xảy ra ở tắc te khi đóng điện – VD cao_ A. Hiện tượng nhấp nháy trong tắc te B. Hiện tượng phát quang trong tắc te C. Hiện tượng ngừng phóng điện trong tắc te D. Hiện tượng sáng đỏ trong tắc te Câu 9: - A. Bóng đèn có: công suất định mức 220V; điện áp định mức 40W; dung tích ống 1,2m B. Bóng đèn có: điện áp định mức 220V; công suất định mức 40W; dung tích ống 1,2m C. Bóng đèn có: điện áp định mức 220V; công suất 40W; chiều dài ống 1,2m D. Bóng đèn có: điện áp định mức 220V; công suất định mức 40W; chiều dài ống 1,2m Câu 10: Khi sử dụng đèn ống huỳnh quang cần lưu ý A. Sử dụng thấp hơn điện áp định mức B. Tránh bật tắt liên tục nhiều lần C. Khi bật đèn lên rồi cần lau chùi cho sạch để đèn sáng hơn D. Sau khi tắt đèn xong lau chùi cho đèn hết bụi bẩn Câu 11: Khi sử dụng và sửa chữa điện cần phải đảm bảo nguyên tắc gì A. Hiểu về nguyên lý điện B. Hiểu về vận hành của điện C. Nguyên tắc đầu vào đầu ra điện năng D. Nguyên tắc an toàn điện Câu 12: Khi đóng điện, hiện tượng gì xảy ra giữa hai điện cực của đèn ống huỳnh quang A. Mồi phóng B. Phóng điện C. Tích điện D. Phát sáng Câu 13: Đồ dùng điện không được làm việc vượt quá công suất gì A. Công suất nhỏ B. Công suất lớn C. Công suất của đồ dùng điện D. Công suất định mức Câu 14: Ưu điểm nổi bật của đèn huỳnh quang là A. Hiện tượng nhấp nháy B. Tiết kiệm điện C. Phát sáng mạnh D. Không gây nhấp nháy Câu 15: Đâu không phải là đặc điểm của đèn com-pắc huỳnh quang A. Hiệu suất phát quang cao B. Không gây nhấp nháy C. Kích thước gọn nhẹ D. Khó sử dụng Câu 16: Năng lượng đầu ra của đồ dùng loại điện – nhiệt là gì? A. Điện năng B. Dòng điện C. Nhiệt điện D. Thuỷ điện Câu 17: Năng lượng đầu vào của đồ dùng loại điện – nhiệt là gì? A. Điện năng B. Dòng điện C. Nhiệt điện D. Thuỷ điện Câu 18: Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm hoàn thiện nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt: “Dựa vào tác dụng . của dòng điện chạy trong .., biến đổi thành ” A. nhiệt, dây đốt nóng, điện năng, năng lượng nhiệt B. nhiệt độ, dây tóc, điện năng, nhiệt điện C. nhiệt năng, dây đốt nóng, nhiệt điện, điện năng D. nhiệt, dây đốt nóng, điện năng, nhiệt năng Câu 19: Bàn là điện có cấu tạo gồm mấy bộ phận chính A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 20: Dây đốt nóng của bàn là điện có chức năng A. Biến đổi nhiệt năng thành điện năng B. Biến đổi quang năng thành nhiệt năng C. Biến đổi điện năng thành nhiệt năng D. Biến đổi điện năng thành quang năng Câu 21: Rơ- le nhiệt trong bàn là điện là ứng dụng của hiện tượng vật lý nào? A. Giãn nở vì nhiệt B. Giãn nở C. Nhiệt nóng chảy D. Giãn nở hoá Câu 22: Chọn phát biểu sai về lưu ý khi sử dụng bàn là điện A. Sử dụng đúng với điện áp định mức của bàn là B. Khi đóng điện để mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo C. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại vải cần là, tránh làm hỏng vật dụng được là D. Giữ mặt đế bàn là sạch và nhẵn Câu 23: Nồi cơm điện có cấu tạo gồm mấy bộ phận chính: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 24: Trên nồi cơm điện có ghi: 220V – 400W – 0,75L em hãy giải thích ý nghĩa các số liệu kĩ thuật đó A. Điện áp định mức 220V; Công suất định mức 400W; Dung tích soong 0,75L B. Điện áp định mức 20V; Công suất định mức 40W; Dung tích soong 0,75L C. Điện áp định mức 400W; Công suất định mức 220W;Thể tích soong 0,75L D. Điện áp định mức 220V; Công suất định mức 40W; Dung tích soong 0,75L Câu 25: Nguyên lý làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt dựa vào tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng từ C. Tác dụng điện D. Tác dụng sinh lý Câu 26: Tại sao dây đốt nóng lại được làm bằng vật liệu có điện trở suất lớn? A. Vì dây dẫn có điện trở càng lớn thì nhiệt lượng toả ra trên dây giảm B. Vì dây dẫn có điện trở càng lớn thì nhiệt lượng toả ra trên dây càng lớn C. Vì dây dẫn có điện trở lớn thì khả năng chịu nhiệt sẽ cao D. Vì dây dẫn có điện trở lớn thì khả năng cách nhiệt tốt hơn Câu 27: Trên bàn là có ghi 220 – 1000W. Để bàn là hoạt động bình thường thì có điện áp là bao nhiêu? A. 250V B. 110V C. 24V D. 220V Câu 28: Khi nấu cơm cần phải đặt soong vào nồi ngay ngắn, xoay qua xoay lại một chút nhằm: A. Để rơle tiếp xúc đều với đáy nồi, giúp cơm không bị sống. B. Để rơle tiếp xúc với nồi, tạo nhiệt nhiều hơn C. Để độ tiếp xúc của xoong và rơle tốt D. Để rơle tiếp xúc với nồi cơm nhanh chín hơn Câu 29: Khi nồi cơm đang hoạt động, thì người dùng không sử dụng chung ổ cắm với nhiều đồ gia dụng khác, bởi: A. Bởi điện áp có thể tăng– giảm thất thường dẫn đến việc cơm không chín B. Bởi điện áp có thể tăng – giảm thất thường dẫn đến việc cháy thiết bị C. Bởi điện áp có thể giảm thất thường dẫn đến việc cháy thiết bị D. Bởi điện áp có thể tăng thất thường dẫn đến việc cháy thiết bị Câu 30: Phát biểu nào sau đây là sai: A. Không sử dụng bàn là khi tay ướt B. Sau khi sử dụng cần cuộn tròn dây bàn ủi quanh bàn là khi nó còn nóng C. Cẩn thận khi để bàn là hơi nước ngược đầu khi di chuyển, nước nóng có thể chảy ra gây hỏa hoạn D. Khi cho nước vào bàn là hơi nước, nhớ ngắt kết nối điện ra khỏi ổ cắm Câu 31: Khi sử dụng bàn là cần chú ý: A. Đặt dây điện ở vị trí ẩm ướt và đông người qua lại B. Khi sử dung xong, giật dây điện để ngắt điện C. Để mặt phẳng bàn là tiếp xúc với quần áo ủi D. Tuyệt đối không sử dụng bàn là khi dây điện có bất kỳ trầy xước hoặc hư hỏng nào Câu 32: Phát biểu nào sau đây là sai, về lưu ý khi sử dung đồ điện trong gia đình A. Đổ nước vào đám cháy do điện B. Không dùng đồ điện khi tay ướt C. Không để ổ điện trong tầm với của trẻ D. Không sử dụng dây điện, ổ điện kém chất lượng Câu 33: Năng lượng đầu ra của đồ dùng loại điện – cơ là A. Điện năng B. Quang năng C. Nhiệt năng D. Cơ năng Câu 34: Động cơ điện một pha có cấu tạo gồm A. Stato và lõi thép B. Stato (phần đứng yên) và rôto (phần quay) C. Lõi thép và dây quấn D. B. Stato (phần quay) và rôto (phần đứng yên) Câu 35: Quạt điện có cấu tạo gồm những bộ phận chính nào A. Trục động cơ và cánh quát B. Động cơ điện và trục động cơ C. Động cơ điện và cánh quạt D. Vỏ quạt và công tắc quạt Câu 36: Chức năng của máy biến áp là gì? A. Thiết bị điện dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha B. Thiết bị điện dùng để biến đổi của dòng điện xoay chiều một pha C. Thiết bị điện dùng để biến đổi điện áp của dòng điện một chiều D. Thiết bị điện dùng để đổi chiều dòng điện Câu 37: Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn 220V – 20W trong một tháng (30 ngày), mỗi ngày bật đèn 6 giờ. A. A = 3600 (Wh) B. A = 1200 (kWh) C. A = 3600 (kWh) D. A = 12000 (Wh) Câu 38: Tính điện năng tiêu thụ của 3 bóng đền 220V – 25W trong một tháng (30 ngày), mỗi ngày bật đèn 4 giờ. A. 9000 (kWh) B. 9800 (kWh) C. 900 (Wh) D. 9000 (Wh) Câu 39: Để giảm bớt điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm cần lưu ý A. Sử dụng một số đồ dùng điện không cần thiết B. Nên sử dụng đồ dùng điện vào giờ cao điểm C. Khi nào cũng nên sử dụng đồ dùng điện để giảm điện năng D. Hình thành thói quen sử dụng đồ dùng điện hợp lý Câu 40: Năng lượng của dòng điện được gọi là A. Dòng điện B. Nhiệt điện C. Cơ điện D. Điện năng -----------HẾT---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN 1 – C 2 – D 3 – A 4 – C 5 – D 6 – A 7 – B 8 – D 9 – D 10 – B 11 – D 12 – B 13 – D 14 – B 15 – D 16 – C 17 – A 18 – D 19 – B 20 – C 21 – A 22 – B 23 – C 24 – A 25 – A 26 – B 27 – D 28 – A 29 – B 30 – B 31 – D 32– A 33 – D 34 – B 35 – C 36 – A 37 – A 38 – D 39 – D 40 – D MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN CÔNG NGHỆ 8 Cấp độ Nội dung Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng điểm từng nội dung Đèn huỳnh quang Câu 1, 4 0,5đ Câu 2, 3, 13, 14, 15, 40 1,5đ Câu 5, 10, 11 0,75đ Câu 6, 7, 8, 9,12 1,25đ 16 câu 4đ Bàn là điện Câu 16,17,19 0,75đ Câu 18, 20 0,5đ Câu 22, 31 0,5đ Câu 21, 30 0,5đ 9 câu 2,25đ Nồi cơm điện Câu 23 0,25đ Câu 32 0,25đ Câu 25, 27, 28 0,75đ Câu 24, 26, 28 0,75đ 8 câu 2đ Đồ dùng loại điện – cơ Quạt điện Câu 34, 35 0,5đ Câu 33 0,25đ 3 câu 0,75đ Máy biến áp một pha Câu 36 0,25đ 1 câu 0,25đ Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng Câu 39 0,25đ Câu 37, 38 0,5đ 3 câu 0,75đ Tổng điểm từng cấp độ 8 câu 2đ 11 câu 2,75đ 9 câu 2,25đ 12 câu 3đ 40 câu 10đ
Tài liệu đính kèm: