Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

docx 10 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
. Ma trận đề kiểm tra giữa học kì I môn toán lớp 4 B. Năm học 2018-2019
Stt
Mạch kiến thức, kĩ năng
Câu/ điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Số học:
- Đọc , viết , so sánh số tự nhiên ; hàng và lớp .
- Đặt tình và thực hiện phép cộng , phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp . 
Số câu
2
1
1
2
2
Câu số
1,2
7
10
Số điểm
2
1
1
2
2
2
Yếu tố đại lượng: Chuyển đổi số đo thời gian đã học ; chuyển đổi thực hiện phép tính với số đo khối lượng .
- Giải bài toán tìm số trung bình cộng , tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Số câu
1
2
3
Câu số
3
4,5
Số điểm
1
2
3
3
Yếu tố hình học: Nhận biết góc vuông , góc nhọn , góc tù , hai đường thẳng song song , vuông góc , tính chu vi , diện tích hình chữ nhật , hình vuông 
Số câu
1
1
1
1
2
Câu số
6
8
9
Số điểm
1
1
1
1
2
Tổng số câu
3
2
1
1
1
2
6
4
Tổng số điểm
3
2
1
1
1
2
6
4
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I 
MÔN:TOÁN
 LỚP: 4/B
 NĂM HỌC: 2018-2019
___________________________________________
ĐỀ BÀI
PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Số 45 317 đọc là: M1
A. Bốn mươi năm nghìn ba trăm mười bảy
B. Bốn lăm nghìn ba trăm mười bảy
C. Bốn mươi lăm nghìn ba trăm mười bảy
D. Bốn mươi năm nghìn ba trăm bảy mươi bảy
Câu 2: Số: Hai mươi ba triệu chín trăm mười; được viết là: M1
A. 23 910	B. 23 000 910 C. 230 910 000 	D. 230 910 010
Câu 3: Tổng hai số là 45 và hiệu hai số đó là 9 thì số lớn là: M1
A. 34 B. 54 C. 27 D. 36
Câu 4: 6 tạ + 2 tạ 8kg=kg M2
88 B. 808 C. 880 D. 8080
Câu 5: Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long vào năm 1010, năm đó thuộc thế kỉ mấy? M2
 	A. Thế kỉ IX B. Thế kỉ X C. Thế kỉ XI D. Thế kỉ XII
Câu 6: Hình bên có .. M3 
Một góc bẹt, một góc tù, năm góc vuông và một góc nhọn 
Một góc bẹt, một góc tù, bốn góc vuông và hai góc nhọn 
Một góc bẹt, năm góc vuông và hai góc nhọn 
Một góc bẹt, một góc tù, năm góc vuông và hai góc nhọn 
Câu 7: Đặt tính rồi tính: M2
 a) 137 052 + 28 456 	 b/ 596 178 - 344 695 
Câu 8: Một mảnh đất hình vuông có cạnh là 108 mét. Tính chu vi của mảnh đất đó. M3
Câu 9: Sân trường hình chữ nhật có nửa chu vi là 26 mét. Chiều rộng kém chiều dài 8 mét. Tính diện tích của sân trường hình chữ nhật đó. M4
Câu 10: Trung bình cộng của hai số tự nhiên là 123, biết số bé bằng 24. Tìm số lớn. M4
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1-6: Mỗi câu đúng được 1 điểm:
CÂU
1
2
3
4
5
6
 C
A
C
B
C
D
Câu 7: Mỗi phép tính đúng được 0,5 điểm:
+
-
 137 052 596 178 	 
 28 456 344 695 
 165 508 251 483 
Câu 8: Chu vi của mảnh đất hình vuông là:
	 108 x 4 = 432( m)
 Đáp số: 432 mét
Câu 9: Chiều dài của sân trường hình chừ nhật là:
 (26+8):2=17(m)
 Chiều rộng của sân trường hình chừ nhật là:
 17-8=9(m)
 Hoặc HS có thể làm:
 + (26-8):2=9(m)
 + 26-17=9(m)
 Diện tích của sân trường hình chừ nhật là:
 17x9=153(m2)
 Đáp số: 153 m2
Câu 10: Tổng của hai số là: 
 123x2=246
 Số lớn là: 
 (246+24):2=135
 Đáp số: Só lớn: 135
Mạch kiến thức,
kĩ năng
Số câu và số điểm 
Mức 1 
Mức 2
Mức 3
Mức 4 
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1.. Kiến thức tiếng Việt 
(LTVC)
Số câu
1
1
1
1
2
2
Số điểm
0,5
1
0,5
1
1
2
2. Đọc
a) Đọc thành tiếng 
Số câu
1
1
Số điểm
3
3
b) Đọc hiểu
Số câu
2
1
1
1
1
4
2
Số điểm
1
0,5
1
0,5
1
2
2
3. Viết
a) Chính tả
Số câu
1
1
Số điểm
4
4
b)Đoạn, bài
(Tập làm văn)
Số câu
1
1
Số điểm
6
6
Tổng 
Số câu
2
1
2
3
2
1
2
6
7
Số điểm
1
4
1
5
1
1
7
3
17
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I 
MÔN:Tiếng Việt
 LỚP: 4/B
 NĂM HỌC: 2018-2019
___________________________________________
ĐỀ BÀI
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng – Thời gian: 40 phút (M2) - (3 điểm)
 - Học sinh bốc thăm, đọc và trả lời một câu hỏi trong các bài tập đọc sau:
	1/ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (TV4 tập 1 trang 4 và 15)
2/ Thư thăm bạn ( TV 4 tập 1 trang 25)
	3/ Người ăn xin ( TV 4 tập 1 trang 31)
	4/ Một người chính trực ( TV 4 tập 1 trang 36)
	5/ Những hạt thóc giống ( TV 4 tập 1 trang 46)
	6/ Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca ( TV 4 tập 1 trang 55)
	7/ Chị em tôi ( TV 4 tập 1 trang 59)
	8/ Trung thu độc lập ( TV 4 tập 1 trang 66)
	9/ Ở Vương quốc tương lai ( TV 4 tập 1 trang 70)
	10/ Đôi giày ba ta màu xanh ( TV 4 tập 1 trang 81)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt- Thời gian: 40 phút ( 7 điểm)
Đọc thầm bài: “ Trung thu độc lập ” – Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1 trang 66 trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau:
Câu 1: Trăng Trung thu độc lập có gì đẹp? (M1) (0,5đ)
	 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất.
Trăng cùng anh man mác nghĩ tới Trung thu và nghĩ tới các em.
Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập, yêu quý.
Trăng sáng mùa thu vằng vặc, chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng
 Trăng sáng và bầu trời có nhiều khói bụi của các nhà máy hiện đại.
Câu 2: Anh chiến sĩ đứng gác ở trại, nơi đó thuộc vùng nào của đất nước ta?(M1) (0,5đ)
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất.
Vùng núi đồi.
Vùng đồng bằng.
Vùng biển đảo.
Vùng sa mạc.
Câu 3: Anh chiến sĩ mong ước mai đây, những tết Trung thu của các em như thế nào? (M2) (0,5đ)
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất.
Tết Trung thu của các em sẽ có trăng sáng hơn
Tết Trung thu của các em sẽ có cờ đỏ sao vàng bay phất phới.
Tết Trung thu của các em sẽ có trăng rải trên đồng lúa.
Tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em
Câu 4: Anh chiến sĩ tưởng tượng mươi mười lăm năm nữa, đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? (M2) (1đ)
Câu 5: Cuộc sống của các em hiện nay như thế nào so với mơ ước của anh chiến sĩ năm xưa?
	Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất.
Cuộc sống hiện nay hiện đại, đã có nhiều thứ giống như mong ước của anh chiến sĩ.
Cuộc sống hiện nay chưa có đủ những thứ anh chiến sĩ đã mong ước năm xưa.
Cuộc sống hiện nay rất hiện đại, các em có thể bay lên mặt trăng bất cứ lúc nào.
Cuộc sống hiện nay chưa hiện đại, các em chưa được tổ chức một tết Trung thu nào.
Câu 6: Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?( M3) (1đ)
Câu 7: Từ “ Trung thu” có mấy tiếng, nó là từ ghép hay từ láy? (M2) (0,5đ)
	Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất.
Từ “ Trung thu” có 8 tiếng , nó là từ láy.
Từ “ Trung thu” có 2 tiếng , nó là từ láy.
Từ “ Trung thu” có 2 tiếng , nó là từ ghép.
Từ “ Trung thu” có 8 tiếng , nó là từ ghép.
Câu 8: Tìm từ láy trong câu văn sau:
	Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới Trung thu và nghĩ tới các em.
 Câu 9: “ Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.”
 Danh từ riêng trong câu văn trên đây là: (M3) (0,5đ)
	Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất.
trăng.
các em.
nước
Việt Nam.
Câu 10: Viết một câu văn nói về một người bạn trung thực, trong đó có sử dụng một danh từ riêng và một từ láy.(M4) (1đ)
B. KIỂM TRA VIẾT: Thời gian 60 phút (10 điểm)
I. Chính tả: Thời gian 20 phút (M2) - (4 điểm)
- GV đọc cho học sinh viết bài “ Trung thu độc lập” ( đoạn từ Ngày mai, các em có quyền . đến nông trường to lớn, vui tươi.) 
 II. Tập làm văn: Thời gian 40 phút (M4) - (6 điểm) 
 Đề bài: Viết một bức thư hỏi thăm một người bạn ở xa và báo cho bạn biết tình hình sức khỏe, học tập của em và lớp em.
HƯỚNG DẪN CHO DIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4/B
KIỂM TRA GHKI – NĂM HỌC 2018 – 2019
I. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm
	- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm 
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm 
2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)
Đọc thầm bài: “ Trung thu độc lập ” – Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1 trang 66 trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau:
Câu 1: Trăng Trung thu độc lập có gì đẹp? (M1) (0,5đ)
C. Trăng sáng mùa thu vằng vặc, chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng
Câu 2: Anh chiến sĩ đứng gác ở trại, nơi đó thuộc vùng nào của đất nước ta?(M1) (0,5đ)
Vùng núi đồi.
Câu 3: Anh chiến sĩ mong ước mai đây, những tết Trung thu của các em như thế nào? (M2) (0,5đ)
D. Tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em
Câu 4: Anh chiến sĩ tưởng tượng mươi mười lăm năm nữa, đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? (M2) (1đ)
Cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước dổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Có những ống khói nhà máy chi chit, cao thẳm, rải trên những đồng lúa bát ngát vàng thơn, cùng với nông trường to lớn tươi vui. ( hoặc học sinh chỉ cần trả lời: đất nước sẽ có nhiều nhà máy phát điện , nhiều tàu biển , nhiều nhà máy sản xuất hiện đại, nhiều nông trường trồng trọt lớn)
Câu 5: Cuộc sống của các em hiện nay như thế nào so với mơ ước của anh chiến sĩ năm xưa?
Cuộc sống hiện nay hiện đại, đã có nhiều thứ giống như mong ước của anh chiến sĩ.
Câu 6: Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?( M3) (1đ)
Học sinh nêu theo suy nghĩ của mình theo hướng đất nước phát triển ngày càng hiện đại, cuộc sống tiện nghi, hòa bình, đoàn kết
Câu 7: Từ “ Trung thu” có mấy tiếng, nó là từ ghép hay từ láy? (M2) (0,5đ)
C. Từ “ Trung thu” có 2 tiếng , nó là từ ghép.
Câu 8: Tìm từ láy trong câu văn sau:
	Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới Trung thu và nghĩ tới các em.
Học sinh tìm được từ : man mác
 Câu 9: “ Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.”
 Danh từ riêng trong câu văn trên đây là: (M3) (0,5đ)
D. Việt Nam.
Câu 10: Viết một câu văn nói về một người bạn trung thực, trong đó có sử dụng một danh từ riêng và một từ láy.(M4) (1đ)
 Ví dụ: Mạnh là một người bạn rất hiền lành và thật thà.
	- Danh từ riêng là : Mạnh
- Từ láy là : thật thà
Giáo viên ra đề
Tổ khối duyệt Chuyên môn duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_toan_tieng_viet_lop_4_nam_hoc.docx